Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
11:57 | 02/08/2024 GMT+7

Cập nhật tình hình mưa lũ nhiều tỉnh thành qua App Zalo

aa
Mưa lớn kéo dài trong suốt 1 tuần qua đã khiến nhiều tỉnh thành khu vưc miền Bắc, Tây Bắc Bộ chịu ảnh hưởng, thiệt hại nghiêm trọng. Người dân có thể quét mã QR hoặc tìm kiếm từ khoá để theo dõi trang OA của BCĐ Quốc gia Phòng thiên tai.
Giải cứu 400 du khách nước ngoài "đi phượt" mắc kẹt ở Đồng Văn do mưa lũ
Mưa lớn kéo dài gây ngập lụt ở nhiều địa phương

Theo báo cáo của Ban chấp hành Phòng chống thiên tai & tìm kiến cứu nạn, tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Tuyên Quang, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang và Thái Nguyên mưa lớn gây lũ, sạt lở đất từ ngày 28/7-01/8 đã gây thiệt hại lớn đến nhiều tỉnh thành, địa phương; tổn thất cả về người và của.

Về người: 09 người bị chết, tăng 01 người so với báo cáo nhanh ngày 31/7 (Sơn La 01 người, Tuyên Quang 02 người; Hà Giang 02 người; Điện Biên 02 người; Thái Nguyên 01 người; Bắc Giang 01 người).

Về nhà ở, 63 nhà di dời khẩn cấp (Cao Bằng 04; Thái Nguyên 57; Điện Biên 01; Tuyên Quang 01); 184 nhà bị ngập (Thái Nguyên 178; Tuyên Quang 06); 374 nhà bị ảnh hưởng, thiệt hại (Sơn La 04; Điện Biên 63; Bắc Kạn 227; Cao Bằng 23; Thái Nguyên 08; Lào Cai 07; Lạng Sơn 26; Tuyên Quang 16).

Về nông nghiệp, 2.467,2 ha lúa, hoa màu bị ngập úng (Điện Biên 41ha; Bắc Kạn 497ha; Cao Bằng 25ha; Lào Cai 1,3ha; Thái Nguyên 1.831ha; Tuyên Quang 71,9ha).

Về Thủy sản: 33,2 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng, thiệt hại (Bắc Kạn 11,6ha; Thái Nguyên 21,6 ha).

Về giao thông: trên 297 điểm giao thông bị sạt lở, ách tắc với tổng khối lượng trên 54.725 m3 đất, đá, bê tông (Cao Bằng 2.788; Thái Nguyên 38.217; Điện Biên 2.914; Bắc Kạn 7.834; Lào Cai 2.072; Lạng Sơn 900).

Ngay sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương đã tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình có người bị nạn; huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả và ổn định cuộc sống.

Trước tình hình mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất kéo dài nhiều ngày ở khu vưc miền Bắc, Tây Bắc Bộ, BCĐ Quốc gia Phòng chống thiên tai (BCĐ) đã liên tục cập nhật tin tức, đồng loạt gửi công điện và cảnh báo khẩn trong chiều ngày 31/7 đến 15 tỉnh và thành phố thuộc khu vực miền Bắc thông qua Zalo.

Danh sách các tỉnh thành bao gồm: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang.

Cụ thể, BCĐ đã gửi công điện “Chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất đối với khu vực Bắc Bộ” và bắn tin cảnh báo khẩn về “Lũ quét, sạt ở đất ở Bắc Bộ". Chỉ trong 15 phút, đã có gần 8 triệu người dân tại miền Bắc nhận được công điện và cảnh báo khẩn qua Zalo.Công điện và cảnh báo khẩn đồng loạt được gửi đến người dân thông qua Zalo trong ngày 31/7.

Để cập nhật nhanh chóng tin tức cũng như sớm nhận được các công điện, cảnh báo khẩn trong mùa thiên tai diễn biến phức tạp, người dân có thể theo dõi trang Zalo Official Account (OA) của BCĐ Quốc gia Phòng chống thiên tai bằng cách quét mã QR hoặc tìm kiếm từ khoá “BCĐ Quốc gia Phòng chống thiên tai” trên Zalo và nhấn “Quan tâm".

Bên cạnh cảnh báo, công điện khẩn từ chính quyền, người dân cũng cần chủ động phòng tránh, nhạy bén trong việc kêu gọi trợ giúp trong các tình huống thiên tai khẩn cấp đồng thời nâng cao thói quen sử dụng mini app Phòng chống thiên tai Việt Nam trên Zalo nhằm trang bị đầy đủ kiến thức về phòng chống thiên tai, cách liên hệ với các tổ chức cứu hộ cứu nạn trong các trường hợp khẩn cấp và kết nối cứu trợ đúng cách khi gặp tình huống nguy hiểm.

Mưa lũ kéo dài, nhiều tỉnh thành thiệt hại nghiêm trọng
Người dân có thể quét mã QR hoặc tìm kiếm từ khoá để theo dõi trang OA của BCĐ Quốc gia Phòng thiên tai.

Dưới đây là 4 điều cần lưu ý khi sử dụng mini app Phòng chống thiên tai Việt Nam trước các tình huống bất thường và nguy hiểm:

Kết nối cứu trợ: Đây là tính năng giúp người dân nhận được sự ứng cứu kịp thời trong các tình huống nguy cấp. Người dân có thể thông qua tính năng này để cung cấp thông tin liên lạc, gửi định vị kèm mô tả và hình ảnh để lực lượng chức năng ứng cứu kịp thời.

Liên hệ khẩn cấp: Với danh sách số điện thoại và đường dây nóng sẽ được hiển thị trên màn hình để người dân có thể liên lạc cơ quan chức năng của địa phương ngay lập tức.

Phản ánh thiên tai: Người dân có thể gửi cập nhật tình trạng, nguy cơ tiềm ẩn hoặc tình hình thiên tai xảy ra tại khu vực sinh sống đến cơ quan chức năng. Thông qua đó, cơ quan chức năng tại khu vực sẽ nhanh chóng xử lý, khắc phục hậu quả thiên tai kịp thời.

Người dân cần nâng cao thói quen sử dụng mini app Phòng chống thiên tai Việt Nam trên Zalo trong mùa thiên tai đồng thời lưu ý 3 tính năng chính để sử dụng trong những tình huống khẩn cấp.

Bên cạnh đó, tính năng Tìm hiểu thiên tai của mini app này còn giúp người dân tìm hiểu mọi thông tin, hình ảnh, kỹ năng chủ động ứng phó trước, trong và sau mỗi loại hình thiên tai đều được trình bày một cách nhất quán, khoa học và dễ hiểu. Đây cũng là tính năng được bổ trợ thông tin dành cho đồng bào dân tộc thiểu số như tiếng Dao, tiếng Mông, tiếng Thái, tiếng Khmer, góp phần nâng cao hiệu quả thực tế, đề cao tính cộng đồng, giúp mọi người dân trên cả nước, kể cả đồng bào dân tộc thiểu số đều có thể sử dụng mini app, hạn chế rủi ro thiên tai.

Mưa lũ kéo dài, nhiều tỉnh thành thiệt hại nghiêm trọng
App Phòng chống thiên tai Việt Nam trên Zalo trong mùa thiên tai đồng thời lưu ý 3 tính năng chính để sử dụng trong những tình huống khẩn cấp.

Trong thời gian tới, tỉnh Kon Tum và các địa phương, cơ quan liên quan triển khai thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 73/CĐ-TTg ngày 29/7/2024 về việc kiểm tra và chủ động khắc phục hậu quả động đất trên địa bàn huyện Kon Plông.

Các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ tiếp tục triển khai Công điện số 5515/CĐ-BNN-ĐĐ ngày 31/7/2024; Công văn số 5378/BNN-ĐĐ ngày 26/7/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ứng phó với mưa lớn. Các tỉnh, thành phố khác trên cả nước theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Các tỉnh hạ du sông Hồng, sông Thái Bình triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Sơn La, Hòa Bình; các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, ứng phó với tình hình mưa lũ.

Tổ chức trực ban, thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và PTNT qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai.

DFATD hỗ trợ phụ nữ, trẻ em và hộ nghèo bị ảnh hưởng bởi mưa lũ ở Thừa Thiên Huế

DFATD hỗ trợ phụ nữ, trẻ em và hộ nghèo bị ảnh hưởng bởi mưa lũ ở Thừa Thiên Huế

Ngày 8/1, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 65/QĐ-UBND tiếp nhận khoản viện trợ trị giá hơn 865 triệu đồng do Bộ Ngoại giao, Thương mại và Phát triển Canada (DFATD) tài trợ.

ActionAid: Xây cầu bê tông giúp thôn Bản Thăng tránh lũ

ActionAid: Xây cầu bê tông giúp thôn Bản Thăng tránh lũ

Kiên cố, an toàn là những từ nhận xét, cảm nhận của người dân tại thôn Bản Thăng (xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) về cầu bê tông tránh mưa lũ được tổ chức ActionAid Việt Nam triển khai xây dựng năm 2022. Cây cầu này đã giúp người dân nơi đây không còn lỗi lo lũ cuốn; sạt lở đất mùa mưa bão.
Anh Vũ (T/h)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Cấp vật tư, thiết bị dự trữ quốc gia phục vụ phòng, chống thiên tai năm 2025

Cấp vật tư, thiết bị dự trữ quốc gia phục vụ phòng, chống thiên tai năm 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 724/QĐ-TTg ngày 6/4/2025 về việc xuất cấp vật tư, thiết bị từ nguồn dự trữ quốc gia năm 2025 cho các Bộ, địa phương và điều chỉnh số liệu tại Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 31/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ.
Phát triển cơ sở dữ liệu hỗ trợ người khuyết tật trong phòng chống thiên tai

Phát triển cơ sở dữ liệu hỗ trợ người khuyết tật trong phòng chống thiên tai

Ngày 11/12, tại Hà Nội, Hội người khuyết tật TP Hà Nội đã tổ chức buổi Chia sẻ kết quả dự án “Thu thập thông tin, dữ liệu về hộ người khuyết tật (NKT) và cơ sở hạ tầng phục vụ phòng chống thiên tai có tính tiếp cận với NKT trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Nhật Bản, Hàn Quốc đối mặt với nguy cơ mưa bão, lũ lụt

Nhật Bản, Hàn Quốc đối mặt với nguy cơ mưa bão, lũ lụt

Theo cảnh báo của Cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA), khu vực miền Tây nước này có thể có nguy cơ lở đất, lũ lụt do nước sông tràn bờ, sét đánh và lốc xoáy.

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 29/6 đến sáng sớm 01/7, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến 70–140mm, cục bộ có nơi trên 250mm.
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ”; Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng...

Đọc nhiều

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Ngày 01/7 tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Australia (Hội) tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Phát biểu chúc mừng Đại hội, Đại sứ Australia tại Việt Nam Gillian Bird cho rằng, điều tạo nên sự đặc biệt trong quan hệ hai nước không chỉ là hợp tác giữa chính phủ mà còn là những liên kết bền chặt giữa nhân dân hai dân tộc. Các hội hữu nghị đóng vai trò “trái tim” của mối liên kết này - nơi thúc đẩy đối thoại, hiểu biết và trao đổi ý nghĩa.
Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Trong thời gian qua, Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar đã có nhiều đóng góp thiết thực trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là vận động, quyên góp hỗ trợ nạn nhân trận động đất nghiêm trọng tại Myanmar hồi tháng 3/2025. Ghi nhận những nỗ lực của Hội, ngày 30/6 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức lễ trao Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Hội và năm cá nhân tiêu biểu.
Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga được điều động tham gia Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga được điều động tham gia Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

Ngày 30/6, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Bơi ngược sóng

Bơi ngược sóng

Phải ngót chục năm, hôm rồi tôi mới cầm đến một cuốn tiểu thuyết. Cuốn này tên Giữa những con sóng”. Tác giả Nguyễn Tuấn Thành, Nhà xuất bản Văn học in năm 2025. Truyện chưa đọc nên chưa bàn. Tôi muốn nói một câu chuyện khác. Chuyện gọi bơi ngược sóng”.
Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Sáng 1/7, tại cột cờ A Pa Chải – ngã ba biên giới thiêng liêng của Tổ quốc thuộc xã Sín Thầu, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tổ chức lễ hạ quốc kỳ, lưu giữ lá cờ đầu t
Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35

Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35

Lần đầu tiên đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét tại kỳ họp lần thứ 35 (SPLOS 35) diễn ra từ ngày 23-27/6 tại New York. Với sự điều hành chuyên nghiệp và các đề xuất thiết thực, Việt Nam không chỉ thể hiện năng lực dẫn dắt tại diễn đàn luật biển toàn cầu, mà còn góp phần thúc đẩy thực thi UNCLOS vì mục tiêu đại dương hòa bình, bền vững và công bằng.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động