Campuchia sẽ nỗ lực hoàn thành Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong năm 2022
Tạo động lực thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong năm 2022 Theo Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng, chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lào Phankham Viphavan sẽ tạo động lực thúc đẩy hợp tác toàn diện trong năm 2022. |
Campuchia cam kết nỗ lực vì Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông khi đảm nhận chức chủ tịch ASEAN Thủ tướng Hun Sen mới đây lặp lại rằng Campuchia sẽ nỗ lực làm việc để đạt sự đồng thuận về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) khi nước này đảm nhận chức chủ tịch ASEAN trong năm 2022. |
Trong phiên hỏi đáp trực tuyến ngày 3/1 của Chương trình thuyết trình ASEAN lần thứ 23 về vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2022 của Campuchia do Viện ISEAS-Yusof Ishak (Singapore) tổ chức, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn cho biết: "Campuchia, với tư cách là Chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2022, sẽ nỗ lực hoàn thành Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong năm nay. COC sẽ là một khuôn khổ pháp lý quốc tế mà theo đó sẽ thiết lập các quy tắc và tiêu chuẩn duy trì hòa bình cũng như ổn định khu vực ở Biển Đông"
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Campuchia Koy Kuong ngày 5/1 cũng đã chia sẻ bản ghi bài phát biểu này.
Bộ trưởng Prak Sokhonn cho rằng việc hoàn tất sớm Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) không chỉ tốt đối với Campuchia mà còn đối với toàn khu vực. (Nguồn: AFP/ Báo Quốc tế) |
Trong bài phát biểu, Bộ trưởng Sokhonn nêu rõ: "Mọi quốc gia thành viên ASEAN đều mong muốn ký kết COC càng sớm càng tốt. Năm nay, chúng ta kỷ niệm 20 năm 'Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông' (DOC) được thông qua ở Campuchia. Nếu chúng tôi có thể hoàn tất COC trong năm nay, đó sẽ là một điều tốt, tất nhiên không chỉ đối với Campuchia mà còn đối với toàn khu vực”.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Campuchia nói thêm rằng, vấn đề này rất phức tạp do có nhiều quốc gia tranh chấp. Hơn nữa, khu vực Biển Đông nằm ở vị trí chiến lược, là tâm điểm của các động lực địa chính trị ngày nay. Kể từ đầu những năm 1990, ngay cả trước khi Campuchia gia nhập ASEAN, ASEAN và Trung Quốc đã cố gắng quản lý căng thẳng thông qua tham vấn và đối thoại. Kết quả là DOC được thông qua tại Phnom Penh năm 2002.
DOC đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho hợp tác, hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như thúc đẩy lòng tin, xây dựng lòng tin và hiểu biết lẫn nhau. Bộ trưởng Sokhonn nhấn mạnh: "Chúng tôi muốn thấy COC được hoàn tất trong năm nay, nhưng phải nói rằng với tốc độ hiện tại, điều này có thể rất khó khăn”.
Ông Sokhonn cho biết trong 2 năm qua, tiến trình đàm phán COC đã bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19. Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia lưu ý rằng có 2 yếu tố cần thiết để hoàn tất COC, đầu tiên là ý chí chính trị và thiện chí từ tất cả các bên; thứ hai là môi trường hòa bình trong khu vực.
Campuchia không phải là quốc gia có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông và đang tuân theo chính sách trung lập. Tuy nhiên, Campuchia đang cố gắng hết sức để đóng góp vào việc hoàn tất COC.
Ngày 5/1, Giám đốc Học viện Quan hệ Quốc tế thuộc Học viện Hoàng gia Campuchia Kin Phea cho biết Campuchia kêu gọi các bên tiếp tục giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Ông Phea nêu rõ: “Chính phủ (Campuchia) kêu gọi các quốc gia liên quan tiếp tục sử dụng cơ chế ASEAN-Trung Quốc để thực hiện đầy đủ DOC, để ASEAN và Trung Quốc cùng làm việc nhằm hiện thực hóa COC; đồng thời khuyến khích hợp tác trong việc giải quyết các tranh chấp. Việc hoàn tất COC trong thời gian sớm nhất là rất quan trọng để giảm leo thang căng thẳng”.
Năm 2022 đánh dấu tròn 20 năm ký kết Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Theo tinh thần DOC, các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc (TQ) sẽ tiếp tục thảo luận, hướng tới thống nhất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Tuy nhiên cho đến nay, các bên vẫn chưa thể thống nhất một văn kiện sau cùng.
Hồi giữa tháng 12/2012, Thủ tướng Campuchia Hun Sen nêu ra tham vọng hoàn tất COC ngay trong năm 2022, khi nước này đảm nhận vai trò chủ tịch luân phiên của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), theo tờ The Phnom Penh Post.
Hợp tác Việt Nam-Philippines ở Biển Đông: Đối tác chiến lược và trách nhiệm Việt Nam và Philippines tổ chức giao lưu thường kỳ về nhân sự, chuyên môn, văn nghệ và thể thao tại các điểm đóng quân ở Trường Sa. Chỉ những đối tác chiến lược, có lòng tin và trách nhiệm mới thực hiện được những việc như thế. |
Bộ tứ kim cương sẽ phản đối âm mưu của Trung Quốc ở Biển Đông? Trung Quốc thời gian gần đây liên tiếp tổ chức các cuộc tập trận và có nhiều hành động ngang ngược ở Biển Đông. Điều này khiến cộng đồng quốc tế nổi sóng và Bộ tứ kim cương dự kiến sẽ phản đối âm mưu của Trung Quốc ở Biển Đông. |