Bỏ tiền mua vùng đất “chết” cằn cỗi, hai vợ chồng âm thầm làm một việc khiến 26 năm sau ai nấy đều bất ngờ
Pamela Gale Malhotra cùng chồng là anh anh Anil Malhotra đã chia sẻ với Great Big Story: “Lần đầu chúng tôi đến đây, phần lớn mảnh đất chúng tôi mua được đều cằn cỗi, hoang tàn. Ruộng lúa bị bỏ hoang, cà phê, bạch đậu khấu cũng tương tự. Nạn phá rừng khi đó thật khủng khiếp, xảy ra thường xuyên. Và chúng tôi đã phải bỏ rất nhiều công sức, thời gian, tiền bạc để khiến nó trở thành như hôm nay”.
26 năm trước, đây chỉ là một khu đất cằn cỗi, hoang tàn...
... nạn phá rừng diễn ra thường xuyên (Ảnh: Great Big Story)
Được biết, quận Kodagu - hai vợ chồng Pamela mua lại khu đất cằn cỗi ấy - có diện tích rừng ngày càng giảm mạnh. Từ 86% vào những năm 1970 xuống còn 16% vào ngày hôm nay. Chị Pamela giải thích rằng điều này gây nên những tác động tiêu cực đến kiểu hình rừng nhiệt đới và lượng nước cung cấp cho khu vực, cũng như toàn miền Nam Ấn Độ.
Vậy là hai vợ chồng chị Pamela đã bắt tay vào “hồi sinh” mảnh đất cằn cỗi ấy. Từng ngày trôi qua, hai vợ chồng cần mẫn trồng cây gây rừng, cải thiện hệ sinh thái suốt từ năm 1991. Từ một nơi chỉ toàn đất đá, gần như là một vùng đất "chết", đến nay, sau 26 năm kiên trì, nỗ lực, dốc hết tâm huyết, nơi này đã trở nên màu mỡ, xanh tươi hơn, và là nơi sinh sống của rất nhiều động vật hoang dã. Anh chị đã gọi đây là Sai Sanctuary - khu bảo tồn động vật hoang dã duy nhất ở Ấn Độ.
Từng ngày trôi qua, hai vợ chồng cần mẫn trồng cây gây rừng, cải thiện hệ sinh thái suốt từ năm 1991 (Ảnh: Great Big Story)
Từ một vùng đất "chết", vợ chồng chị Pamela đã cùng nhau "hồi sinh" mảnh đất ấy... (Ảnh: Great Big Story)
... để giờ đây, Sai Sanctuary là "nhà" của hơn 300 loài động vật hoang dã... (Ảnh: Great Big Story)
...hơn 200 loài động thực vật đang bị đe dọa toàn cầu... (Ảnh: Great Big Story)
... bao gồm voi châu Á và hổ Bengal (Ảnh: Great Big Story)
Ngày nay, Sai Sanctuary là “nhà” của hơn 300 loài động vật hoang dã, hơn 200 loài động thực vật đang bị đe dọa toàn cầu, bao gồm voi châu Á và hổ Bengal. Chị Pamela cho biết: “Tôi còn nhớ những ngày đầu khi bước chân trên mảnh đất này chẳng nghe được âm thanh nào khác ngoài tiếng những bước chân. Nhưng giờ thì nơi này đã là một vùng đất sống với những âm thanh khác nhau rồi”.
"Tôi còn nhớ những ngày đầu khi bước chân trên mảnh đất này chẳng nghe được âm thanh nào khác ngoài tiếng những bước chân... (Ảnh: Great Big Story)
...Nhưng giờ thì nơi này đã là một vùng đất sống với những âm thanh khác nhau rồi". (Ảnh: Great Big Story)
Chị Pamela hy vọng, khu rừng sẽ tiếp tục được bảo tồn và mở rộng hơn nữa: “Mỗi khi bước đi trong khu bảo tồn, vợ chồng tôi cảm thấy hạnh phúc lắm. Tôi chưa bao giờ cảm nhận được niềm hạnh phúc như thế này trong cuộc đời mình”.
(Nguồn: boredpanda)
Newben