Các “đại gia” bán lẻ điện máy công nghệ ở Việt Nam kinh doanh ra sao?
Thế giới di động: Doanh thu cao nhưng giảm số cửa hàng
Theo báo cáo cập nhật kết quả kinh doanh 8 tháng từ đầu năm, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 88.000 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái và đã hoàn thành 70% kế hoạch cả năm.
Thế giới di động đang đang trong xu hướng giảm số lượng cửa hàng |
Riêng tháng 8, chuỗi bán lẻ của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài đã thu về gần 11.430 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 5% so với tháng liền trước. Đáng chú ý, đây cũng là mức doanh thu cao nhất của doanh nghiệp trong 4 tháng gần đây.
Trong đó, khoảng 7.500 tỷ đồng doanh thu đến từ các sản phẩm điện thoại, máy tính, điện máy của chuỗi Thegioididong.com (bao gồm Topzone) và Điện Máy Xanh.
Tính đến cuối tháng 8, Thế Giới Di Động có 1.023 cửa hàng Thegioididong.com (bao gồm Topzone), giảm 5 cửa hàng so với cuối tháng 6. Tương tự, chuỗi Điện Máy Xanh cũng giảm 3 điểm bán xuống còn 2.031 cửa hàng.
Trong khi đó, với chuỗi bán lẻ thực phẩm Bách Hóa Xanh, quy mô chuỗi này tiếp tục mở rộng khi tăng 17 cửa hàng so với cuối tháng trước, đưa tổng số cửa hàng lên 1.721 điểm.
ShopDunk: Lỗ sau thuế hơn 138 tỷ đồng
Công ty cổ phần Hesman Việt Nam hiện là “ông chủ” của thương hiệu ShopDunk, chuỗi cửa hàng bán lẻ, cung cấp các sản phẩm công nghệ của Apple lớn nhất tại Việt Nam, những sản phẩm cung cấp cho thị trường gồm có: điện thoại, tai nghe, iPad, MacBook, iMad, apple watch...
ShopDunk khi nào thoát cảnh thua lỗ? |
ShopDunk được thành lập với cửa hàng đầu tiên tại phố Thái Hà (Hà Nội) chuyên bán các thiết bị Apple. Ban đầu đơn vị này thuộc sở hữu của Công ty S&D, từ tháng 7/2016, Công ty cổ phần Hesman Việt Nam mua lại thương hiệu ShopDunk với khởi điểm là một shop duy nhất tại Thái Hà (Hà Nội).
Theo tài liệu, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty cổ phần Hesman Việt Nam – “ông chủ” ShopDunk năm 2023 ghi nhận đạt 2.602,2 tỷ đồng, giảm hơn 204,5 tỷ đồng, tương đương giảm 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu bán hàng đạt hơn 2.590,3 tỷ đồng và doanh thu cung cấp dịch vụ hơn 9,5 tỷ đồng.
Lợi nhuận gộp của công ty ghi nhận âm hơn 11,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái dương hơn 108,5 tỷ đồng.
Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính của Hesman Việt Nam chỉ đạt hơn 470,1 triệu đồng, tăng 50,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, chí phí tài chính trong năm 2023 của công ty tăng vọt từ 18,8 tỷ đồng lên hơn 36,7 tỷ đồng. Chi phí bán hàng ghi nhận hơn 160,8 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm nhẹ 2% xuống còn 57,9 tỷ đồng (năm ngoái ghi nhận hơn 59,1 tỷ đồng).
Kết thúc năm 2023, Hesman Việt Nam báo lỗ sau thuế hơn 138,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước báo lãi hơn 10,6 tỷ đồng.
Hoàng Hà Mobile: Doanh thu gần 5.000 tỷ, lãi ...445 triệu
Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư Thương mại Hoàng Hà sở hữu thương hiệu Hoàng Hà Mobile, được biết đến là ở nhà bán lẻ chuyên cung cấp các sản phẩm công nghệ chính hãng tại thị trường Việt Nam.
Hoàng Hà Mobile doanh thu cao, lãi nhỏ giọt |
Theo báo cáo tài chính, về kết quả kinh doanh năm 2023, Hoàng Hà Mobile ghi nhận doanh thu đạt hơn 4.858 tỷ đồng, gần như đi ngang so với kết quả 4.851 tỷ đồng của năm 2022. Tuy nhiên, giá vốn năm 2023 cao hơn so với năm 2022 (năm 2023 giá vốn hơn 4.574 tỷ đồng, năm 2022 giá vốn 4.566 tỷ đồng) nên lợi nhuận gộp năm 2023 của Công ty đạt 283,8 tỷ đồng, giảm nhẹ so với con số đạt được 285,4 tỷ đồng của năm 2022.
Trong năm 2023, chi phí tài chính trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay công ty tăng hơn so với năm 2022, ghi nhận 25,3 tỷ đồng (tăng hơn 58% so với năm 2022). Cùng với đó chi phí bán hàng (hơn 263,6 tỷ đồng) và chi phí quản lý doanh nghiệp hơn 3,89 tỷ đồng (tăng 43% so với năm 2022), dẫn tới lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong năm 2023 của Công ty ghi nhận con số âm 4,96 tỷ đồng, trong khi năm 2022 có lãi 3,7 tỷ đồng.
Nhờ ghi nhận một khoản thu nhập khác là 6,14 tỷ đồng, giúp Hoàng Hà tránh được thua lỗ trong năm 2023. Theo đó, năm 2023, Hoàng Hà Mobile ghi nhận lãi trước thuế chỉ hơn 681 triệu đồng; lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 445 triệu đồng, giảm 90% so với kết quả thực hiện của năm 2022 (lãi 4,58 tỷ đồng).
Giành giật thị phần, khó tránh thua lỗ
Các chuyên gia nói rằng trong cuộc đua giành giật thị phần, sẽ khó tránh khỏi những chuỗi bán lẻ hàng điện máy công nghệ sắp xếp lại hệ thống và đóng cửa những cửa hàng không hoạt động. Điều này được thực hiện để thích ứng với tình huống mới khi khách hàng đi xuống hoặc đi ngang.
Một khi thị trường bão hòa, nhà bán lẻ điện máy và công nghệ sẽ khó tìm lại "hương vị" tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, họ cần xem xét kỹ lưỡng hơn các kênh bán hàng của mình nếu họ không muốn mất "miếng bánh" thị phần và thất bại trên thị trường.
Nhiều chuyên gia đã đồng ý tại các hội thảo và diễn đàn gần đây rằng các nhà bán lẻ điện máy và công nghệ phải phát triển đồng bộ các kênh bán hàng của họ. Các "đại gia" của các kênh này cần có một chiến lược tổng thể và đa dạng để tối ưu hóa lợi thế cạnh tranh của họ và xây dựng thương hiệu mạnh mẽ, không dựa vào một kênh bán hàng.
Ngoài ra, họ phải thích ứng với sự chuyển đổi nhanh chóng sang mua sắm ICT/CE trực tuyến, có thể ảnh hưởng đáng kể đến các "gã khổng lồ" bán lẻ trong trung hạn.
Cơ hội mới cho thương mại nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc giới thiệu bài viết của TS. Nguyễn Thị Phương Hoa, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với nhan đề: “Cơ hội mới cho thương mại nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc”. Bài viết chia sẻ về hợp tác thương mại nông sản giữa hai nước từ góc nhìn của học giả Việt Nam. |
Thương mại điện tử đưa hàng Việt ra thế giới Cùng với xu hướng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thương mại điện tử là yếu tố quan trọng tác động ảnh hưởng lớn đến đời sống, xã hội và cơ cấu của nền kinh tế. |
Tốc độ phát triển thương mại điện tử của Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á Báo cáo thương mại điện tử Đông Nam Á của tổ chức OpenGov Asia công bố gần đây cho biết Việt Nam và Thái Lan đã nổi lên là 2 thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Báo cáo nêu bật việc Việt Nam vượt qua Philippines để trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ ba trong khu vực. |