Câu chuyện tụt hậu của Intel so với các đối thủ sản xuất chip lớn cùng ngành
Trí tuệ nhân tạo đã giúp Nvidia vươn lên thành doanh nghiệp nghìn tỷ USD như thế nào?
Chỉ riêng trong phiên giao dịch mới đây, giá trị vốn hóa thị trường của Nvidia đã tăng đến hơn 184,3 tỷ USD, mức tăng trong một phiên cao thứ 3 trong lịch sử nước Mỹ.
|
Nvidia đang tham vọng gì sau cột mốc doanh nghiệp nghìn tỷ USD?
Việc Nvidia liên tiếp đưa ra nhiều thông báo mới cho thấy thay đổi bước ngoặt của Nvidia từ một hãng sản xuất chip đồ họa chuyển sang một doanh nghiệp ở vị trí trung tâm của sự bùng nổ AI.
|
Thị trường chip toàn cầu dự kiến có quy mô hơn 1 nghìn tỷ USD trước thời điểm cuối thập kỷ hiện tại. Việc lựa chọn mục tiêu trở thành hãng sản xuất chip theo hợp đồng lớn của thế giới, với Intel không phải một sự lựa chọn ngẫu nhiên, tuy nhiên thành công của Intel cho đến nay còn khá hạn chế, theo Wall Street Journal.
Ngày 27/4/2023, Intel công bố thua lỗ quý cao chưa từng có trong lịch sử, đồng thời cũng dự báo thua lỗ trong cả quý hiện tại. Intel công bố giảm cổ tức, đồng thời đưa ra loạt biện pháp cắt giảm chi phí trong đó có bao gồm sa thải nhân sự, giảm lương của ban điều hành, tổng chi phí cắt giảm hàng năm ước tính lên đến 10 tỷ USD từ nay cho đến năm 2025.
Tính từ khi ông Gelsinger trở thành CEO, cổ phiếu Intel đã hạ khoảng 30%, mức tăng trưởng của cổ phiếu Intel trong thời gian gần đây thấp hơn so với chỉ số cổ phiếu của ngành bán dẫn PHLX Semiconductor. Giá trị thị trường của TSMC cao gấp 4 lần so với Intel còn Nvidia cao cấp 8 lần.
Ông Pat Gelsinger thừa biết rằng ông cần phải hành động nhanh chóng để ngăn Intel suy giảm về vị thế, để một ngày nào đó Intel không bị các đối thủ bỏ lại.
Theo Wall Street Journal, trong thập kỷ qua, nhiều đối thủ đã vượt qua Intel trong việc sản xuất những loại chip có công nghệ cao nhất. Nổi bật nhất có thể kể đến Nvidia đã vượt qua Intel để trở thành công ty sản xuất các sản phẩm bán dẫn có giá trị vốn hóa cao nhất thế giới.
Cùng lúc đó, công ty chip Advanced Micro Devices không ngừng giành thị phần của Intel. Intel, ngược lại, không ngừng trì hoãn công bố ra mắt sản phẩm chip mới, Intel không khỏi đương đầu với tâm lý bức xúc của khách hàng.
“Chúng tôi rơi vào tình trạng như hiện nay bởi chúng tôi đã đương đầu với quá nhiều vấn đề. Chúng tôi đương đầu với một số vấn đề nghiêm trọng về lãnh đạo, con người, phương thức… có quá nhiều vấn đề mà chúng tôi cần phải giải quyết”, ông Gelsinger – người chính thức lên đảm nhiệm vị trí CEO của Intel từ năm 2021 cho biết.
Theo quan điểm của ông, vấn đề của Intel bắt đầu từ việc hãng đã định hình việc sản xuất chip như thế nào. Trước đây, Intel phát triển bằng cách phát triển bảng mạch và phát triển riêng nhà máy của mình. Giờ đây, các doanh nghiệp chip thường có xu thế tập trung vào thiết kế hoặc sản xuất bảng mạch. Intel cho đến nay vẫn chưa thể tiếp nhận việc sản xuất chip bởi các bên doanh nghiệp khác.
Quá trình hồi sinh Intel cho đến giờ khá gập ghềnh. Kế hoạch của ông Gelsinger là đầu tư đến hàng trăm tỷ USD vào xây dựng những nhà máy mới sản xuất các sản phẩm bán dẫn cho nhiều doanh nghiệp khác cùng với sản phẩm của Intel. Thế nhưng 2 năm đã trôi qua kể từ khi kế hoạch đầu tư được khởi động, giờ đây nó vẫn còn ngổn ngang với quá nhiều vấn đề.
Hãng sản xuất chip di động Qualcomm và hãng sản xuất xe Tesla đã từng tính đến phương án thuê sản xuất chip cho họ tuy nhiên sau đó đã phải rút đi kế hoạch này, theo những nhà điều hành có tham gia vào các cuộc đối thoại này. Tesla đã không thể tiếp tục kế hoạch của mình bởi Intel không thể cung cấp dịch vụ thiết kế chip như nhiều hãng khác. Qualcomm trong khi đó thay đổi kế hoạch sau khi Intel có những sai lầm trong sản xuất. CEO của Intel trong khi đó từ chối bình luận về mối quan hệ với Qualcomm và Tesla.
Việc ông có thành công hay không sẽ giúp quyết định liệu Intel có giữ được vai trò nhà sản xuất chip hàng đầu hay không, cũng giống như những gì đã từng xảy ra với IBM trong ngành máy tính cá nhân. Đồng thời, toàn ngành cũng sẽ có những tác động.
Tập đoàn sản xuất sản phẩm bán dẫn Đài Loan (TSMC) hay Samsung Electronics hiện đang thuộc nhóm các doanh nghiệp sản xuất chip hàng đầu. Các doanh nghiệp Trung Quốc trong khi đó vẫn đang tăng được thị phần. Nước Mỹ đã không ngừng tăng cường năng lực của ngành sản xuất chip nội địa sau khi đại dịch COVID-19 gây gián đoạn chuỗi cung ứng và căng thẳng chính trị Mỹ - Trung Quốc leo thang.
Intel thực sự đã trở thành một “người khổng lồ” trong thập niên 1980 và 1990 bằng việc sản xuất chip xử lý trung tâm đã mang đến cuộc cách mạng ngành máy tính cá nhân. Dưới sự hướng dẫn của Gelsinger, cựu CEO Intel - ông Andy Grove đã sử dụng hệ điều hành của Microsoft sử dụng chip Intel, IBM sử dụng chip của Intel trong những thiết bị vô cùng phổ biến trong các hộ gia đình và văn phòng.
Thập niên 2000, Intel đã cố gắng nhưng thất bại trong việc sản xuất chip cho điện thoại di động và máy tính đồ họa công nghệ cao. Những năm gần đây, TSMC và Samsung đã vượt qua Intel trong cuộc đua sản xuất chip.
Macbook sẽ ngừng sử dụng chip Intel từ năm 2021
Apple đang lên kế hoạch chuyển tất cả Macbook từ bộ xử lý Intel sang chip tùy chỉnh của Apple vào năm 2021, nhà phân tích Ming-Chi Kuo của TF International Securities cho biết trong một ghi chú cuối tuần qua.
|
Intel gặp nhiều thách thức trong bối cảnh khó khăn chung của toàn cầu
Intel công bố cũng đang có kế hoạch cắt giảm chi phí thông qua việc sa thải bớt nhân viên nhằm tiết kiệm khoảng 3 tỷ USD trong năm 2023, con số này có thể lên đến 10 tỷ USD vào năm 2025.
|