Chùm ảnh màu hiếm về nhịp sống bình dị của Đà Nẵng những năm 90
Chùm ảnh màu hiếm có về vịnh Hạ Long những năm 90 Loạt ảnh do nhiếp ảnh gia Hans-Peter Grumpe thực hiện trong các năm 1991 và 1993. Vịnh Hạ Long đẹp hoang sơ và tự nhiên qua ống ... |
Chùm ảnh: Ngắm lại vẻ đẹp của Hải Phòng những năm 1991, 1993 Loạt ảnh về thành phố Hải Phòng nhiều cảm xúc về thành phố hoa phượng đỏ được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Đức Hans-Peter ... |
Báo nước ngoài gợi ý lịch trình ăn chơi 24 giờ ở Hà Nội Với thời gian eo hẹp chỉ trong 1 ngày, du khách vẫn có thể khám phá những điểm du lịch nổi tiếng và thưởng thức ... |
Ấn tượng đầu tiên
Đà Nẵng nhìn từ cửa sổ máy bay.
Góc Ông Ích Khiêm – Đỗ Quang, nhìn từ cửa sổ khách sạn.
Các bức ảnh chụp từ từ cửa sổ khách sạn.
Đường phố Đà Nẵng
Một phố đường tàu của Đà Nẵng những năm 90, người dân hành nghề vá săm ngay trên đường ray tàu hoả.
Đường tàu này năm phía sau chợ Tam Giác.
Bên ngoài chợ Cồn.
Nhịp sống thường ngày tại bến xe Đà Nẵng.
Những năm 90, xe chạy ô tô bằng động cơ đốt bằng củi vẫn khá phổ biến ở Đà Nẵng.
Vào năm 1991 và 1992, xe chạy ô tô bằng động cơ đốt bằng củi vẫn khá phổ biến ở Đà Nẵng.
Xưởng dệt thảm bằng tơ tằm ở Đà Nẵng
Hans-Peter Grumpe chia sẻ về lần tham quan và chụp ảnh tại xưởng dệt may Đà Nẵng: “Hướng dẫn viên của tôi rất láu. Thông thường xưởng này không cho người ngoài vào tham quan. Nhưng tôi được giới thiệu với chủ xưởng là ‘chuyên gia về thảm từ Đức’, và ông ngay lập tức cử người dẫn tôi vào”.
Những người thợ đang dệt thảm
Kén bông của những con tằm, thành phẩm sau khi chúng nhả tơ
Bảo tàng điêu khắc Chăm
Bảo tàng Chăm nằm ở tại ngã gần ngã ba 2 tuyến phố đẹp nhất thành phố Đà Nẵng ở số 2, đường 2/9, quận Hải Châu, Đà Nẵng, ngay ngã ba giao lộ Trưng Nữ Vương, Bạch Đằng và 2/9, đối diện với Trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng, Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng có tổng diện tích 6.673 m², trong đó phần diện tích trưng bày là 2.000 m².
Hình dáng mặt tiền nhà bảo tàng mô phỏng theo kiến trúc Gothique, hài hòa với không gian xung quanh, là một điểm tham quan cho du khách khi đến thăm Đà Nẵng. Bảo tàng mở cửa đón khách tham quan bảy ngày trong tuần.
Danh thắng Ngũ Hành Sơn
Ngày 22/3/1990, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia.
Khung cảnh nhìn từ ngọn Thủy Sơn.
Chùa Tam Thai.
Chú tiểu chẻ củi ở sân chùa.
Trong động Huyền Không.
Từ Vọng Giang Đài nhìn ra sông Cổ Cò.
Những đứa trẻ bán hương trầm.
Trẻ em tụ tập ở đường lên núi.
Xưởng đá mỹ nghệ.
Xác chiếc xe tăng từ thời chiến tranh Việt Nam trở thành chuồng gà tại một ngôi làng dưới chân núi.
Bãi biển Mỹ Khê
Tạp chí kinh tế hàng đầu của Mỹ Forbes đã bình chọn bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Có thể nói, bãi biển Mỹ Khê đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí bình chọn cơ bản của Forbes, như: Bãi biển Mỹ Khê thuận tiện về giao thông, bãi biển mở miễn phí cho tất cả du khách, Bãi Biển có bờ cát dài và phẳng, ánh nắng và mức sóng phù hợp cho việc chơi các môn thể thao, có khả năng đảm bảo an toàn cho du khách, có các khu nghỉ dưỡng hạng sang, các biệt thự đạt tiêu chuẩn quốc tế...
Bãi biển Mỹ Khê nổi tiếng với cát trắng mịn, sóng biển ôn hòa, nước ấm quanh năm, cùng hàng dừa thơ mộng, đẹp tuyệt vời bao quanh. Khách du lịch có thể tắm biển gần như suốt năm, nhưng thích hợp nhất là mùa hè, khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch. Chưa kể, do bờ biển không sâu, khách sẽ có cảm giác yên tâm vừa bơi lội vừa thư thái ngắm ngọn Ngũ Hành Sơn hùng vĩ và đảo Cù Lao Chàm ở phía xa Hội An...
Làng nghề pháo Nam Ô
“Trong một ngôi làng không xa Đà Nẵng có những cuốn sách màu đỏ tím nằm bên lề đường. Ban đầu tôi không biết chúng dùng để làm gì. Rồi tôi được giải thích rằng các cuốn sách đã được nhuộm và phơi khô. Sau đó chúng được dùng để làm vỏ pháo. Trong hầu hết mọi gia đình có một ‘nhà máy’ sản xuất pháo nhỏ. Mọi người đều tham gia sản xuất, thậm chí cả trẻ em – bất chấp các nguy cơ từ thuốc pháo”, nhiếp ảnh gia chia sẻ.
Một chú bé đang làm pháo.