Cần Thơ quy hoạch khu kinh tế, dịch vụ, công nghệ cao trên 10.600ha
|
Theo đó, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường vừa thống nhất sơ bộ về vị trí quy hoạch các khu chức năng (khu kinh tế, dịch vụ, trung tâm logistics hàng không, khu công nghiệp công nghệ cao) gắn với không gian xung quanh sân bay Cần Thơ, đường Vành đai phía Tây cũng như trung tâm công nghiệp, năng lượng tại quận Ô Môn, ranh giới trên địa bàn quận Bình Thủy, quận Ô Môn, huyện Phong Điền.
Phạm vi quy hoạch gồm một phần quận Bình Thủy (khu đô thị 2 bên đường Võ Văn Kiệt, khu đô thị hiện hữu gần sông, khu vực Cồn Sơn, khu vực đường Vành đai phía Tây tiếp nối với đô thị quận Ninh Kiều), một phần mở rộng về phía quận Ô Môn cho các chức năng công nghiệp, năng lượng và một phần mở rộng về huyện Phong Điền.
Một góc thành phố Cần Thơ nhìn từ trên cao. |
Tổng diện tích liên quan khoảng 10.670ha (vừa kết hợp phạm vi đô thị hiện hữu, khu mới, sân bay mở rộng…). Do đó, quy hoạch cần xác định khu vực sản xuất chế biến, phân phối, nông nghiệp công nghệ cao, liên kết với nội vùng, liên vùng, đồng thời kết nối với logistics hàng không, logistics cảng Cái Cui, logistics Tân Cảng Thốt Nốt và kết nối với các trung tâm quận/huyện, nhằm khai thác hiệu quả đối với các khu vực chức năng, phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển TP Cần Thơ.
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam, các sở ngành và Cảng Hàng không Quốc tế Cần Thơ khẩn trương hoàn chỉnh thống nhất về mối quan hệ và chức năng chính của các khu, chức năng bổ trợ khác để đảm bảo hình thành các hoạt động đa dạng, hoàn chỉnh của một khu đô thị. Tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh, cụ thể hóa các giai đoạn đề xuất đầu tư tiếp theo, để tích hợp vào các quy hoạch có liên quan làm cơ sở để thành phố sớm thực hiện chuẩn bị đầu tư theo quy định. Sở NN&PTNT Cần Thơ nghiên cứu đề xuất danh mục ngành, lĩnh vực hoạt động của trung tâm, tham mưu trình Bộ NN&PTNT đưa vào quy hoạch ngành, làm cơ sở để triển khai thực hiện.
Đồng thời, đề nghị Sở KH&ĐT chủ trì phối hợp với Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ, Sở Xây dựng, Sở TN&MT, Sở NN&PTNT khẩn trương xây dựng đề án thành lập Trung tâm Liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại Cần Thơ, tham mưu thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án...
Đồng bằng sông Cửu Long cần tự tin xây dựng thương hiệu vùng Chiều 9/2, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan đã có buổi họp mặt công tác đầu năm 2022 với Giám đốc Sở NN&PTNT của 13 tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. |
Dựa vào tự nhiên, lấy người dân làm trung tâm là các yếu tố quan trọng để phát triển bền vững ĐBSCL Quan điểm “Mọi hành động ứng phó với BĐKH phải dựa vào tự nhiên, lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể để phát triển bền vững” mà Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại COP26 sẽ tiếp tục là “kim chỉ nam”, là phương châm hành động cho các cấp chính quyền, cho người dân và gắn kết với Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH, hay còn được gọi là Nghị quyết “thuận thiên”. |
Tiếp tục nghiên cứu, triển khai các giải pháp đột phá phát triển ĐBSCL Chiều ngày 19/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV. Lắng nghe, ghi nhận các kiến nghị của cử tri, Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ và các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục tập trung nghiên cứu, triển khai các giải pháp tạo đột phá phát triển cho đồng bằng sông Cửu Long, giải quyết các vấn đề trước mắt và lâu dài, đáp ứng mong mỏi của cử tri. |