CARE hỗ trợ Cà Mau truyền thông nâng cao nhận thức bình đẳng giới
Đây là hoạt động nằm trong Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I, năm 2021-2025, theo Sổ tay hướng dẫn của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Buổi tập huấn có sự tham gia của 82 đại biểu là Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ, Uỷ viên Ban Thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ các huyện, thành phố, 29 xã, thị trấn cùng Chi hội trưởng phụ nữ đại diện cho 65 ấp, khóm trên địa bàn dự án.
Chuyên gia Đặng Đình Ngọc, cố vấn chính sách và quản trị Nhà nước - Tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam khái quát về công tác theo dõi và đánh giá việc thực hiện Dự án 8. (Ảnh: Báo Cà Mau) |
Tại đây, chuyên gia Đặng Đình Ngọc, cố vấn chính sách và quản trị Nhà nước, tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam khái quát về Dự án 8, công tác theo dõi và đánh giá trong thực hiện dự án; làm quen với các công cụ giám sát, thực hành tìm hiểu chủ đề giám sát và cách thức lập kế hoạch giám sát; xây dựng kế hoạch giám sát tại cơ sở.
Dự án “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, và trẻ em” (Dự án 8) là 1 trong 10 dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Dự án thực hiện tại 51 tỉnh, thành phố trên cả nước nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em tại vùng đặc biệt khó khăn.
Các đại biểu tham gia lớp tập huấn chia nhóm để thảo luận. (Ảnh: Báo Cà Mau) |
Theo bà Tiêu Việt Tiên, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau, lớp tập huấn giúp cán bộ hội các cấp nâng cao kiến thức, năng lực, kỹ năng giám sát, đánh giá; đồng thời nâng cao phương pháp tổ chức các hoạt động chiến dịch truyền thông, các mô hình địa chỉ tin cậy, câu lạc bộ thủ lĩnh về bình đẳng giới tại cộng đồng.
Ra đời năm 1945, CARE là tổ chức phi chính phủ nhân đạo hàng đầu chống đói nghèo toàn cầu và cứu trợ khẩn cấp có mặt ở 100 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. CARE đặc biệt chú trọng hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái nghèo. CARE đã hoạt động tại Việt Nam từ năm 1989 với hơn 300 dự án. Mục tiêu dài hạn của CARE ở Việt Nam là người dân đô thị và nông thôn nghèo và yếu thế thuộc mọi giới, đặc biệt là phụ nữ, được hưởng lợi một cách bình đẳng từ sự phát triển. |
Việt Nam kêu gọi thúc đẩy bình đẳng giới Đại sứ Mai Phan Dũng đã có phát biểu chung thay mặt nhóm liên khu vực với nội dung kêu gọi đẩy nhanh việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững. |
Việt Nam có nhiều bước tiến lớn trong giải quyết bất bình đẳng giới và thúc đẩy quyền của phụ nữ Trả lời phỏng vấn báo chí, bà Caroline Nyamayamombe, Trưởng đại diện UN Women Việt Nam cho biết, Việt Nam đã có nhiều bước tiến lớn trong những năm gần đây nhằm giải quyết bất bình đẳng giới và thúc đẩy quyền của phụ nữ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm luật pháp, chính trị, giáo dục và việc làm. |