Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Tình đời nghĩa đạo
07:19 | 13/03/2023 GMT+7

Chút tâm tình của những người thoát nghèo ở Quế Phong

aa
“Nhà ta nghèo mấy đời nay rồi, đến ta, 70 tuổi mới thoát được nghèo. Mà thoát hẳn luôn, không còn cận nghèo chi nữa cả. Nhiều nhà còn nghèo hơn, ta ôm lấy cái hộ nghèo mãi sao được”, ông Sầm Văn Phương ở huyện Quế Phong (Nghệ An) cười rõ tươi, ánh mắt rực sáng khi nói về việc tự nguyện xin ra khỏi diện hộ nghèo.
Năm 2022, Quảng Nam phân bổ hơn 375 tỷ cho 6 huyện nghèo và có gần 4.000 hộ thoát nghèo Năm 2022, Quảng Nam phân bổ hơn 375 tỷ cho 6 huyện nghèo và có gần 4.000 hộ thoát nghèo
Thêm những mô hình sinh kế giúp bà con Vân Kiều thoát nghèo Thêm những mô hình sinh kế giúp bà con Vân Kiều thoát nghèo
Chút tâm tình của những người thoát nghèo
Cụ Lô Văn Luận (bản Chiếng, xã Hạnh Dịch): “Mang danh hộ nghèo mãi rầy (xấu hổ) lắm”

“Mang danh hộ nghèo rầy lắm”

Tôi háo hức đi Quế Phong bởi không thể chần chừ trước những câu chuyện hết sức cảm động của 34 hộ dân đã nỗ lực vươn lên thoát nghèo. Mỗi nhà một hoàn cảnh, có nhà nghèo truyền kiếp đến mấy đời nay, lại có nhà do bạo bệnh mà khuynh gia bại sản…Điểm chung nhất của họ là từng ngày vươn lên, thoát cái “danh nghèo”, để nhường cho những gia đình còn nghèo hơn mình có cơ hội được hỗ trợ, cũng để mà vươn lên.

Câu chuyện của cụ Lô Văn Luận ở bản Chiếng, xã Hạnh Dịch đã làm tôi xúc động đến rơi nước mắt. Không phải vì thương cụ nghèo, cũng chẳng phải ngưỡng mộ cụ đã vươn lên thoát nghèo, mà cảm động trước đức hi sinh cao cả của một người chồng, người cha.

Hơn 70 tuổi rồi, nhưng cụ Luận còn tinh anh lắm. Cụ chậm rãi: Trước, nhà tôi thuộc loại khá giả của xã này; có 18 con bò, 7 con trâu và ruộng thì nhiều lắm, mỗi mùa thu hoạch chừng 3 tấn lúa, cuộc sống luôn dư giả. Năm 2017, bà nhà tôi đổ bệnh. Đi khám thì họ kết luận bị ung thư. Bấy giờ mấy đứa con còn đi học đại học, nhất là thằng út vừa mới nhập trường. Nó đòi bỏ học để về chăm mẹ, giúp đỡ bố. Tôi tuyệt đối không đồng ý. Con phải có cái chữ, phải có kiến thức thì mới có tương lai.

Cứ mỗi tháng, vợ chồng tôi lại dắt díu nhau 20 ngày đi viện. Đã thế còn phải chu cấp tiền ăn học cho con. Công việc đồng áng, chăn nuôi phải gác lại. Đúng là miệng ăn núi lở, lúa cạn dần, trâu bò cũng phải bán hết. Vợ tôi qua đời cũng là lúc nhà tôi trắng tay. Thế là trở nên nghèo đói. “Nhưng mà cứ mang danh hộ nghèo mãi, rầy (xấu hổ) lắm” – cụ Luận, nói. Công cuộc “khởi nghiệp” lại bắt đầu với cụ, dẫu không thể có quy mô như xưa. Rồi con cái cũng học xong, đứa nào cũng có việc làm, lương tương đối được.

Cụ Luận nói trong niềm hân hoan: “Tôi thấy mình đã không còn nghèo nữa, thế là viết đơn tự nguyện xin ra khỏi diện hộ nghèo. Mình thoát nghèo thì có thêm gia đình khác được hỗ trợ, rồi họ lại thoát nghèo như tôi…”.

Chút tâm tình của những người thoát nghèo
Vợ chồng cụ Sầm Văn Phương (bản Hiệp Phong, xã Thông Thụ): “Chúng tôi xin ra hẳn diện hộ nghèo luôn, không có cận nghèo chi nữa cả”

Ngược về xã biên giới Thông Thụ, tìm nhà cụ Sầm Văn Phương ở bản Hiệp Phong. Ngỡ ngàng trước một ông cụ râu tóc bạc phơ, tôi thốt lên: Đẹp như một ông tiên!

Cụ bà Phan Thị Minh, cười đùa: Đẹp thì như tiên, mỗi tội rất nghèo. Cụ ông cự cãi: Nay đã hết nghèo rồi mà. Rồi cả hai ông bà cười vang, không ai còn tin họ đã từng là người nghèo. Bây giờ thì tôi mới hiểu câu nói vui nhưng rất thật của người dẫn đường, rằng “ông bà ấy già rồi nhưng quấn nhau như đôi cù cu (bồ câu)”. Trong câu chuyện của ông bà, mới hay họ yêu nhau đến mức không chỉ vượt trăm suối nghìn khe mà vượt qua cả sự ngăn cản của gia đình. Ông là bộ đội, đóng quân ở thành phố Vinh, gần nhà bà. Hai người phải lòng nhau, bà chấp nhận bỏ thành phố để theo ông về bản làng hẻo lánh và nghèo khổ này từ năm 1982.

- Ông bà làm gì để thoát nghèo, tôi hỏi?

Ông thành thật: Nhà ta được Nhà nước hỗ trợ một con bò. Rồi gom góp để có thêm trâu, một con trâu nó đẻ ra một con nghé... Từ ngày làm lúa nước thì gạo đủ ăn, rau cỏ có trong vườn. Dần dần cuộc sống đỡ lên, nay thì thoát được cái nghèo rồi.

Đoạn ông hóm hỉnh nói về việc bán trâu bò mà không ai nhịn được cười: Bây giờ có chủ trương không được thả rông trâu, bò nên ta phải bán đi, gửi ngân hàng nó nuôi cho, đến tháng nó đẻ tiền để sinh sống. “Đấy, mình có tiền gửi ngân hàng rồi, tại sao phải cứ là hộ nghèo, trong lúc nhiều nhà còn nghèo lắm. Cho nên, xã có cho chế độ hộ cận nghèo, vợ chồng ta cũng không nhận nữa. Nhà ta thống nhất là thoát hẳn nghèo luôn, không có cận nghèo chi nữa cả”- cụ Phương dứt lời, chúng tôi không ai bảo ai, cùng vỗ tay tán thưởng.

Chút tâm tình của những người thoát nghèo
Chị Sầm Thị Lan (bản Hiệp Phong, xã Thông Thụ) nói về nỗ lực thoát nghèo của gia đình mình

“Vui vì con biết làm ăn, chia sẻ”

Cách nhà “ông tiên” không xa là nhà chị Sầm Thị Lan và anh Vi Văn Hào. Anh Hào đi làn thợ mộc ở tận huyện Diễn Châu, nhà chỉ có chị Lan và mẹ chồng là cụ Cầm Thị Ổm. Ai cũng khen chị Lan là người con dâu hiếu thảo. Và trong câu chuyện của hai mẹ con, tôi cảm nhận được niềm hạnh phúc của bà mẹ chồng đã gần 80 tuổi. Cụ nói, thương con Lan lắm, vì về làm dâu của cụ trong hoàn cảnh túng thiếu quanh năm, cả nhà ở chung một cái chòi, gió lùa tứ phía. Thế mà nó không chê, làm lụng cả ngày chẳng kêu ca nửa tiếng.

Chị Lan nhỏ nhẹ nói về nỗ lực của hai vợ chồng. Ban đầu được giao đất rừng mình cũng không biết làm gì ngoài việc chờ tiền công bảo vệ. Rảnh rang thì ai thuê gì làm nấy, làm mãi, làm mãi mà vẫn không ngóc đầu lên được. Thế rồi được hướng dẫn, được vay vốn, hai vợ chồng bắt đầu trồng keo, trồng dần, trồng dần, bây giờ nhà em có đến 10 ha keo. Bán được keo, dành một phần tiền để trồng 3 ha quế, dù đang nhỏ nhưng mỗi lần tỉa cành cũng đã có thu nhập. Một phần tiền nữa thì đem đi mua trâu, rồi nó đẻ ra nghé, giờ tổng đàn là 5 con. Năm ngoái, vợ chồng em bàn với nhau xin ra khỏi diện hộ nghèo, vì mình đã thoát nghèo. “Mình được hỗ trợ nhiều rồi, đỡ nghèo rồi thì nên dành cho người khác còn nghèo hơn mình chứ” – chị Lan tâm tình.

Nhìn con dâu rất âu yếm, cụ Ổm chỉ vào trong nhà: “Ta vui lắm, các con được huyện tặng giấy khen, thưởng 500 nghìn đồng, được nhà báo về viết bài. Nhưng vui hơn là chúng nó biết thương yêu, bảo bản nhau, nhất là đã biết cách làm ăn, chia sẻ với người khác…”.

Chút tâm tình của những người thoát nghèo
Ông Lương Văn Trường ở bản Cọ Muồng, xã Châu Kim khoe rằng, sang năm sẽ làm lại nhà mới

Riêng ông Lương Văn Trường ở bản Cọ Muồng, xã Châu Kim, thì tình cảnh rất éo le. Ba lần sinh nở không thành, ông bà trở nên chán nản, bi quan; việc làm ăn cũng vì thế là bê trễ, thế là nghèo triền miên. Rồi cao xanh cũng đoái thương hai người, ba lần sau, ông bà sinh được hai gái, một trai.

Có con, ông bà nỗ lực lam lũ, để trước nhất là nuôi con và nữa là cố gắng thoát nghèo. Ông kể, cứ dư ra được đồng nào là đi mua gà về nuôi. Bán được nhiều gà thì mua lợn; bán được lợn thì mua bò; bán được bò lại đi mua trâu…Rảnh rỗi, ông lại miệt mài đào ao để thả cá…Đến nay, nhà ông có đến 5 con trâu, 2 con bò, 2 ao cá và một rừng keo.

Ông cười, khoe: “Năm nay sẽ có thêm mấy con trâu, bò nữa, nó đang chửa đấy”. Đoạn ông vỗ vào mấy cây cột nhà mà rằng, ta trải qua ba bận làm nhà mới có nhà để ở, vất vả lắm. Nay thoát được cái nghèo rồi thì mình xin ra thôi. Đấy, mấy nhà như ông Chung, bà Miện, cháu Tuyến…còn nghèo hơn ta ngày trước nhiều, phải để phần cho họ với chứ. Và ông vui lắm khi kể về đứa con trai út, dù bị tàn tật nhưng cháu vẫn cố gắng đi làm công nhân tận trong miền Nam, thỉnh thoảng có gửi cho ông đôi đồng.

“Nó gửi thì ta cất giữ cho nó thôi, tiêu tiền của con làm gì. Hôm trước ở lễ tuyên dương, ta khoe với cả huyện là sang năm sẽ dựng lại nhà mới, để thằng con nó cưới vợ cho đàng hoàng” – ông Trường tâm sự thật lòng.

Chia tay ông Trường, tôi không dám hứa, sang năm lên uống rượu nhà mới với ông, mà mong và tin rằng, lễ tuyên dương năm tới của huyện Quế Phong, sẽ có gấp nhiều lần số hộ tự nguyện thoát nghèo!

Gia Lai có hơn 7.100 hộ vươn lên thoát nghèo trong năm 2022 Gia Lai có hơn 7.100 hộ vươn lên thoát nghèo trong năm 2022
Năm 2022, toàn tỉnh Gia Lai có 7.138 hộ vươn lên thoát nghèo, đó là nhờ các chính sách, chương trình giảm nghèo được các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm thực hiện, sự đồng thuận, hưởng ứng của các hội, đoàn thể, sự đồng hành của các doanh nghiệp và toàn xã hội.
Khởi công xây 2 phòng học, 2 ngôi nhà hạnh phúc cho người nghèo huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An) Khởi công xây 2 phòng học, 2 ngôi nhà hạnh phúc cho người nghèo huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An)
Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Nghệ An phối hợp tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình 2 phòng học điểm trường bản Quyn (Trường Tiểu học Quang Phong 2) tại xã Quang Phong và 2 Ngôi nhà hạnh phúc tại xã Châu Thôn, huyện Quế Phong với tổng giá trị gần 800 triệu đồng.
Theo baodantoc.vn
Nguồn:

Tin bài liên quan

Khánh thành tượng đài V.I.Lê-Nin tại Nghệ An: Thêm một biểu tượng của tình hữu nghị Việt - Nga

Khánh thành tượng đài V.I.Lê-Nin tại Nghệ An: Thêm một biểu tượng của tình hữu nghị Việt - Nga

Sáng 16/4, UBND tỉnh Nghệ An và chính quyền tỉnh Ulyanovsk (Nga) tổ chức lễ khánh thành tượng đài V.I.Lê-Nin trong dịp lễ kỷ niệm 154 năm ngày sinh của ông (22/4/1870-22/4/2024).
Nghệ An: Hỗ trợ khoan giếng và xây dựng Mô hình “Ký túc xá vùng biên” cho xã biên giới ở huyện Tương Dương

Nghệ An: Hỗ trợ khoan giếng và xây dựng Mô hình “Ký túc xá vùng biên” cho xã biên giới ở huyện Tương Dương

Mới đây, Đồn Biên phòng Tam Quang (BĐBP Nghệ An), UBND xã Tam Quang (huyện Tương Dương) phối hợp với các nhà hảo tâm tổ chức Lễ khởi công khoan giếng, sửa chữa, xây dựng Mô hình “Ký túc xá vùng biên” cho các trường học, các em học sinh THCS của hai bản Tân Hương, Tùng Hương với số tiền gần 250 triệu đồng.
Cả nước còn hơn 1,58 triệu hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều

Cả nước còn hơn 1,58 triệu hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều

Theo công bố mới nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cả nước còn hơn 1,58 triệu hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều, tỷ lệ nghèo đa chiều chung toàn quốc năm 2023 là 5,71%. Đây là cơ sở để các bộ ngành địa phương căn cứ thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, các chính sách kinh tế-xã hội khác.

Các tin bài khác

166 trẻ em khó khăn vùng ven biển được hỗ trợ qua dự án “Thả lưới ước mơ”

166 trẻ em khó khăn vùng ven biển được hỗ trợ qua dự án “Thả lưới ước mơ”

Sáng 16/4, Lễ ký kết thỏa thuận dự án "Thả lưới ước mơ" được diễn ra tại Hà Nội. Dự án do Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (BTTEVN) hợp tác cùng Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam nhằm hỗ trợ cho trẻ em khó khăn là con ngư dân bám biển.
Tăng cường hợp tác Phật giáo giữa Việt Nam và Sri Lanka

Tăng cường hợp tác Phật giáo giữa Việt Nam và Sri Lanka

Sáng 15/4, tại chùa Quán Sứ đã diễn ra lễ ký kết bản ghi nhớ giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) và Hội đồng Tăng-già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka. Buổi ký kết đặt dưới sự chứng kiến của Ngài Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa XHCN Dân chủ Sri Lanka A.Saj U.Mendis.
Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

Chiều 15/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo quốc tế công bố Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
HPA dành hơn 3 tỷ đồng phòng chống sốt rét cho người dân ở 3 xã miền núi của Quảng Trị

HPA dành hơn 3 tỷ đồng phòng chống sốt rét cho người dân ở 3 xã miền núi của Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Quyết định số 848/QĐ-UBND ngày 12/4/2024 phê duyệt văn kiện dự án “Phòng chống sốt rét cho dân di biến động giai đoạn 2024 - 2026” dành cho các xã: Xy, A Dơi, Thuận thuộc huyện Hướng Hóa do Tổ chức Health Poverty Action (HPA) tài trợ với số tiền hơn 3 tỷ đồng.

Đọc nhiều

Children of Vietnam cam kết hỗ trợ cho tỉnh Quảng Trị hơn 19 tỉ đồng

Children of Vietnam cam kết hỗ trợ cho tỉnh Quảng Trị hơn 19 tỉ đồng

Mới đây, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị tỉnh Quảng Trị và Tổ chức Children of Vietnam ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác giữa giai đoạn 2024-2028 với 5 chương trình chính ...
Dịch giả Vũ Ngọc Cân - người góp nhịp cầu kết nối văn hóa Việt Nam - Hungary

Dịch giả Vũ Ngọc Cân - người góp nhịp cầu kết nối văn hóa Việt Nam - Hungary

Hơn 40 năm qua, PGS.TS, dịch giả Vũ Ngọc Cân (bút danh Vũ Thanh Xuân) đã nỗ lực không ngừng trong việc giới thiệu văn hóa, văn học Hungary đến độc giả Việt và giới ...
Tình hình cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 và hàm ý đối với đối ngoại nhân dân

Tình hình cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 và hàm ý đối với đối ngoại nhân dân

Ngày 16/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức tọa đàm “Tình hình cuộc bầu cử ở Mỹ năm 2024”.
Diễn đàn phụ nữ Việt Nam tại Châu Âu kí kết hợp tác Hiệp hội nữ doanh nhân TP Hà Nội

Diễn đàn phụ nữ Việt Nam tại Châu Âu kí kết hợp tác Hiệp hội nữ doanh nhân TP Hà Nội

Ngày 18/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ kí kết hợp tác giữa Diễn đàn phụ nữ Việt Nam tại Châu Âu với Hiệp hội nữ doanh nhân TP Hà Nội.
Giới thiệu 100 bức ảnh nghệ thuật “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào

Giới thiệu 100 bức ảnh nghệ thuật “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào

Vừa qua, hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với trung tâm văn hóa Việt Nam tại Lào tổ chức triển lãm giới thiệu 100 bức ảnh nghệ thuật về đề tài biển đảo với tên gọi “Tổ quốc bên bờ sóng”.
Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân, ngày 18/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức cấp nước ngọt miễn phí cho người dân vùng hạn hán trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Tuyên truyền biển, đảo năm tới người dân thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà

Tuyên truyền biển, đảo năm tới người dân thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà

Sáng 16/4, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân phối hợp với Thị ủy Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo cho hơn 500 đồng chí là cán bộ chủ chốt Thị ủy, các đồng chí nguyên lãnh đạo thị xã qua các thời kỳ và cán bộ các xã, phường.
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
vung 3 hai quan thuc hien cuu nan tau ca tai quang ngai
Xin chờ trong giây lát...
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Đối ngoại nhân dân: Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
Clip học sinh Vương quốc Anh học chúc Tết Việt
Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Hầu hết các khu vực trên cả nước đón ngày nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch - 18/4 dương lịch) trong thời tiết nắng nóng, nhiều nơi xuất hiện nắng nóng gay gắt. Thời điểm chiều tối và đêm khả năng mưa rào và dông vài nơi
Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo tuyển sinh đi học tại Kazakhstan diện Hiệp định năm 2024. Theo đó, Chính phủ Kazakhstan cấp 3 học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại quốc gia này theo trình độ đại học.
Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Chương trình học bổng của chính phủ Ấn Độ; cơ hội việc làm; những lưu ý khi du học Ấn Độ... là những thông tin được cung cấp tại tọa đàm “Tăng cường giao lưu nhân dân-kết nối giáo dục, đào tạo Việt Nam-Ấn Độ” diễn ra vào ngày 10/4 tại Hà Nội.
Sử dụng thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế

Sử dụng thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế

Việc thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế sẽ giúp người dân tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí, giảm nhiều khâu thủ tục.
OS phẫu thuật nhân đạo cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch tại Hà Nội tháng 3

OS phẫu thuật nhân đạo cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch tại Hà Nội tháng 3

Với mong muốn đem lại nhiều nụ cười mới cho trẻ em trên toàn quốc, từ ngày 11-15/3/2024, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba, số 37 Hai Bà Trưng, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, tổ chức Operation Smile Việt Nam (OS) sẽ tổ chức chương trình Phẫu thuật nhân đạo dành cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch.
Người nước ngoài đăng ký tài khoản định danh điện tử thế nào?

Người nước ngoài đăng ký tài khoản định danh điện tử thế nào?

Tại dự thảo Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử, Bộ Công an đã đề xuất quy định về trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với người nước ngoài.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động