Cần Thơ kiến nghị nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không quốc tế đạt chuẩn cấp vùng
Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ phát biểu tại Diễn đàn. |
Lý giải cho đề xuất này, ông Trần Việt Trường cho biết, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) còn nhiều hạn chế. Vùng còn thiếu các hạ tầng quan trọng làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội như: Chưa có cảng đầu mối; chưa có trung tâm logistics lớn cấp vùng; một số địa phương trong khu vực còn là vùng trũng y tế, giáo dục của cả nước. Do đó, việc tìm ra những giải pháp khả thi, tạo động lực phát triển bền vững cho TP Cần Thơ và cả vùng ĐBSCL, kết nối khu vực với các tỉnh phía Nam là đòi hỏi cần thiết và mang tính cấp bách.
Diễn đàn thu hút sự tham gia của hơn 500 đại biểu đại diện các Bộ, ngành, chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước. |
Ông Trường cũng đề xuất: xây dựng thêm Cảng Cargo Logistcs phục vụ hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không; đầu tư xây dựng phát triển Cảng biển Quốc tế tại TP Cần Thơ; hỗ trợ hướng dẫn quy trình, tiêu chí xây dựng Trung tâm Logistics vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ... “Đây là điều kiện tiên quyết để thành phố làm cơ sở quy hoạch thành phố Sân bay với quy mô diện tích khoảng 10.000 ha”, ông Trường phát biểu.
Đại diện lãnh đạo UBND TP Cần Thơ cũng đề nghị Bộ Xây dựng ghi nhận đề xuất cho phép xây dựng Dự án “Kết nối đường sắt TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ và đầu tư xây dựng Đường cao tốc trên cao”. Theo ông Trần Việt Trường, hiện tại ĐBSCL chỉ có trục chính Quốc lộ đường bộ. Các địa phương trong vùng đang trên đà phát triển, lượng xe lưu thông trên đường ngày càng nhiều; đặc biệt, ĐBSCL là vùng sông nước với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nên việc xây dựng đường cao tốc trên cao là rất phù hợp và mang tính cấp thiết.
Tại diễn đàn, các diễn giả, chuyên gia kinh tế cũng đã thông tin, thảo luận về thực trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật và kinh tế vùng; đánh giá tiềm năng, cơ hội; thách thức nhằm tìm ra giải pháp, tạo động lực phát triển bền vững kinh tế vùng và kết nối giữa khu vực với toàn bộ các tỉnh phía Nam trong thời gian tới.
PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam đóng góp ý kiến tại diễn đàn. |
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho biết: ĐBSCL là khu vực có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế toàn diện. Chính vì vậy, quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 đặt mục tiêu đến năm 2030 của khu vực là mức tăng trưởng bình quân phải đạt khoảng 6,5 - 7% /năm.
Để thực hiện mục tiêu này phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật là điều kiện thiết yếu và cấp bách. Việc củng cố, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật sẽ góp phần kích thích đầu tư, tạo thuận lợi cho việc xây dựng, mở rộng các đô thị, khu công nghiệp, từ đó thúc đẩy thị trường phát triển, làm gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế, tạo động lực cho quá trình phân bố lại dân cư, lao động.
Doanh nghiệp Liên bang Nga tìm hiểu cơ hội đầu tư tại TP Cần Thơ Ngày 27/5, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường đã có buổi tiếp và làm việc với các doanh nghiệp Liên bang Nga đến tìm hiểu về định hướng và cơ hội hợp tác đầu tư đầu tư trên lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, logistics, chuỗi cung ứng, xuất nhập khẩu hàng hóa. |
Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động Lễ phát động “Tháng hành động vì trẻ em” năm 2023 với Chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em”, do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Cần Thơ phối hợp Thành đoàn Cần Thơ tổ chức sáng ngày 1/6. |
Chăm sóc tiền sản và chu sinh giúp phát hiện sớm dị tật bẩm sinh ở trẻ Sáng ngày 2/6, Bệnh viện Quốc tế Phương Châu (Cần Thơ) thuộc Tập Đoàn Y Tế Phương Châu tổ chức hội thảo “Cập nhật những tiến bộ về chăm sóc tiền sản và chu sinh”. |