Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất tăng học phí mọi cấp học
Xây dựng Trung tâm văn hóa giáo dục miễn phí cho học sinh tại huyện Đại Từ (Thái Nguyên) Ngày 3/11 vừa qua, Trung tâm giao lưu văn hoá Việt Hàn đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức lễ ký ... |
Tăng cường hợp tác giáo dục, kinh tế Việt - Đức thông qua các hoạt động đào tạo, dạy nghề Những hoạt động đào tạo tiếng Đức để học nghề ở Đức của Trung tâm Ngoại ngữ MV (Hà Tĩnh) được kỳ vọng sẽ tạo ... |
Trong dự thảo lần thứ 2 Nghị định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, Bộ GD-ĐT đã đưa ra đề xuất tăng học phí cho mọi cấp học vào năm tới.
Nghị định này sẽ thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.
Tăng học phí cấp mầm non, phổ thông lên 7,5%
Theo đề xuất của Bộ GD-ĐT, đối với bậc mầm non và phổ thông, mức thu học phí thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ giữa Nhà nước và người học, phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo theo quy định.
Khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đảm bảo chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng trong nước.
Biều đồ do Bộ GD-ĐT đề xuất |
Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng trong nước tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí trên.
Từ năm học 2021-2022, khung, học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ tăng tối đa 7,5%/năm phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và khả năng chi trả của người dân.
Bộ GD&ĐT lý giải đề xuất tăng học phí bậc mầm non, phổ thông được đưa ra căn vứ vào kịch bản tăng trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021-2025 là 7,5%, cùng với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm khoảng 4-5%/năm và mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua các năm thì tổng cộng biến động của các chỉ số trên sẽ cao hơn 7,5%.
Tuy nhiên, để bảo đảm an sinh xã hội và chia sẻ với gia đình người học, bộ đề xuất chỉ tăng 7,5%/năm với học phí mầm non, phổ thông. Với lộ trình này, đến năm học 2025-2026, học phí bù đắp được 50% chi phí đào tạo. Đến năm 2030, học phí sẽ bù đắp đủ chi phí đào tạo (đối với trường chưa tự bảo đảm chi thường xuyên).
Tăng 12,5% so với bậc đại học
Theo dự thảo quy định rõ về học phí đối với giáo dục đại học công lập. Theo tinh thần của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục Đại học là tăng cường tự chủ phải gắn với kiểm định chất lượng đào tạo (bao gồm kiểm định trường và kiểm định chương trình) để thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với xu hướng quốc tế, bảo đảm quyền lợi người học. Vì vậy, Ban soạn thảo đề xuất mức thu học phí xác định tương ứng với mức độ tự chủ tài chính và mức độ kiểm định chất lượng đào tạo, theo lộ trình đến năm 2025 học phí đủ bù đắp chi phí đào tạo.
Đề xuất mức học phí từ năm học 2021-2022: Căn cứ vào kịch bản tăng trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021-2025 là 7,5%, cùng với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hằng năm khoảng 4-5%/năm và mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua các năm, Bộ GD-ĐT đề xuất mức tăng học phí năm học 2021-2022 là 12,5% so với năm học 2020-2021 và các năm tiếp theo. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu, khảo sát chi phí đào tạo của 07 trường đại học công lập trên cả nước của Nhóm chuyên gia ĐHQGHN, mức tăng học phí 12,5%/năm sẽ bảo đảm lộ trình tính đủ chi phí đào tạo vào năm 2025.
Đơn vị: nghìn đồng/sinh viên/tháng - Bộ GD-ĐT đề xuất |
Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải, căn cứ thực trạng khảo sát về chi phí giáo dục giai đoạn 2016-2019 và mức độ kiểm định chất lượng tại 70 cơ sở giáo dục đại học công lập trên toàn quốc và nghiên cứu của nhóm chuyên gia ĐHQGHN cho thấy để hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ vào năm 2025 thì mức học phí của nhóm tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư tăng tối thiểu 2,5 lần mức trần học phí của các trường chưa tự chủ chi thường xuyên. Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng đào tạo, tránh trường hợp thu học phí cao nhưng chất lượng nên Bộ GDĐT đề xuất các cơ sở giáo dục phải thực hiện lộ trình đạt kiểm định tương ứng với lộ trình tăng học phí theo quy định nêu trên.
Theo Bộ GDĐT, đối với hệ đào tạo đại học, mức tăng học phí trung bình là 12,5%, hướng tới tính đúng tính đủ chi phí đào tạo đại học đến năm 2025. Việc tăng học phí này sẽ ảnh hưởng nhất định đến người học, đặc biệt là những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thuộc diện chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên, trong Nghị định cũng qui định những điều khoản hỗ trợ học phí, miễn giảm học phí cho các đối tượng ưu tiên, nhằm đảm bảo công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục.
Học phí Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2020 dự kiến Học phí Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2020: Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc ... |
Học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2020 dự kiến Học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2020: Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa thông báo mức học phí ... |
Học phí Học viện Ngân hàng năm 2020 mới nhất Học phí Học viện Ngân hàng năm 2020: Học viện Ngân hàng vừa thông báo mức học phí các ngành đào tạo năm học ... |