“Chìa khóa” cho các nhà bán lẻ kinh doanh thời kinh tế giảm tốc
Doanh nghiệp thận trọng với áp lực lạm phát Lạm phát được dự báo sẽ tăng trong năm 2023 nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Nhiều doanh nghiệp ghi nhận sự sụt giảm doanh thu, lợi nhuận kể từ quý 4/2022 và đặt mục tiêu thận trọng hơn trong năm 2023 khi sức mua không mấy khả quan. |
“Ông lớn” bán lẻ thận trọng với sức mua kém, ưu tiên quản trị dòng tiền Dưới áp lực thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng, sức mua không chỉ giảm đối với các mặt hàng công nghệ, điện máy mà còn có xu hướng giảm ở cả các hàng thiết yếu như thực phẩm, hàng tiêu dùng nhanh và dược phẩm… |
Ông Onni Rautio, Giám đốc Kinh doanh của RELEX Solutions khu vực châu Á - Thái Bình Dương |
RELEX Solutions là nhà cung cấp phần mềm hàng đầu về tối ưu hóa chuỗi bán lẻ hiện đại. Nền tảng bán lẻ của RELEX Solutions đã được ứng dụng ở hệ thống Pharmacity từ tháng 4 năm 2022.
Theo Pharmacity, thì doanh nghiệp này đã chi 4 triệu USD cho nền tảng nói trên. RELEX sử dụng trí tuệ nhân tạo để tự động và tối ưu hóa việc phân bổ sản phẩm tại các trung tâm phân phối và nhà thuốc của Pharmacity.
Nền tảng này cho phép Pharmacity dự đoán lượng cung và cầu cụ thể trong việc giới thiệu sản phẩm mới, tối ưu hóa lượng hàng tồn kho để cung cấp cho người tiêu dùng tại hệ thống các nhà thuốc và kênh bán hàng trực tuyến của Pharmacity trên toàn quốc.
Trò chuyện với Giám đốc Kinh doanh của RELEX Solutions khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ông Onni Rautio cho biết, những biến động thời gian qua chưa hẳn đã dừng, thị trường sẽ luôn thay đổi và đó là quy luật bất biến.
Ông nhận định thế nào về sự thay đổi với những nhà bán lẻ trên thị trường, thưa ông?
Tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, điều này không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu. Đáng chú ý là hành vi mua sắm của người tiêu dùng đã dịch chuyển từ các hàng hóa thông thường trước đây sang các mặt hàng có giá rẻ hơn.
Hành vi của tiêu dùng cũng chuyển mạnh sang kênh thương mại điện tử. Đây là xu hướng chủ đạo đang diễn ra trên thế giới.
Cùng với đó, xu hướng của các nhà bán lẻ cũng chuyển từ bán các nhãn hàng lớn, các thương hiệu toàn cầu sang các nhãn hàng riêng của chuỗi bán lẻ.
Trong bối cảnh chung, các nhà sản xuất đều muốn tối ưu hóa chi phí hạ giá thành sản phẩm, nhưng lạm phát khiến nguyên liệu đầu vào tăng cao, giá thành lại bị đội lên.
Những thay đổi trên đã làm tăng tính phức tạp việc quản lý chuỗi cung ứng hàng hóa của nhà bán lẻ.
Mấu chốt của vấn đề là làm sao có dự báo tốt để biết được khách có nhu cầu mặt hàng nào, ở đâu. Khi đoán biết trước rồi nhà bán lẻ sẽ lập kế hoạch mua hàng, quản lý hàng tồn kho cho toàn chuỗi một cách hiệu quả.
Đại dịch Covid-19 chưa qua đi thì thế giới lại đối mặt những diễn biến bất ổn về địa chính trị và lạm phát và sau này có thể xảy ra biến cố hoặc xu hướng mới… Thị trường sẽ luôn thay đổi.
Đó là quy luật bất biến và để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như tăng tính cạnh tranh, nhà bán lẻ cần có công cụ công nghệ giúp lập kế hoạch và quản lý tốt chuỗi cung ứng.
Như vậy thách thức đối với những nhà bán lẻ trong bối cảnh hiện là gì?
Thời gian gần đây, tình hình kiểm soát Covid-19 đã tốt hơn, người tiêu dùng đã quay trở lại các cửa hàng, họ vẫn thích cảm giác được sờ vào các mặt hàng muốn mua.
Vấn đề này đặt ra đối với các nhà bán lẻ đồng thời phải tạo ra sự cân bằng giữa kênh thương mại truyền thống với kênh thương mại điện tử.
Hiện nay, các kênh truyền thống cũng đã áp dụng thương mại điện tử và tạo ra mô hình mới bán lẻ thuận lợi thông qua app. Mô hình này đang phổ biến và tăng rất nhanh.
Nhưng mô hình kinh doanh hiện đại đòi hỏi về khả năng ứng dụng và khai thác công nghệ. Đối với chuỗi bán lẻ lại càng cần thiết.
Thực tế đã cho thấy, nhiều nhà bán lẻ mở rộng và dịch chuyển sang các kênh mới sẽ rất khó có lợi nhuận do quản lý theo cách cũ. Vì vậy, trước khi mở rộng sang các kênh kinh doanh hiện đại việc đầu tiên là cần xây dựng nền tảng công nghệ mạnh, đảm bảo được dữ liệu thông tin để quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, và phải đi từ đầu đến cuối tức là “End 2 End”. Đây là xu hướng phát triển bền vững.
Việc ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý chuỗi cung ứng giúp nhà quản lý chủ động bắt kịp và xác định được xu hướng thị trường, quản lý chuỗi cung ứng, phân phối hàng hóa để phục vụ thị trường tốt hơn, như vậy cơ hội kinh doanh thành công hơn.
Ông có thể chia sẻ rõ hơn về ứng dụng của RELEX tại hệ thống Pharmacity Việt Nam, thưa ông?
Pharmacity là công ty chuyên về phân phối dược phẩm, các cửa hàng của họ trước đây quản lý thủ công. Nhưng vài năm trở lại đây do tăng trưởng nhanh khiến họ khó quản lý chuỗi cung ứng và họ tìm đến chúng tôi để sử dụng nền tảng công nghệ với mục tiêu lập kế hoạch quản lý chuỗi cửa hàng dược phẩm một cách tự động và hiện đại. Đặc biệt, quản lý việc bổ sung thuốc vào các cửa hàng bán lẻ.
Đây là một phần rất quan trọng đối với bán lẻ, nhất là trong ngành dược phẩm và giá thuốc.
Mong muốn của Pharmacity là tìm một nhà cung cấp công nghệ, có hiểu biết về dược phẩm, hiểu về bán lẻ trong ngành này và RELEX đã đáp ứng đủ 3 tiêu chí trên.
Pharmacity đang sử dụng phần mềm quản lý chuỗi cung ứng và phân tích để đưa ra các dự báo tính trước cung, cầu thị trường một cách tự động, sau đó lập ra kế hoạch rót thêm hàng cũng như quản lý hàng có sẵn, hàng tồn kho ở các điểm bán, các công việc này đều tự động hóa.
Ví dụ, làm dự báo trước sau đó lập kế hoạch để chủ động và tính trước những điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng, các điểm bán có những mặt hàng nào có thể thiếu chủ động lập kế hoạch quản lý trước các vấn đề phát sinh.
Với mục tiêu đặt ra tăng từ 800 cửa hàng năm 2022 lên tới 5.000 cửa hàng vào năm 2025 thì tôi tin tưởng rằng, khoản đầu tư 4 triệu USD nói trên sẽ tạo ra giá trị rất lớn gấp nhiều lần chi phí đó cho Pharmacity Việt Nam.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Chìa khóa phát triển bền vững cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa Để doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) - một lực lượng chiếm tới 96% tổng số doanh nghiệp cả nước - tiếp tục phát triển mạnh mẽ, rất cần sự hỗ trợ về nguồn vốn và các giải pháp phi tài chính tổng thể... |
Gỡ vướng cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào Đây là một trong những mục tiêu hướng đến của Diễn đàn gặp gỡ giữa cơ quan chức năng và doanh nghiệp Việt Nam tại Lào do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Lào tổ chức chiều 9/12, tại thủ đô Viêng Chăn (Lào). |