Các tỉnh thành cao điểm chống khai thác IUU
Thực hiện đợt cao điểm chống khai thác IUU (từ 2-12/11), Bộ đội biên phỏng tỉnh Quảng Bình triển khai 4 tổ công tác, các tàu, xuồng của Hải đội 2 và các tổ, đội công tác các đồn, trạm kiểm soát, phối hợp với lực lượng tiến hành tổng kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động nhằm chống khai thác IUU trên toàn tỉnh.
Trong đó, kiên quyết không cho tàu cá xuất bến nếu không bảo đảm đầy đủ thủ tục, giấy tờ, máy móc, trang thiết bị theo quy định; tập trung vào đối tượng tàu cá ngoại tỉnh và tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên; cập nhật cơ sở dữ liệu nghề cá, tàu cá lắp đặt thiết bị VMS và truy xuất nguồn gốc thủy sản.
Trên cơ sở đó, xác định nhiệm vụ cụ thể của từng cấp, từng ngành để đưa lực lượng tham gia phối hợp và trực tiếp hỗ trợ, giải quyết những vướng mắc cho ngư dân; phối hợp với địa phương nắm chắc tình hình, rà soát các tàu thuộc nhóm “nguy cơ cao” để áp dụng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, răn đe; tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân, tập trung với những hành vi có thể xử lý hình sự; các biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng và báo cáo theo quy định của hệ thống giám sát VMS, qua hệ thống này các đơn vị chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới vùng biển.
Thực hiện cao điểm phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), Bộ đội Biên phòng tỉnh tăng cường trực chốt tại cửa biển, cửa sông để ngăn tàu cá vượt trạm biên phòng.
Kiểm tra thiết bị giám sát hành trình trên phương tiện của ngư dân. Ảnh: Báo Nhân dân |
Từ ngày 26 đến 30/10, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã tổ chức Đoàn kiểm tra công tác quản lý kiểm soát phòng chống khai thác IUU tại các Trạm Kiểm soát biên phòng các đơn vị tuyến biển (gồm: Lạch Cờn, Lạch Quèn, Lạch Thơi, Lạch Vạn, Cửa Lò và Cửa Hội). Các đơn vị Biên phòng tuyến biển đã tổ chức được 527 đợt tuần tra; đăng ký kiểm soát tàu cá được 55.736 lượt phương tiện /272.807 lượt lao động. Phát hiện, xử lý 42 vụ/19 đối tượng/26 chủ phương tiện vi phạm về lĩnh vực thủy sản, xử phạt vi phạm hành chính 147.500.000 đồng.
Được biết, Việt Nam đã có báo cáo gửi Ủy ban Châu Âu (EC) về kết quả mà phía Việt Nam thực hiện các yêu cầu, khuyến nghị từ phía EC. Tuy nhiên, phía EC chưa thông báo lại ngày, giờ cụ thể sẽ sang Việt Nam thanh tra, xem xét gỡ bỏ thẻ vàng cho thủy sản.
Đợt thanh tra lần thứ 5 của EC được đánh giá là thời điểm quan trọng để Việt Nam gỡ cảnh báo "thẻ vàng" IUU (hoạt động đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định).
Theo Cục Thủy sản, chuyến thanh tra này không chỉ là một bài kiểm tra chất lượng mà còn là cơ hội để Việt Nam củng cố vị thế trên thị trường quốc tế.
Chuyến thanh tra của phái đoàn EC lần này là một sự kiện quan trọng đối với ngành thủy sản Việt Nam. Đây không chỉ là một thách thức mà còn là một cơ hội để Việt Nam chứng minh chất lượng sản phẩm và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
Ngày 23/10/2017, EC chính thức rút "thẻ vàng" đối với Việt Nam trong lĩnh vực khai thác hải sản vì vi phạm các nguyên tắc IUU (hoạt động đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định). Đến nay, hành trình gỡ "thẻ vàng" IUU của Việt Nam đã kéo dài gần 7 năm với rất nhiều quyết tâm, nỗ lực của các cấp ngành trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao ý thức người dân. |