Trang chủ Chính trị - Xã hội
13:44 | 17/02/2022 GMT+7

Chủ tịch nước dâng hương tại Khu mộ chí sỹ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng

aa
Trong chuyến công tác tại Quảng Ngãi, sáng 17/2, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tới dâng hương, dâng hoa tại Khu mộ nhà chí sỹ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng nằm trên đỉnh núi Thiên Ấn, phía Bắc sông Trà Khúc, cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi hơn 3km về hướng Đông Bắc.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hương tưởng nhớ Thủ tướng Phạm Văn Đồng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hương tưởng nhớ Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Chủ tịch nước dự lễ khánh thành Đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt Chủ tịch nước dự lễ khánh thành Đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt
Chú thích ảnh
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hương tưởng niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng. Ảnh: TTXVN

Núi Thiên Ấn cao 106 mét, dáng núi hình thang cân, nhìn từ hữu ngạn sông Trà, tựa như chiếc ấn của trời niêm xuống dòng sông, vì vậy người xưa gọi đây là "Thiên ấn Niêm Hà" (ấn trời đóng trên sông) với niềm tin đây là ngọn núi thiêng chi phối lịch sử và con người Quảng Ngãi.

Cách ngôi chùa không xa, về phía Tây Nam là mộ chí nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947). Nguyên Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng (thường gọi là Cụ Huỳnh) sinh năm 1876, tại xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nhận lời mời Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cụ Huỳnh tham gia vào Chính phủ cách mạng lâm thời và giữ nhiều chức vụ quan trọng. Đặc biệt vào tháng 6 năm 1946, Cụ được tin cậy giao giữ chức Quyền Chủ tịch nước và Cụ đã có những đóng góp quan trọng trong việc điều hành bộ máy nhà nước còn non trẻ và xử lý đúng đắn nhiều vấn đề về nội chính, ngoại giao.

Cuối năm 1946, Cụ đi kinh lý miền Trung và đến Quảng Ngãi làm việc tại Trụ sở Ủy ban Kháng chiến Hành chính miền Nam Trung bộ. Tại đây, Cụ đã lâm bệnh nặng và mất ngày 21 tháng 4 năm 1947. Theo tâm nguyện của Cụ, nhân dân Quảng Ngãi đã an táng cụ trên đỉnh núi Thiên Ân linh thiêng này. Cụ Huỳnh Thúc Kháng là một nhà báo nổi tiếng, sáng lập và chủ bút báo Tiếng dân, tác giả Thi tù tùng thoại và nhiều văn phẩm có giá trị về văn học và lịch sử.

Chú thích ảnh
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hương tưởng niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng. Ảnh: TTXVN

Cuộc đời, sự nghiệp, nhân cách, đức độ và tài năng của Cụ Huỳnh là tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước, thương nòi, luôn đặt lợi ích dân tộc trên hết, là biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hết lòng vì dân, vì nước. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Cụ Huỳnh là một người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao... lòng son, dạ sắt, yêu nước, thương nòi..., là người mà giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khổ không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời cụ Huỳnh không cầu danh vị, không cầu lợi lộc, không thèm làm giàu, không thèm làm quan. Cả đời cụ Huỳnh chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập".

Mộ cụ Huỳnh là sự kết hợp hài hòa kiến trúc hiện đại và truyền thống lăng mộ Đông Phương, ngôi mộ vừa có nét đơn giản, vừa có sự trang trọng nghiêm kính, gắn bó hài hòa với tổng thể cảnh quan Thiên Ấn.

* Cùng ngày, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ tỉnh ủy Quảng Ngãi – địa phương có ưu thế đặc biệt về phát triển công nghiệp, thu ngân sách đạt 24.193 tỷ đồng, vượt hơn 51% trong bối cảnh năm 2021 hết sức khó khăn vừa qua. Năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương này tăng 14,5%. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, nhưng phát triển Khu Kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp vẫn đạt kết quả tích cực, kim ngạch xuất khẩu đạt 1.290 triệu USD, tăng 3,2%.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến truyền thống quý báu của con người và vùng đất Quảng Ngãi anh hùng với nhiều tài năng lớn trong các lĩnh vực; đánh giá cao kết quả đứng thứ 5 trong khu vực kinh tế miền Trung, tăng trưởng cao nhất trong khu vực này, đặc biệt là thành tựu trong thu ngân sách, xuất khẩu, xây dựng nông thôn mới…

Chủ tịch nước cho rằng, trong điều kiện khó khăn như năm vừa qua nhưng chính quyền và nhân dân Quảng Ngãi đã đoàn kết, thống nhất thực hiện các giải pháp đúng đắn phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà; giải quyết nhiều tồn tại, tìm ra những cách làm, mô hình phát triển và lối ra hiệu quả.

Chủ tịch nước đề nghị tỉnh cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh; khai thác tốt hơn nữa tiềm năng lợi thế của một địa phương có đường biển dài để tăng trưởng nhanh hơn nữa.

Nhấn mạnh đến 3 trụ cột kinh tế - xã hội- môi trường, Chủ tịch nước mong muốn Quảng Ngãi chú ý quan tâm hàng đầu đến chất lượng nguồn nhân lực, rà soát lại quy hoạch tổng thể với tầm nhìn xa hơn; đặc biệt cần định hướng cơ cấu phát triển Khu Kinh tế Dung Quất bền vững hơn; đóng góp tích cực và quan trọng hơn nữa vào nền kinh tế quốc dân.

Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lĩnh vực nông nghiệp, Chủ tịch nước yêu cầu tỉnh cần chỉ đạo sát sao hơn nữa với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống người nông dân. Nâng cao hiệu quả quản trị công nghệ sản xuất nông nghiệp để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị quốc gia. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần khắc phục sớm những hạn chế trong tăng trưởng du lịch và dịch vụ.

Chủ động tự lực, tự cường là phương châm mà Đảng bộ Quảng Ngãi cần quán triệt; phải "dựa vào dân”,…trọng tâm là nâng cấp các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn để thu hút đầu tư, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, Chủ tịch nước chỉ đạo.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng suất lao động thông qua chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực; thúc đẩy liên kết kinh tế với các địa phương trong vùng.

Đáng chú ý, Chủ tịch nước gợi ý tỉnh thúc đẩy tăng trưởng đô thị hóa, nhất là khu vực đồng bằng, giải quyết việc làm, phát triển dịch vụ và bố trí dân cư phù hợp. Song song với phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo phát triển văn hóa, an sinh xã hội nhất là khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và chuẩn hóa công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

Chủ tịch nước tin tưởng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Ngãi sẽ đồng tâm hiệp lực, trên dưới một lòng; cùng chung tay xây dựng và phát triển địa phương ngày càng đạt được nhiều thành tựu mới trong tương lai.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trao tặng 150 ngôi nhà cho đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi gặp khó khăn.

Hình ảnh Chủ tịch nước dự Ngày hội sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc Hình ảnh Chủ tịch nước dự Ngày hội sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc
Sáng 12/2, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2022, được tổ chức tại Làng Văn hoá du lịch các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Singapore Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Singapore
Chiều 11/2, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Singapore Jaya Ratnam.
Theo Báo Tin Tức/TTXVN
Nguồn:

Tin bài liên quan

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Phát huy tính Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Phát huy tính Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm: “Phát huy tính Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Sau đây là nội dung bài viết:
Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ

Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ từ ngày 30/9-1/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Ukhnaagiin Khurelsukh, hội kiến Chủ tịch Quốc hội Dashzegviin Amarbayasgalan và Thủ tướng Luvsannamsrain Oyun-Erdene. Nhân dịp này, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Cuba

Theo Đặc phái viên TTXVN, nhân dịp thăm cấp Nhà nước tới Cuba, chiều 26/9 theo giờ địa phương, tại thủ đô La Habana, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Cuba.

Các tin bài khác

Quốc vương Campuchia đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Quốc vương Campuchia đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Sáng 28/11, Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 28 đến 29/11, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Tăng cường hợp tác quốc phòng 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia

Tăng cường hợp tác quốc phòng 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia

Cuộc gặp thường niên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia nhằm tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng giữa 3 quốc gia.
Giới phân tích lạc quan về triển vọng giá vàng trong ngắn hạn

Giới phân tích lạc quan về triển vọng giá vàng trong ngắn hạn

Chuyên gia cho rằng giới đầu tư sẽ tiếp tục đổ vào vàng, khi kim loại quý này vẫn đang được hỗ trợ bởi lực cầu trú ẩn an toàn, do lo ngại căng thẳng leo thang cùng hoạt động săn hàng khi giá giảm.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11

Sáng ngày 24/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”.

Đọc nhiều

Nhật Bản tặng 200 cây hoa anh đào cho tỉnh Tây Ninh

Nhật Bản tặng 200 cây hoa anh đào cho tỉnh Tây Ninh

Tại Tuần văn hóa Việt - Nhật, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, Ito Naoki đã trao tặng tỉnh Tây Ninh 200 cây hoa anh đào - biểu tượng vẻ đẹp của văn hóa Nhật Bản, trồng trên đỉnh núi Bà Đen.
Gieo tình yêu ngôn ngữ dân tộc cho thế hệ trẻ

Gieo tình yêu ngôn ngữ dân tộc cho thế hệ trẻ

Sáng 2/12, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ Khai mạc Khóa tập huấn về phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp với Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức.
Bún đậu, phở Việt chinh phục thực khách Campuchia

Bún đậu, phở Việt chinh phục thực khách Campuchia

Từ món ăn dân dã như bún đậu mắm tôm đến đặc sản vang danh toàn cầu như phở, ẩm thực Việt Nam đã vượt qua biên giới, trở thành cầu nối văn hóa với người dân Campuchia. Hành trình lan tỏa hương vị ấy không chỉ đơn thuần là câu chuyện về món ăn mà còn là minh chứng sống động cho sự giao thoa văn hóa giữa hai quốc gia.
Xây dựng tổ chức chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Xây dựng tổ chức chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Xây dựng tổ chức chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân góp sức bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân góp sức bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc

Sáng 4/12, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức Hội nghị Quân chính năm 2024. Kết quả triển khai các nhiệm vụ công tác trong năm 2024 đã góp phần tích cực, thiết thực vào việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
Tỏa sáng tinh thần người lính biển

Tỏa sáng tinh thần người lính biển

Trong hai ngày 2-3/12 tại Khánh Hòa, Quân chủng Hải quân tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng năm 2024 khu vực II - Khánh Hòa với chủ đề “Hải quân Nhân dân Việt Nam viết tiếp bản hùng ca”.
Cửa khẩu biên giới: mạch nối kinh tế Việt Nam và Campuchia

Cửa khẩu biên giới: mạch nối kinh tế Việt Nam và Campuchia

Những chuyến xe tấp nập xuyên biên giới, những đêm trắng bốc dỡ hàng liên tục, những mặt hàng phong phú, số lượng lớn liên tục được xuất, nhập... Đó là hơi thở của cuộc sống vùng biên giữa Việt Nam và Campuchia. Sinh khí này vừa thể hiện quan hệ kinh tế, vừa gắn kết tình hữu nghị giữa hai quốc gia.
infographics canh giac lua dao tai cai ung dung vneid gia mao
infographics mot so benh giao mua thuong gap va cach phong tranh
video save the children cung hoc sinh lao cai rung chuong vang xay dung truong hoc an toan hanh phuc
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
Xin chờ trong giây lát...
Nhạc Việt ở Quảng Châu
Đến thăm Trung tâm Dịch vụ dưỡng lão cộng đồng dân cư Từ Châu
Giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh tại vùng dân tộc thiểu số
[Video] Save the Children cùng học sinh Lào Cai “Rung chuông vàng” xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc
Nữ doanh nhân Việt tự tin vươn xa cùng dự án Bừng Sáng của CARE
Nâng tầm sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới
LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên: Tổ chức các hoạt động chăm lo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Phát sóng phim và chương trình truyền hình hấp dẫn của CMG tại Peru và Brazil
Độc đáo món “Trà dầu Cung Thành” - di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc
Video nhap 20241113162450
Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Tuần lễ Hợp tác Truyền thông "Đối tác ASEAN" 2024
Cận cảnh phân xưởng thông minh của Tập đoàn Máy xây dựng XCMG Trung Quốc
Hội đàm cấp cao giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Trung tâm Những người lao động Brazil
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động