Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
13:42 | 12/04/2017 GMT+7

Chiến đấu cơ Mỹ có thể qua mặt hệ thống phòng không Nga? Câu trả lời sẽ có ở Syria

aa
Nếu tình hình Syria trở nên xấu hơn, các chiến đấu cơ tiên tiến của Mỹ có thể phải đối đầu với những hệ thống tên lửa phòng không hàng đầu của Nga.

Theo cây viết Patrick Tucker trên tờ Defense One, trong nhiều năm, quân đội Mỹ luôn lăn tăn về sự trở lại của những cuộc xung đột mà trong đó, các hệ thống phòng không đóng vai trò lớn.

Nếu căng thẳng tiếp tục leo thang tại Syria, các chiến đấu cơ tiên tiến của Mỹ sẽ phải đối đầu với những hệ thống tên lửa phòng không hàng đầu của Nga - và cả 2 phía sẽ nhanh chóng nhận ra rằng bên nào đang chiếm ưu thế.

Hệ thống phòng không Nga đáng sợ tới mức nào?

Nga đã bắt đầu chuyển thiết bị phòng không "tiên tiến", "sẵn sàng cho chiến tranh thế giới thứ 3" tới Syria trong những ngày đầu của cuộc xung đột.

Tháng 11/2015, chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ 1 máy bay Su-24M của Nga gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Đáp trả hành động này, Nga nhanh chóng triển khai tổ hợp tên lửa phòng không S-400 tới Syria.

Theo mô tả từ phía Nga về các cuộc thử nghiệm đánh chặn được tiến hành trong tháng 1/2015 thì đây là hệ thống có khả năng phát hiện và đánh chặn mục tiêu đường không với tầm bắn lên tới 400km.

Tới tháng 10/2016, Moscow đưa hệ thống S-300 (chính xác hơn là Antey 2500 S-300VM) tới căn cứ hải quân Syria ở Tartus.

"Cộng hòa Ả Rập Syria đã tiếp nhận một hệ thống phòng không S-300. Hệ thống này được thiết kế để đảm bảo an toàn cho căn cứ hải quân ở Tartus và các tàu hoạt động ở khu vực ven biển" - Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov phát biểu trước báo giới.

Ông Konashenkov nhấn mạnh rằng hệ thống S-300 triển khai tới Syria "hoàn toàn nhằm mục đích phòng thủ".

Nga tuyên bố S-300 có thể bắn hạ Tomahawk - loại tên lửa mà Mỹ đã sử dụng trong cuộc tấn công vào căn cứ Al-Shayrat của Syria hôm 6/4 vừa qua, và thậm chí cả "máy bay tàng hình".

Tuy nhiên, điều đó chưa bao giờ xảy ra và ít nhất thì cho tới trước khi xảy ra vụ tấn công hôm 6/4, Mỹ và Nga đã nhất trí sẽ không tấn công các mục tiêu "được cho là thân thiện" của phía bên kia.

Dưới đây là đoạn video mà một số tổ chức tuyên truyền của Nga vẽ ra cuộc đối đầu giả định với một kẻ địch không nêu rõ tên, nhưng có thể thấy khả năng lớn chính là máy bay Mỹ.

Thực sự thì hệ thống S-300 và S-400 đáng sợ tới mức nào? Defense One đã tìm tới 2 vị chuyên gia thông qua Association of Old Crows để giải đáp vấn đề này (một tổ chức với 13.000 thành viên quốc tế, dành cho những cá nhân đam mê lĩnh vực tác chiến điện tử, chiến tranh thông tin, tác chiến mạng,... và những khả năng tác chiến khác liên quan đến thông tin).

"Các hệ thống này rất mạnh ở vai trò mà chúng được thiết kế" - Hai chuyên gia nói, nhưng từ chối bình luận cụ thể hơn do mức độ nhạy cảm cao của vấn đề này kể từ sau vụ tấn công của Mỹ vào căn cứ Al-Shayrat.

Nga còn đưa tới Syria hệ thống pháo/tên lửa phòng không Pantsir-S1 (NATO định danh: SA-22 Greyhound). Sắp tới, số lượng hệ thống này tại Syria có thể sẽ tăng lên bởi thứ Sáu tuần trước, một ngày sau vụ tấn công của Mỹ, Nga đã tuyên bố sẽ tăng cường năng lực phòng không cho Syria (dù không nói rõ bằng cách nào).

Nếu Nga - Mỹ đối đầu...

Theo Defense One, khi trả lời các phóng viên tại Lầu Năm Góc hôm thứ Sáu, các chỉ huy Mỹ cho biết cuộc tấn công của Mỹ đã không phá hủy hoàn toàn "hệ thống phòng không triển khai tại sân bay Al-Shayrat". Tuy nhiên, họ đã bắn trúng 1 hệ thống phòng không do Nga sản xuất (nhưng Syria vận hành), gồm radar và tổ hợp tên lửa.

"Nga thật sự có khả năng phòng không rất tiên tiến tại Syria. Nhưng chúng tôi không thấy bất cứ phản ứng nào từ các hệ thống phòng không của Nga" - các chỉ huy Mỹ cho hay.

Trên thực tế, Nga không nhất thiết phải dùng tới các hệ thống phòng không tinh vi tại Syria. Vì sao vậy? Bởi cả Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và quân nổi dậy Syria đều không có lực lượng không quân đúng nghĩa.

Mỹ đã báo cho Nga trước khi tiến hành vụ tấn công nhưng câu hỏi liệu Nga có sử dụng các tên lửa của họ để đối phó với Tomahawk hay không lại không được đề cập.

"Chúng tôi không đưa ra đề nghị (là không tấn công lực lượng Nga). Chúng tôi cũng không yêu cầu họ (không sử dụng tên lửa phòng không để đối phó tên lửa Mỹ)" - các vị chỉ huy này nói.

Miễn là Nga và Mỹ duy trì đối thoại hàng ngày thì tình hình sẽ được duy trì và cả 2 phía có thể tiếp tục bắn phá mục tiêu xung quanh, thay vì nhắm bắn lẫn nhau.

Tuy nhiên, nếu 2 lực lượng này đối đầu, Mỹ có thể phải triển khai tiêm kích tàng hình, như F-22 Raptor, để tiến hành các vụ tấn công. Ngoài ra, họ có thể sẽ sử dụng các kỹ thuật tác chiến điện tử tiên tiến để gây nhiễu radar đối phương, hoặc triển khai máy bay tác chiến điện tử chủ lực - Boeing E-18 Growler, trang bị các pod gây nhiễu dưới cánh.

chien dau co my co the qua mat he thong phong khong nga cau tra loi se co o syria

Tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Mỹ.

Theo nhà phân tích Tyler Rogoway, các hệ thống như của Growler gần như vô dụng trước các tổ hợp phức tạp như S-400. Nhưng trên thực tế thì Growler sẽ không một mình đối phó với S-400, và S-400 cũng vậy.

Nếu Nga và Mỹ bắt đầu ngắm bắn lẫn nhau thì một phía sẽ sử dụng radar, vệ tinh và tín hiệu tình báo thu thập được qua các phương thức khác, trong đó có tác chiến mạng, để ngắm bắn mục tiêu.

Phía còn lại sẽ sử dụng nhiều biện pháp gây nhiễu, xâm nhập (vào hệ thống đối phương) để tránh bị bắn trúng trong khi đang hoạt động. Khó có thể xảy ra tình huống đối đầu trực diện 1 đối 1.

Syria sẽ trở thành phiên bản thu nhỏ của chiến trường mà giới lãnh đạo quân sự gọi là "chống tiếp cận/chống xâm nhập" (A2/AD).

Đây là điều mà Mỹ chưa từng tính tới trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố kéo dài nhiều thập kỷ qua. Trong nhiều thập kỷ, lực lượng quân đội Mỹ đã tác chiến trong một môi trường tương đối dễ dàng, Không quân Mỹ không phải lo ngại quá nhiều về hệ thống phòng không của đối phương.

Nhưng Syria thì khác. Hồi tháng Một năm nay, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ David Goldfein đã nhận định tình hình tại Syria là "rất phức tạp".

"Sự can dự của người Nga ở đó chỉ làm phức tạp thêm tình hình" - ông Goldfein nói.

Theo Defense One, chiến tranh A2/AD sẽ là một cuộc chiến mà trong đó, một lực lượng quân sự hiện đại, được vũ trang mạnh chiến đấu để ngăn Mỹ không đạt được mục tiêu chiến lược của họ và sẽ là một cuộc chiến với quy mô tăng theo cấp số nhân.

QS

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (21/5): Mưa lớn ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (21/5): Mưa lớn ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều 20/5 đến sáng sớm 21/5, Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 13h ngày 20/5 đến 3h ngày 21/5 có nơi trên 70mm.
Thời tiết hôm nay (20/5): Miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay (20/5): Miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo ngày 20/5, khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
3 con giáp vượng duyên vào cuối tháng 5/2025

3 con giáp vượng duyên vào cuối tháng 5/2025

3 con giáp này sẽ đón nhận vận đào hoa rực rỡ vào cuối tháng 5/2025, chấm dứt chuỗi ngày lận đận trong tình duyên.
Kinh nghiệm xin visa đi du lịch Đức

Kinh nghiệm xin visa đi du lịch Đức

Việc xin visa Đức khá phức tạp và đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Việc chuẩn bị hồ sơ là bước quan trọng nhất. Một bộ hồ sơ hoàn chỉnh sẽ tăng khả năng đậu visa của bạn.

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 23/5: Nga bác bỏ tin đàm phán hòa bình với Ukraine tại Vatican, Mỹ đình chỉ quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế của Đại học Harvard

Tin quốc tế ngày 23/5: Nga bác bỏ tin đàm phán hòa bình với Ukraine tại Vatican, Mỹ đình chỉ quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế của Đại học Harvard

Nga phủ nhận khả năng đàm phán hòa bình với Ukraine tại Vatican; chính quyền Mỹ đình chỉ quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế của Đại học Harvard; nhiều nước lên án vụ Israel nổ súng gần đoàn ngoại giao quốc tế... là những tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 23/5.
Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội hữu nghị Việt - Xô/Ngày truyền thống Hội hữu nghị Việt - Nga

Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội hữu nghị Việt - Xô/Ngày truyền thống Hội hữu nghị Việt - Nga

Ngày 23/5 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị Việt - Nga tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Hội hữu nghị Việt - Xô/Ngày truyền thống Hội hữu nghị Việt - Nga (23/5/1950 - 23/5/2025). Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo.
40 năm Hội hữu nghị Việt Nam - Đức: Cầu nối vững chắc cho quan hệ nhân dân hai nước

40 năm Hội hữu nghị Việt Nam - Đức: Cầu nối vững chắc cho quan hệ nhân dân hai nước

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Hội hữu nghị Việt Nam - Đức (23/5/1985 - 23/5/2025) diễn ra ngày 23/5 tại Hà Nội, ông Nguyễn Toàn Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội khẳng định: Hội đã và đang là cầu nối vững chắc trong việc tăng cường tình hữu nghị và hiểu biết giữa nhân dân hai nước.
Việt Nam được xếp vào nhóm “rủi ro thấp” theo Quy định chống phá rừng của EU

Việt Nam được xếp vào nhóm “rủi ro thấp” theo Quy định chống phá rừng của EU

Theo Thông tấn xã Việt Nam, ngày 22/5, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố hệ thống phân loại quốc gia theo mức độ rủi ro trong khuôn khổ Quy định chống phá rừng (EUDR) của Liên minh châu Âu (EU). Trong đó Việt Nam được xếp vào nhóm “rủi ro thấp”.
Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Mường Nhé (Điện Biên) – nơi địa đầu cực Tây Tổ quốc – đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ nhờ những bước tiến trong phát triển hạ tầng giao thông.
Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Ngày 18/5/2025, Trung tâm Dịch vụ Hậu cần – Kỹ thuật đảo Trường Sa (thuộc Hải đoàn 129 Hải quân) đã khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới tàu cá NT02070TS.
Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Từ ngày 14-16/5, tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Tiểu đoàn 563, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức kiểm tra “3 tiếng nổ” cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025. Đây là hoạt động huấn luyện quan trọng giúp chiến sĩ mới làm quen với cường độ huấn luyện cao, nâng cao thể lực, bản lĩnh, khả năng sử dụng vũ khí, trang bị trong điều kiện sát với thực tế chiến đấu.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động