Chương trình “Đồng hành cùng ký túc xá biên cương” giúp học sinh dân tộc Đan Lai vững bước tới trường
Trường THCS Môn Sơn đóng tại xã biên giới Môn Sơn, huyện Con Cuông, Nghệ An. Phần lớn học sinh của trường là người Thái, sinh sống ở các bản lân cận và giao thông đến trường cơ bản thuận lợi. Tuy nhiên, trường có hơn 70 em người Đan Lai – là 1 trong 11 dân tộc thiểu số rất ít người của cả nước, chỉ phân bố tại Nghệ An). Gia đình các em ở bản Búng và bản Cò Phạt - nằm sâu trong vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát. Khi học tiểu học, các em có điểm trường lẻ trong bản, nhưng lên THCS thì phải ra trung tâm xã với quãng đường 15 - 20km đường đèo dốc hiểm trở hoặc ngồi thuyền vượt sông Giăng.
Để theo học, các em phải ở trọ hoặc dựng nhà tạm xung quanh trường với điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, vất vả. Vì vậy, nhiều năm liên tục, tình trạng học sinh Đan Lai bỏ học giữa chừng khi lên THCS đã trở thành nỗi lo của thầy cô giáo, nhà trường.
Để giúp đỡ học sinh Đan Lai, từ năm 2018, các cơ quan, ban ngành, địa phương đã quan tâm xây dựng khu nội trú riêng để các em ổn định chỗ ở đi học. Bên cạnh đó, các em được hỗ trợ chế độ tiền ăn theo Nghị định 116.
Tuy nhiên, do không phải là Trường Dân tộc nội trú, nên các thầy cô giáo và nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn trong tổ chức quản lý học sinh.
Thiếu tá Phan Văn Thắm, Đội vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Môn Sơn chia sẻ: “Do một phần tâm lý các em học xong lớp Năm còn nhỏ, sợ xa gia đình, không muốn vào khuôn khổ trường lớp. Nhiều cha mẹ không muốn con đi học, do trước đây các em nhỏ Đan Lai từ 7-8 tuổi trở lên đã theo cha mẹ vào rừng hay ra sông thả lưới mưu sinh, nên có những hộ chúng tôi phải kiên trì vận động nhiều lần, cố gắng để trước ngày khai giảng năm học mới, các em đều đến trường”.
Trung tá Nguyễn Tiến Hạnh, Chính trị viên, Phó Đồn Biên phòng Môn Sơn cho biết: “Địa bàn Đồn quản lý có 80% dân tộc Thái, 8% dân tộc Kinh và 12% là tộc người Đan Lai".
Bộ đội biên phòng Môn Sơn chỉ bảo kỹ năng sống mỗi ngày cho học sinh Đan Lai. Ảnh: Báo Quốc tế. |
Một số đồng bào dân tộc Đan Lai còn giữ các tập tục cổ hủ như: người chết được quấn chăn chiếu đem chôn chứ không có quan tài, hòm cho người chết; tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, đời sống tách biệt, xa văn minh, văn hóa mới.
Phụ nữ thường lấy chồng sớm, sinh con và phụ thuộc vào chồng. Đàn ông thì uống rượu, vào rừng chặt cây, phá rừng, bắt ong mưu sinh, nên đời sống rất nghèo nàn, lạc hậu”.
Từ năm 2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án 280 về bảo tồn và phát triển tộc người Đan Lai tại vùng lõi Vườn quốc gia xã Môn Sơn. Năm học 2004-2005, Đồn biên phòng vận động được 11 cháu là người Đan Lai đi học cấp hai. Số học sinh tăng dần theo mỗi năm.
Năm 2018, Đồn Biên phòng Môn Sơn phối hợp với địa phương và một số tổ chức xây dựng “Ký túc xá biên cương” để hỗ trợ việc học tập của học sinh Đan Lai ổn định hơn.
Trong năm học 2022-2023, trường THCS Môn Sơn có 72 em người Đan Lai, trong đó có 30 học sinh nam, còn lại là học sinh nữ.
Gia đình các em ở bản Búng và bản Cò Phạt, khi học tiểu học, các em có điểm trường lẻ trong bản, nhưng lên THCS thì phải ra trung tâm xã với quãng đường từ 15-20 km, chủ yếu là đường đèo dốc hiểm trở hoặc nhiều em phải ngồi thuyền vượt sông Giăng đến trường, nên ở nội trú là cần thiết.
Do không phải là trường Dân tộc nội trú, nên các thầy cô giáo và nhà trường gặp nhiều khó khăn trong tổ chức, quản lý số học sinh ở tại “Ký túc xá biên cương”.
Để khắc phục tình trạng này, ngày 14/11/2022, Đồn Biên phòng Môn Sơn phối hợp UBND xã và nhà trường ra mắt mô hình “Đồng hành cùng ký túc xá vùng biên” tại trường THCS Môn Sơn. Để thực hiện nhiệm vụ này, Đồn cử một tổ công tác đặc biệt thuộc Đội vận động quần chúng vào thực hiện nhiệm vụ “cắm trường” tại khu nội trú.
Ký túc xá được xây dựng cho học sinh người Đan Lai - Trường THCS Môn Sơn được từ năm 2018 để các em ổn định chỗ ăn ở, sinh hoạt. Ảnh: Báo Giáo dục Thời đại. |
Các cán bộ, chiến sĩ đã giúp đỡ các học sinh người Đan Lai sớm làm quen, hòa nhập với cộng đồng; trải nghiệm cuộc sống, sinh hoạt, học tập gần với môi trường quân đội; tạo đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần lành mạnh, hỗ trợ, rèn luyện, nâng cao kỹ năng sống cho học sinh.
Khi thành lập mô hình đồng hành cùng ký túc xá vùng biên, chính quyền địa phương, Trường THCS Môn Sơn và Đồn Biên phòng Môn Sơn đã tập trung kêu gọi các cơ quan, tổ chức, nhà hảo tâm hỗ trợ cho học sinh Đan Lai ở bán trú. Chỉ trong thời gian ngắn, Quỹ khuyến học đã được huy động với hơn 50 triệu đồng. Quỹ này sẽ được dùng để khen thưởng và mua đồ dùng học tập cần thiết cho học sinh. Bên cạnh đó, một tổ chức phi chính phủ cam kết hỗ trợ 12 triệu đồng/tháng để thêm khẩu phần ăn bán trú. Một số doanh nghiệp khác cũng đồng hành với học sinh Đan Lai.
Ninh Thuận: 150 học sinh nhận học bổng Vừ A Dính Chiều 30/3, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Quỹ học bổng Vừ A Dính, Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu” phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận trao 150 suất học bổng tặng các học sinh dân tộc thiểu số, con của ngư dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh. |
Hàn Quốc viện trợ 500.000 USD cho học sinh dân tộc thiểu số ở Yên Bái Thông qua KOICA Việt Nam và Ủy ban Dân tộc, Hàn Quốc có gói viện trợ không hoàn lại trị giá 500.000 USD dành cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn Yên Bái. |