Các chuyên gia, đại sứ bàn biện pháp đối phó với tin giả
Ông Phan Đình Trạc: Cần phân biệt rõ đâu là tin thật, tin giả Ban Nội chính Trung ương sẽ tiếp tục lựa chọn các vụ án kinh tế tham nhũng nghiêm trọng để đưa vào diện Ban Chỉ ... |
Anh: Người tin vào 'thuyết âm mưu' COVID-19 thường sử dụng thông tin từ Facebook, YouTube Những người sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook và YouTube để tìm thông tin về COVID-19 nhiều khả năng tin vào các thuyết âm ... |
Tham dự hội thảo có ngài Anar Imanov, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà Azerbaijan tại Việt Nam; TS. Đào Xuân Tiến, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu VH-LS-KH Azerbaijancùng các khách mời….
700 trường hợp đưa tin sai sự thật về COVID-19
Phát biểu tại hội thảo, TS. Đào Xuân Tiến, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hoá - Lịch sử - Khoa học Azerbaijan cho biết đây là chủ đề được xã hội rất quan tâm và có ý nghĩa thiết thực đối với hoạt động báo chí nước ta hiện nay. Hội thảo góp phần nâng cao trách nhiệm của nhà báo trong hoạt động báo chí điện tử và cá nhân, tổ chức sử dụng mạng xã hội trong công tác truyền thông.
Theo TS Đào Xuân Tiến, tại Việt Nam, tin giả đã xuất hiện trên báo chí từ lâu, gây hậu quả về kinh tế và ảnh hưởng đến niềm tin công chúng đối với báo chí. Cùng với sự phối hợp và đấu tranh mạnh mẽ của các cơ quan thực thi pháp luật về tăng cường rà soát, xử lý nghiêm túc, cương quyết đối với những cá nhân cố tình phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây hoang mang lo sợ cho cho người dân thì bản thân mỗi người cần hết sức bình tĩnh, sáng suốt trong tiếp nhận và xử lý thông tin, kịp thời báo đến các cơ quan chức năng các trường hợp đăng tin sai sự thật.
Quang cảnh buổi hội thảo. |
“Trong thời gian dịch COVID-19, xuất hiện nhiều thông tin giả. Theo thống kê từ Bộ công an, từ khi dịch xuất hiện, trên không gian mạng Việt Nam đã có hơn 900000 thông tin liên quan, trong đó rất nhiều thông tin, bài có nội dung chưa được kiểm chứng, xuyên tạc, sai sự thật, kích động về tình hình dịch bệnh. Tính đến tháng 3/2020 lực lượng chức năng Việt Nam đã xác minh, làm việc với gần 700 trường hợp đưa tin sai sự thật về COVID-19, xử phạt vi phạm hành chính hơn 140 người. CA TP.Hà Nội cho biết từ ngày 31/1-18/3 đã lập hồ sơ xử lý 53 trường hợp đăng tin sai sự thật về dịch bệnh trên trang cá nhân facebook và trang Youtobe gây hoang mang dư luận. Công an đã xử phạt hành chính gần 200 triệu đồng đối với các cá nhân đăng tin sai sự thật về COVID-19”, TS Đào Xuân Tiến nói.
Chính vì thế, theo TS Đào Xuân Tiến, báo chí chính thống cần biết cách làm chậm quá trình phát tán tin giả thông qua hoạt động tác nghiệp. Báo chí chú ý cách đặt tít, chọn hình ảnh và đăng tin phù hợp về các tin đồn và các thuyết âm mưu cũng như các thông tin sai sự thật.
Tham dự hội thảo, Đại sứ Azerbaijan Anar Imanov cho biết, chuyển tải thông tin chính xác tới độc giả là một công tác quan trọng, đòi hỏi các nhà báo phải lựa chọn các nguồn tin chính xác, cẩn trọng, đặc biệt là các thông tin từ nước ngoài.
Đại sứ Anar Imanov phát biểu tại hội thảo. |
Theo Đại sứ Anar Imanov, hiện nay có nhiều tin tức giả mạo đưa thông tin sai lệch về Azerbaijan trên toàn cầu. Một tin tức giả đăng tải lên 1,2 tiếng có rất nhiều người đọc, gây nên hậu quả nghiêm trọng. Chính vì thế, tại Azerbaijan có một đội ngũ tìm hiểu tin tức giả để sau đó phản biện lại.
“Trách nhiệm của báo chí hiện nay rất quan trọng đưa tin tức chính xác, trung thực đến công chúng. Đây không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan báo chí mà còn trách nhiệm cá nhân nhà báo. Đòi hỏi nhà báo phải cân bằng thông tin cần phải dẫn nguồn từ hai phía để đảm bảo tính công bằng của thông tin”, ngài Đại sứ chia sẻ.
Chống tin giả bằng cách tăng cường thông tin chính thống
Với bài tham luận của mình, ông Nguyễn Ngọc Oanh, Trưởng khoa Quan hệ quốc tế, Học viện báo chí và tuyên truyền cho biết tình trạng tin giả xuất hiện hầu hết trên thế giới trong đó có Việt Nam. “Ở Việt Nam hoạt động báo chí đều tuân thủ luật pháp, nếu sai chiếu theo luật để xử lý vi phạm”, ông cho biết.
Theo ông Oanh, trách nhiệm của nhà báo đối với tin giả, trước hết phải tuân thủ hệ thống luật pháp của nhà nước Việt Nam; tiếp theo cần phải có trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp; tăng cường học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tăng cường các kiến thức của nhà báo.
Trong khi đó, Nhà báo Phùng Ngọc Đức cho biết, giải pháp đối phó với tin giả là đầu tiên phải phân biệt và nhận biết được tin tức nào là giả. Điều này không chỉ là cảm quan mà cả quá trình tích luỹ. Nếu tin từ quốc tế thì đòi hỏi nhà báo phải có ngoại ngữ hoặc có bộ phận phiên dịch thuật chuyên nghiệp chuyển tải đến độc giả. Giải pháp thứ hai xử lý tin giả: tìm hiểu vì sao người ta tung tin giả, do ai thực hiện….
Nguyên Đại sứ Nguyễn Quang Khai, nhà ngoại giao có nhiều năm làm việc tại Trung Đông phát biểu tại hội thảo. |
Bản thân từng cộng tác cho một số tờ báo tại Việt Nam, nguyên Đại sứ Nguyễn Quang Khai, nhà ngoại giao có nhiều năm làm việc tại Trung Đông cho biết rất khó phân biệt được tin nào là tin giả, tin thật, đặc biệt là các tin từ quốc tế.
Theo ông, chống tin giả rất khó, chính vì vậy chỉ có cách tăng cường thông tin chính thống đến tất cả các cơ quan báo chí. Các nhà nước chủ động cung cấp thông tin tới cơ quan báo chí.
Kết luận buổi hội thảo, TS Đào Xuân Tiến cho biết, các bài tham luận trong hội thảo đều có ý nghĩa đóng góp rất lớn. Đưa ra được nhiều nhiều thí dụ trong nước và quốc tế cũng như những biện pháp.
Trong khi đó, Đại sứ Anar Imanov cảm ơn những đóng góp của các diễn giả, từ đó sẽ cùng với các nhà báo ngăn chặn đối phó với tin giả.
Công an Quảng Bình xử lý nhiều trường hợp đăng tin sai sự thật về tình hình mưa lũ Trong lúc các địa phương đang phải gồng mình chống lũ thì lại có những đối tượng lợi dụng tình hình này để đăng tải ... |
Facebook xoá hàng trăm "tài khoản rác" chuyên tung tin đồn trong mùa bầu cử ở Mỹ Ông lớn Facebook đang thể hiện thái độ cứng rắn với tình trạng tung tin giả bằng các tài khoản ảo trên nền tảng mạng ... |