Bộ Công an sẽ phụ trách việc sát hạch lái xe thay Bộ Giao thông
Giấy phép lái xe mới sẽ có 12 điểm, bị trừ hết phải thi lại từ đầu |
Bằng lái xe tại nước ngoài được cấp khác Việt Nam thế nào? |
Bộ Công an sẽ phụ trách việc sát hạch lái xe thay Bộ Giao thông? - Ảnh minh hoạ |
Vào chiều 7/9, tại phiên họp Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh mở rộng, thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi)... Đại diện cơ quan soạn thảo, Thứ trưởng Công an - Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc cho biết, đa số thành viên Chính phủ đồng ý vấn đề đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án Luật này.
Theo ông Ngọc: "Bộ trưởng Bộ GTVT đã có văn bản khẳng định thống nhất để Bộ Công an báo cáo Quốc hội phương án một (là Bộ Công an chủ trì sát hạch, cấp giấy phép lái xe)".
Theo quy định hiện hành, Bộ GTVT phụ trách lĩnh vực đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe. Tuy nhiên, do vẫn còn ý kiến khác nhau nên ban soạn thảo xây dựng thêm phương án thứ hai (dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) tiếp tục điều chỉnh vấn đề đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe).
Thứ trưởng Bộ Công an - Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc phát biểu tại phiên họp |
Đại diện Bộ Công An cho rằng, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và quản lý quá trình chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ là các nội dung quan trọng, xuyên suốt, quyết định kiến thức pháp luật, kỹ năng điều khiển và ý thức chấp hành pháp luật của người lái xe khi tham gia giao thông. Vấn đề này cũng quyết định đến trật tự, an toàn giao thông và thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Hơn nữa, người điều khiển phương tiện giao thông vừa là chủ thể cần bảo vệ, vừa là nhân tố chính gây mất an toàn giao thông. Do đó, để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phải quản lý được hành vi chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông xuyên suốt và nhất quán, từ khâu đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và sau khi được cấp giấy phép lái xe...
Thứ trưởng Bộ Công an cũng phân tích thêm rằng phương án hai (tiếp tục sửa đổi Luật Giao thông đường bộ) không phù hợp với cấu trúc, mục tiêu và nội dung của luật sửa đổi là "thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kết cấu hạ tầng hiện đại, hiệu quả, nâng cao chất lượng hệ thống mạng lưới đường bộ...".
Thẩm tra sơ bộ nội dung nêu trên, đa số ý kiến trong Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội nhất trí với phương án Chính phủ đã thống nhất là giao Bộ Công an quản lý nhà nước về sát hạch, cấp giấy phép lái xe.
Tuy nhiên, vì đây là vấn đề còn có ý kiến khác nhau, Uỷ ban đề nghị Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chỉ đạo.
Nhiều chuyên gia đặt câu hỏi trong trường hợp công tác đào tạo, sát hạch cấp GPLX được chuyển ngược lại về Bộ Công an quản lý thì hệ thống quản lý hiện hành của Bộ GTVT sẽ xử lý như thế nào? Thống kê cho thấy, hiện đội ngũ cán bộ công chức được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý và vận hành hệ thống, trang thiết bị, phần mềm, thiết bị điện tử, tin học, truyền thông gồm hơn 2.000 cán bộ công chức. Cần có những đánh giá cụ thể và chính xác về tác động của việc chuyển đổi này lên hệ thống đào tạo, sát hạch cấp GPLX. |
Giấy phép lái xe mới sẽ có 12 điểm, bị trừ hết phải thi lại từ đầu Theo đề xuất của Bộ Công an, Giấy phép lái xe (GPLX) sẽ có tổng là 12 điểm. |
Bằng lái xe tại nước ngoài được cấp khác Việt Nam thế nào? Việc cấp giấy phép lái xe ở mỗi quốc gia đều có quy chế, cách thức khác nhau. Nhiều nước nới lỏng trong vấn đề ... |
Sự thật thông tin giấy phép lái xe hạng B1 không được lái ô tô, A1 không được lái SH Thông tin bằng B1 không được điều khiển ô tô con, bằng A1 không được lái xe dung tích trên 125cc như SH, AirBlade mới...gây ... |