Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
20:08 | 15/08/2017 GMT+7

Chiến tranh 1962: TQ đang áp đảo, 2 mật thư từ New Delhi khiến Bắc Kinh lập tức ngừng bắn

aa
Chính quyền tổng thống Mỹ John F. Kennedy từng đóng vai trò trung tâm để kết thúc chiến tranh Trung Quốc-Ấn Độ năm 1962.

Hồi tuần qua, Ấn Độ đã nâng mức cảnh báo ở khu vực biên giới Sikkim và bổ sung lực lượng cho cảnh sát vũ trang biên giới Ấn-Tạng (ITBP), trong bối cảnh truyền thông Ấn cho rằng Bắc Kinh đã tăng cường quân đội đến vùng Tây Tạng để gây sức ép lên New Delhi.

55 năm sau cuộc chiến tranh biên giới 1962, Ấn Độ và Trung Quốc đang rơi vào cuộc giằng co kéo dài và nghiêm trọng nhất giữa quân đội hai nước trên cao nguyên Doklam (Trung Quốc gọi là Donglang), một khu vực có ý nghĩa chiến lược trên dãy Himalaya.

Vào tháng 10/1962, lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông đã huy động 80.000 binh sĩ để phát động cuộc chiến trên 3.000km biên giới giữa hai nước và buộc Ấn Độ nhận thất bại cay đắng.

Quân giải phóng nhân dân (PLA) khi đó thậm chí đã sẵn sàng chia cắt vùng "Cổ gà" - tức Hành lang Siliguri - và kiểm soát toàn bộ bang Assam cũng như phần còn lại của vùng Đông Bắc Ấn Độ. Ngay cả Kolkata (Calcutta) cũng đã đặt trong tình thế nguy hiểm. Đối thủ của Ấn Độ là Pakistan cũng đe dọa tham chiến để chiếm toàn bộ vùng Kashmir.

Trong khi hai quốc gia đông dân nhất thế giới đánh nhau, Liên Xô đã triển khai các vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa của họ tại Cuba, đặt chính quyền tổng thống Mỹ John F. Kennedy vào cuộc khủng hoảng tên lửa - thời khắc hiểm nguy nhất trong lịch sử nhân loại, bởi chiến tranh hạt nhân dường như chắc chắn sẽ bùng phát.

Ấn Độ "cầu viện" Mỹ, Trung Quốc dừng đúng lúc

Bruce Riedel, Viện sĩ Viện Brookings (Mỹ), giám đốc Dự án tình báo Brookings, nói rằng Kennedy đã xử lý một cách thông minh cả hai cuộc khủng hoảng, tránh được chiến tranh với Moskva và khiến người Liên Xô rút vũ khí hạt nhân khỏi Cuba.

Kennedy gửi không quân đến hỗ trợ người Ấn, cảnh cáo Pakistan và bảo đảm với Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru về sự giúp đỡ của Mỹ. Hải quân Mỹ cử một nhóm tác chiến tàu sân bay tới vịnh Bengal để biểu dương lực lượng, nhằm "chống lưng" cho New Delhi.

Trước viễn cảnh thất bại và tổn thất nặng nề khi PLA chiếm thế áp đảo, Nehru gửi thư cho Kennedy vào tháng 11/1962, nói rằng Ấn Độ cần "vận tải hàng không và các chiến đấu cơ để ngăn chặn Trung Quốc".

Thủ tướng Ấn Độ đề nghị không quân Mỹ gửi 12 phi đoàn, và gửi thêm 2 phi đoàn máy bay ném bom B-47 để tấn công Tây Tạng.

"Tối thiếu 12 phi đoàn máy bay siêu thanh, có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, là điều cốt yếu. Chúng tôi (Ấn Độ) không có radar hiện đại bao phủ toàn quốc. Các nhân viên không lực Mỹ sẽ phải kiểm soát thủ công các chiến đấu cơ và việc lắp đặt radar, trong khi người của chúng tôi đang được đào tạo," Riedel trích lời ông Nehru trong cuốn sách "Cuộc khủng hoảng bị lãng quên của JFK: Tây Tạng, CIA và chiến tranh Trung-Ấn".

Lá thư, viết trong bối cảnh bầu không khí hoang mang bao trùm New Delhi, được Đại sứ Ấn Độ tại Mỹ chuyển tới Kennedy ngày 19/11.

"Nehru đã đề nghị Kennedy tham chiến chống lại Trung Quốc bằng cách hợp tác trên không để đánh bại PLA. Đó là lời kêu gọi trọng đại mà Thủ tướng Ấn Độ nêu ra, bởi chỉ mới một thập kỷ sau khi lực lượng Mỹ ngừng bắn với quân Trung Quốc ở bán đảo Triều Tiên, Ấn Độ lại muốn đưa Mỹ vào cuộc chiến mới," ông Bruce Riedel đánh giá.

Trong mật thư thứ hai của ông Nehru gửi tổng thống Kennedy được Riedel trích dẫn, New Delhi đã đề nghị Mỹ hỗ trợ bằng 350 máy bay chiến đấu.

"Cần ít nhất 10.000 nhân viên để điều khiển và vận hành các chiến đấu cơ, hỗ trợ radar và hậu cần cho chiến dịch," Riedel nói.

Nhưng trước lúc Mỹ kịp đáp lại những kêu gọi của Thủ tướng Nehru và can thiệp sâu hơn, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố ngừng bắn vào ngày 20/11/1962 - động thái khiến thế giới ngạc nhiên bởi PLA đã chiếm ưu thế vượt trội trước quân đội Ấn và chiếm được các cứ điểm quan trọng ở phía Đông Bắc Ấn, cũng như tiến gần đến Kolkata.

Cả Anh và Mỹ đều đã sẵn sàng để viện trợ Ấn Độ nếu chiến sự tiếp diễn. Ông Riedel nói, "chúng ta không bao giờ biết được Mỹ sẽ hỗ trợ cụ thể cho Ấn Độ ra sao nếu cuộc chiến tiếp tục. Nhưng chúng ta có thể xác định một cách hợp lý rằng Mỹ, Ấn Độ và khả năng lớn là cả Vương quốc Anh sẽ cùng chống lại Trung Quốc".

chien tranh 1962 tq dang ap dao 2 mat thu tu new delhi khien bac kinh lap tuc ngung ban

Trong tình thế bị Trung Quốc áp đảo, Thủ tướng Ấn Độ Nehru đã viết thư đề nghị Mỹ can thiệp (Ảnh minh họa: India Express)

Dù chưa từng phải hồi đáp đề nghị tham chiến trực tiếp từ ông Nehru, Kennedy vẫn được Ấn Độ vinh danh trong nỗ lực ngăn đà tiến tới của PLA. Nếu Trung Quốc giành chiến thắng hoàn toàn trước Ấn Độ, lịch sử Chiến tranh Lạnh có thể đã rẽ theo một hướng khác hoàn toàn.

Sau 55 năm, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều trở thành các nền kinh tế mạnh và sở hữu vũ khí hạt nhân. Hai nước đã củng cố lực lượng trên 3.488 km biên giới. Mỹ và Trung Quốc không còn đối đầu như thời Chiến tranh Lạnh, còn Mỹ-Ấn gần nhau hơn nhiều với các cuộc tập trận tổ chức định kỳ.

Từ cuộc chiến năm 1962, Bắc Kinh cùng New Delhi đã tổ chức hàng chục vòng đàm phán để làm hòa dịu mâu thuẫn liên quan đến lãnh thổ, nhưng chưa thành công. Đây đang là khu vực biên giới có tranh chấp kéo dài nhất trên thế giới.

Trong cuộc giằng co mới nhất ở Doklam, khởi phát hôm 16/6/2017, chưa có bên nào "gợi ý" Mỹ can thiệp, nhưng lợi ích Mỹ ở khu vực Nam Á-Ấn Độ Dương vẫn bị lung lay. Thời điểm đối đầu leo thang trùng với thời gian Thủ tướng Narendra Modi công du Mỹ, được cho là hành động có tính toán của Trung Quốc.

"Washington nên chuẩn bị giải pháp ngoại giao của riêng mình. Chúng ta cần những nhân viên gạo cội trong Cục Nam Á của Bộ ngoại giao. Chúng ta cần các đại sứ có khả năng nhất tại khu vực. Các liên hệ quân sự với Ấn Độ cần được theo dõi chặt chẽ. Kennedy đã sẵn sàng vào năm 1962, và ngày nay chúng ta không nên lơ là," Viện sĩ Riedel nhận định.

Hải Võ

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (27/5): Miền Trung và miền Nam có mưa to

Thời tiết hôm nay (27/5): Miền Trung và miền Nam có mưa to

Sáng sớm nay (27/5), khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ xuất hiện mưa dông cục bộ. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều tối và tối 27/5, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to, lượng mưa phổ biến 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Thời tiết hôm nay (26/5): Cả nước nhiều nơi có mưa to

Thời tiết hôm nay (26/5): Cả nước nhiều nơi có mưa to

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 26/5, cả nước nhiều nơi có mưa rào rải rác và có nơi có dông, cục bộ có nơi mưa to.
Thời tiết hôm nay (25/5): Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chuyển mát

Thời tiết hôm nay (25/5): Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chuyển mát

Ngày 25/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, gây chuyển biến rõ rệt về thời tiết tại Bắc Bộ và Trung Bộ. Nhiệt độ giảm, trời chuyển mát, trong khi khu vực Hà Tĩnh ghi nhận mưa to đến rất to, tiềm ẩn nguy cơ ngập úng cục bộ.
Thời tiết hôm nay (24/5): Cả nước có mưa, miền Bắc sắp đón không khí lạnh

Thời tiết hôm nay (24/5): Cả nước có mưa, miền Bắc sắp đón không khí lạnh

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (24/5), khối không khí lạnh đã tiến gần đến vùng biên giới phía Bắc nước ta. Ngày 24/5, không khí lạnh ảnh hưởng đến Đông Bắc Bộ; từ ngày 25/5 mở rộng đến Bắc Trung Bộ và phía Tây Bắc Bộ.

Đọc nhiều

Hoà nhạc hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan: Giai điệu kết nối nhân dân

Hoà nhạc hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan: Giai điệu kết nối nhân dân

Tối 26/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra chương trình hòa nhạc “Những viên ngọc của âm nhạc cổ điển Azerbaijan”. Buổi hòa nhạc được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 107 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Azerbaijan (28/5/1918 - 28/5/2025) và thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Azerbaijan (7/5/2025) trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới nước này.
Đạ Rsal – xã nghèo “thay da đổi thịt” nhờ chuyển đổi số

Đạ Rsal – xã nghèo “thay da đổi thịt” nhờ chuyển đổi số

Áp dụng công nghệ thông minh tưới tự động cho sầu riêng (điều khiển từ xa bằng Remot); sử dụng các nền tảng, công nghệ số như Zalo, Facebook… để buôn bán các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của địa phương; sử dụng các nền tảng trực tuyến để giao dịch với chính quyền… đó là những ứng dụng mà bà con xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng đã, đang thực hiện. Với hướng đi mới này, Đạ Rsal đã thay đổi nhanh chóng trong xây dựng và phát triển địa phương.
Tin quốc tế ngày 27/5: Palestine giành được quyền treo cờ tại trụ sở WHO; ông Trump cân nhắc chuyển 3 tỷ USD từ Harvard sang trường dạy nghề

Tin quốc tế ngày 27/5: Palestine giành được quyền treo cờ tại trụ sở WHO; ông Trump cân nhắc chuyển 3 tỷ USD từ Harvard sang trường dạy nghề

Phái đoàn Palestine đã giành được quyền treo cờ của họ tại trụ sở Tổ chức Y tế thế giới (WHO); Tổng thống Trump cân nhắc chuyển 3 tỷ USD từ Harvard sang trường dạy nghề... là tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 27/5.
Những bàn tay níu nghề thổ cẩm ở Đạ Long

Những bàn tay níu nghề thổ cẩm ở Đạ Long

Giữa thôn 2, xã Đạ Long (huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng) – nơi từng được biết đến với tên gọi làng K’Tung – tiếng khung dệt vẫn lách cách vang lên mỗi ngày từ đôi tay của 4–5 nghệ nhân cao tuổi, hơn 20 phụ nữ còn gắn bó với nghề và một lớp trẻ đang tập tành kéo sợi. Ít ỏi nhưng bền bỉ, họ chính là những người đang giữ nhịp thở cuối cùng cho nghề dệt thổ cẩm – di sản văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc nơi đây – với một niềm tin lặng lẽ: nghề sẽ không biến mất, nếu còn người giữ lửa.
Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Mường Nhé (Điện Biên) – nơi địa đầu cực Tây Tổ quốc – đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ nhờ những bước tiến trong phát triển hạ tầng giao thông.
Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Ngày 18/5/2025, Trung tâm Dịch vụ Hậu cần – Kỹ thuật đảo Trường Sa (thuộc Hải đoàn 129 Hải quân) đã khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới tàu cá NT02070TS.
Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Từ ngày 14-16/5, tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Tiểu đoàn 563, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức kiểm tra “3 tiếng nổ” cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025. Đây là hoạt động huấn luyện quan trọng giúp chiến sĩ mới làm quen với cường độ huấn luyện cao, nâng cao thể lực, bản lĩnh, khả năng sử dụng vũ khí, trang bị trong điều kiện sát với thực tế chiến đấu.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động