"Chứng khoán là kênh đầu tư hấp dẫn trong năm 2024"
Kỳ vọng “của để dành”, VN-Index có thể lên vùng 1.350 - 1.400 điểm Bước qua năm mới, các chuyên gia có góc nhìn tích cực về xu hướng của VN-Index trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư được củng cố, nhờ đảo chiều chính sách của FED, chuyển hướng mua ròng của khối ngoại… |
Quỹ ngoại PYN Elite Fund sẽ góp 12% vốn vào Chứng khoán DNSE Vừa qua, Quỹ PYN Elite Fund và Công ty CP Chứng khoán DNSE đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác. Theo đó, Quỹ ngoại đến từ Phần Lan sẽ nắm giữ 12% vốn và trở thành cổ đông lớn thứ hai của DNSE. |
Trong bản tin thị trường mới công bố, Dragon Capital nhận định 2023 là năm khởi đầu một chu kỳ phục hồi mới. Các chỉ số đánh giá hoạt động kinh tế, bao gồm số liệu về tiêu dùng (du lịch hàng không, chi tiêu thiết yếu và không thiết yếu), thông số sản xuất (lượng container vận chuyển, mức sử dụng điện) và hoạt động bất động sản đều thể hiện sự chuyển biến tích cực, đặc biệt là từ giai đoạn nửa cuối năm.
Dragon Capital cho rằng thị trường chứng khoán thường đi trước 4 tới 6 tháng so với nền kinh tế, đạt mức tăng giá cao nhất là 23% trong tháng 9, trong bối cảnh vĩ mô ổn định về lạm phát, tỷ giá và liên tục các chính sách nới lỏng tiền tệ, hỗ trợ bất động sản, ngân hàng.
Mặc dù vậy, tăng trưởng lợi nhuận của thị trường vẫn ở mức thấp chưa đủ để giúp VN-Index hồi phục mạnh. Biến động toàn cầu, bắt nguồn từ việc lãi suất trái phiếu Chính phủ Hoa Kỳ tăng vọt trong tháng 9, khiến chỉ số VN-Index suy giảm từ đỉnh và chỉ đạt tăng trưởng 11,1% vào cuối năm. Tuy nhiên, so với các thị trường khác trong khu vực như Thái Lan SET (-11,5%), Singapore STI(+6,3%), Philippines PCOMP (+1,5%) và của Trung Quốc SHCOMP (-3,9%) thì Việt Nam đã cho thấy hiệu suất tương đối khả quan.
Khi Việt Nam đã bước qua giai đoạn suy thoái và bắt đầu phục hồi, các cổ phiếu có tính chu kì, vốn hóa vừa, chỉ số P/B hấp dẫn đã dẫn đầu thị trường với mức tăng giá tốt nhất trong năm.
Bước sang năm 2024, nhóm phân tích dự báo mức tăng trưởng lợi nhuận của nhóm 80 doanh nghiệp lớn nhất sẽ trong khoảng 16-18% và đây là tiền đề quan trọng cho chứng khoán là kênh đầu tư hấp dẫn nhất trong năm 2024.
Trên thực tế, các nhà đầu tư cá nhân chiếm hơn 88% thị trường, không có quá nhiều kênh đầu tư ngoài cổ phiếu. Lãi suất tiền gửi 12 tháng tại ngân hàng chỉ còn khoảng 4,7%, không đủ hấp dẫn nếu so với mức lợi nhuận 10,9% (tính dựa trên tỉ lệ P/E dự kiến 9,1 của năm 2024) từ thị trường chứng khoán.
Hơn nữa, các kênh đầu tư khác như bất động sản có những giới hạn nhất định như quy mô vốn lớn, thanh khoản thấp, đặc biệt là khi các nhà đầu tư vẫn còn rất thận trọng về tiến độ pháp lý của các dự án. Do đó, các dòng vốn lớn có thể sẽ tìm đến thị trường chứng khoán.
Bên cạnh đó, dòng vốn nước ngoài có thể sẽ được cải thiện khi có bất kỳ thông tin tích cực nào của thị trường như việc cởi nút thắt ký quỹ trước giao dịch (pre-funding) hay các bước tiến mới trong quá trình nâng hạng lên thị trường mới nổi (EM). Dragon Capital cho rằng, cổ phiếu là kênh đầu tư hấp dẫn nhất năm 2024 và 2024 là thời điểm hấp dẫn để tham gia vào thị trường chứng khoán.
Nhìn lại vĩ mô năm 2023, Dragon Capital cho biết, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tăng trưởng cao nhất trên thế giới. Vượt qua giai đoạn đầu năm nhiều thách thức, kinh tế Việt Nam liên tục tăng tốc lên mức cao nhất trong năm vào quý 4 với mức tăng trưởng 6,7%; vượt xa mức tăng trưởng 3,4%; 4,3% và 5.5% của các các quý trước đó.
Quy mô nền kinh tế đạt 430 tỷ USD và GDP trên đầu người chạm mốc 4.284 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp, tiêu dùng trong nước đã có sự cải thiện, tăng 3,5% so với cùng kỳ và đóng góp 2,1% vào mức tăng trưởng chung của GDP. Ngoài ra, tích lũy tài sản đóng góp 1.3% vào tăng trưởng chung, tương đương mức tăng 4,1% so với cùng kỳ cùng. Thặng dư thương mại đạt gần 28 tỷ USD, đóng góp 1,6% vào mức tăng trưởng GDP, góp phần giúp Việt Nam tiếp tục duy trì sự ổn định về vĩ mô.
Quý 4 nổi bật với sự tăng mạnh của tăng trưởng tín dụng, từ mức 5,9% vào cuối quý 3 tới 13,7% vào thời điểm kết thúc năm. Cùng với đó, quyết tâm thúc đẩy đầu tư công được thể hiện qua kết quả giải ngân trong quý 4 tăng hơn 21% so với cùng kỳ. Hoạt động thương mại cũng bắt đầu ấm lại nhờ vào những biến chuyển tích cực của xuất khẩu trên môi trường phục hồi của nhu cầu tiêu dùng toàn cầu. Đáng chú ý, việc điều hành các chỉ số vĩ mô linh hoạt và thích ứng của Chính phủ đã mang lại những kết quả tích cực đối với nền kinh tế. Lạm phát duy trì ổn định ở mức trung bình 3,3% so với cùng kỳ, trong khi tỷ giá giảm 3%, một mức tương đối thấp trong bối cảnh toàn cầu biến động mạnh như năm nay.
Bên cạnh việc triển khai chính sách cơ cấu nợ và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã có 4 đợt giảm lãi suất với tổng 150 điểm cơ bản nhằm hỗ trợ phục hồi và kích thích tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó, lãi suất cho vay đã giảm đáng kể từ mức 14-16% về mức 8-9% trong tháng 12 năm 2023 vừa qua.
Năm 2023, dòng vốn FDI sản xuất và lượng khách du khách nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh. FDI đăng ký đạt 36,6 tỷ USD, tăng 31.2% so với cùng kỳ. Trong khi vốn FDI thực hiện khoảng 23,2 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ. Những số liệu trên là minh chứng cho sức hấp dẫn ngày càng tăng của Việt Nam trên thị trường thế giới sau khi nâng cấp quan hệ từ “Đối tác chiến lược” với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc lên mức “Đối tác chiến lược toàn diện”.
Tổng lượng khách du lịch đạt 12,4 triệu lượt trong 2023 so với 3,7 triệu lượt trong 2022. Lượng khách du lịch tăng đều và liên tục mỗi tháng, thể hiện sự hồi phục mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam trong năm vừa qua.
Hệ thống KRX chưa thể vận hành đúng hẹn Hệ thống giao dịch mới KRX trị giá 900 tỷ chưa thể vận hành từ ngày 25/12 do các công ty chứng khoán chưa hoàn tất giai đoạn kiểm thử. |
Dấu ấn thị trường chứng khoán năm 2023: Vững vàng trên mốc 1.100 điểm Một năm thăng trầm của chứng khoán đã đi qua, VN-Index vững vàng trên mốc 1.100 điểm, tăng 12% trong năm 2023. |