Bộ Y tế lên tiếng về thông tin TPHCM phát hiện biến chủng mới
Theo Suckhoedoisong.vn 16/06/2021 18:59 | Cần biết


![]() |
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn- Trưởng Bộ phận công tác đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ TPHCM phòng chống dịch COVID- 19 |
Tính đến chiều 16/6, sau 22 ngày bùng dịch, TPHCM đã ghi nhận 1.015 ca mắc COVID-19, trong đó có nhiều trường hợp chưa điều tra được nguồn lây.
Do tốc độ lây lan quá nhanh, có thông tin cho rằng chủng SARS-CoV-2 lây truyền tại TP.HCM là biến chủng mới.
Tuy nhiên Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khẳng định, thông tin này không chính xác. Bộ Y tế đã kiểm tra lại thông tin từ viện Pasteur TPHCM cho thấy các kết quả giải trình tự gene ca bệnh trên địa bàn đều là chủng B.1617.2 nguồn gốc từ Ấn Độ (có tên gọi mới là chủng Delta).
“Chủng này có khả năng phát tán nhanh hơn chủng Anh và độc lực có xu hướng tăng lên”- Thứ trưởng thông tin.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, đợt dịch lần này tại TP HCM có rất nhiều chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng, chứng tỏ không tập trung vào 1 nguồn duy nhất mà từ nhiều nguồn khác nhau.
"Vì vậy, công tác dập dịch ở TP.HCM trong thời gian tới phải rất tích cực. Chúng ta cần phát hiện sớm những trường hợp mắc bệnh, sau đó truy vết, khoanh vùng, dập dịch", Thứ trưởng chia sẻ.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trướng Sơn, trong công tác truy vết, dập dịch, điều may mắn và dễ dàng là phát hiện được nguồn lây F0 đầu tiên, từ đó, truy vết theo nguồn lây này, chúng ta tìm kiếm được các F1.
Tuy nhiên, một số trường hợp cũng gây khó khăn cho các nhà dịch tễ học trong việc xác định nguồn lây đầu tiên. Đối với những trường hợp như vậy, Thứ trưởng khẳng định ngoài tích cực truy tìm nguồn gốc phải rà soát theo các dấu vết đã phát hiện được để truy vết càng thần tốc càng tốt để giảm mức độ lây lan. Đây là vấn đề cần ưu tiên trong đợt dịch lần này tại TP.HCM.
“Chúng tôi đồng thuận với các chỉ đạo của thành phố về giãn cách, việc khoanh vùng phải càng nhỏ càng tốt nhưng phải hết sức nghiêm theo chỉ thị 16, 15 và 15+ để vừa đảm bảo phòng chống dịch, hạn chế tụ tập đông người vừa tạo lưu thông sản xuất. Trong bối cảnh hạn nay, 5K vẫn còn nguyên giá trị”- Thứ trưởng nói.


Truyền hình

Ngắm hoa kèn hồng đẹp rạng ngời những con đường thành phố Hồ Chí Minh
Đáng chú ý
Lấy ý kiến người Việt Nam ở nước ngoài về Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)

Bài viết mới
Hiệu trưởng ĐH Cornell: Đại học phải mang đến lợi ích cho cộng đồng

Quy định mới về khung giá bán lẻ điện bình quân

Chuyên đề

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc luôn phát triển mạnh mẽ, thực chất, là điểm sáng và trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước.