Cà Mau lần đầu tiên tổ chức ngày hội Cua
Đêm khai mạc diễn ra nhiều hoạt động sân khấu hoá các chương trình văn nghệ gắn với chủ đề quê hương, đất nước, con người Cà Mau trong xây dựng, phát triển. |
Phát biểu khai mạc Ngày hội, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, Trưởng ban tổ chức Ngày hội cho biết: Cua biển Cà Mau là một trong só 100 món ăn đặc sản Việt Nam với thịt ngọt, chắc, gạch béo, hàm lượng dinh dưỡng cao. Với diện tích nuôi xen canh trên 250 ngàn ha, Cà Mau còn là nơi có sản lượng nhiều nhất cả nước; tổng giá trị sản lượng cua bình quân mỗi năm trên 10.000 tỷ đồng. Do đó cua được xác định là ngành hàng chủ lực của tỉnh, vị thế con cua chỉ đứng sau con tôm; mới đây, cua Cà Mau cũng đã được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Ngày hội Cua được Cà Mau tổ chức nhằm đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, thương hiệu Cua Cà Mau và các loại đặc sản của địa phương đến du khách trong và ngoài nước, với kỳ vọng quảng bá thương hiệu địa phương, thu hút khách du lịch, góp phần phát triển các ngành nghề..
Ngày hội diễn ra từ ngày 23/12 đến 31/12 tại thành phố Cà Mau với nhiều hoạt động như: Diễu hành đường phố tôn vinh các sản vật địa phương; Hội chợ Thương mại tổng hợp, trưng bày sản phẩm OCOP; Cuộc thi ẩm thực Vua đầu bếp cua, xác lập kỷ lục 69 món ăn chế biến từ cua; Đón nhận bằng kỷ lục châu Á “Lẩu mắm U Minh”; Cuộc thi Cua Cà Mau lớn nhất; Liên hoan đờn ca tài tử và các diễn đàn, hội thảo với các chủ đề có liên quan.
Sự kiện ngày hội Cua Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động thu hút du khách. |
Cua Cà Mau được nuôi xen canh với vùng nuôi trên 250 ngàn ha; tổng giá trị sản lượng cua bình quân mỗi năm trên 10.000 tỷ đồng. |
Du khách trải nghiệm săn bắt cua Cà Mau. |
Cua Cà Mau được nhiều người dùng đánh giá là cua có chất lượng ngon nhất Việt Nam. |
Cua Cà Mau đã trở thành món ăn yêu thích của nhiều người bởi chất lượng thịt cua. |
Cục Sở hữu trí tuệ trao quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Cua Cà Mau. |
Dịp này, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công Nghệ quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Cua Cà Mau; khu vực địa lý gồm các xã và thị trấn thuộc tỉnh Cà Mau: Thị trấn Rạch Gốc và các xã Tân An, Tân An Tây, Tam Giang Tây, Viên An Đông, Viên An, Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển); Thị trấn Năm Căn và các xã Đất Mới, Lâm Hải, Tam Giang,Tam Giang Đông, Hàm Rồng, Hàng Vịnh, Hiệp Tùng (huyện Năm Căn); Thị trấn Đầm Dơi và các xã Thanh Tùng, Quách Phẩm, Quách Phẩm Bắc, Trần Phán, Tân Duyệt, Tạ An Khương, Tạ An Khương Nam, Tạ An Khương Đông, Tân Đức, Ngọc Chánh, Tân Trung, Tân Dân, Tân Tiến, Tân Thuận, Nguyễn Huân (huyện Đầm Dơi); Thị trấn Cái Đôi Vàm và các xã Nguyễn Việt Khái, Phú Mỹ, Phú Tân, Phú Thuận, Rạch Chèo, Tân Hải, Tân Hưng Tây, Việt Thắng (huyện Phú Tân). Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Cua Cà Mau được bảo hộ toàn lãnh thổ Việt Nam. |
Sắp diễn ra sự kiện Ngày hội Cua Cà Mau - Lần thứ I năm 2022 UBND tỉnh Cà Mau vừa có kế hoạch tổ chức Ngày hội Cua Cà Mau - Lần thứ I năm 2022, với chủ đề “Cua Cà Mau – Điểm hẹn văn hóa ẩm thực”. Sự kiện có quy mô cấp tỉnh sẽ diễn ra từ ngày 23/12/2022 đến ngày 31/12/2022. |
VUFO hỗ trợ Cà Mau vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài Ngày 28/11, tại Hà Nội, bà Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của UBND tỉnh và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau, trao đổi về công tác đối ngoại nhân dân, hoạt động vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài… |
WWF Việt Nam khởi động dự án tăng cường khả năng chống chịu BĐKH tại Cà Mau và Bạc Liêu Dự án Tăng cường khả năng chống chịu BĐKH của hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái nông nghiệp và cộng đồng địa phương tại khu vực ven biển ĐBSCL mong muốn có thể tăng 120-150% năng suất tôm nuôi và nâng cao giá trị thương mại con tôm thông qua áp dụng các giải pháp thực hành sản xuất tốt hơn; đồng thời trồng mới thêm 60 ha diện tích rừng phòng hộ cũng như áp dụng quản lý rừng dựa vào cộng đồng bền vững cho gần 3.000 ha ở hai tỉnh: Cà Mau và Bạc Liêu. |