Bệnh viện ĐK Đức Giang lý giải nguyên nhân bệnh nhân tử vong sau tiêm thuốc giảm đau
Bệnh viện Đa khoa huyện Như Thanh (Thanh Hóa): Làm tốt công tác khám chữa bệnh năm 2019 |
Thiếu nữ 15 tuổi bị mù mắt vĩnh viễn sau tiêm filler nâng mũi giá 1,5 triệu |
Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Ảnh VOV |
Theo đó, khoảng 15h ngày 8/1, anh H. nhập Bệnh viện Đa khoa Đức Giang trong tình trạng đau nhiều vùng thượng vị. Sau khi được thăm khám, xét nghiệm, bác sĩ trực tiếp điều trị tính đến 2 nguyên nhân là đau dạ dày tá tràng và vấn đề tim mạch.
Kết quả phim chụp, nội soi cho thấy, bệnh nhân bị đau, trào ngược dạ dày, viêm loét. Bác sĩ khẳng định người bệnh bị đau dạ dày tá tràng.
Chiều 10/1, bệnh nhân có biểu hiện bạch cầu tăng cao, có dấu hiệu nhiễm trùng, được điều trị theo phác đồ nhưng vẫn đau. Ngay lập tức, bệnh viện đã hội chẩn liên khoa và chuyển bệnh nhân lên khoa Ngoại Tổng hợp để được tiếp tục điều trị.
Khoảng 1h sáng 12/1, anh H. cảm thấy đau nhiều hơn. Bác sĩ điều trị chỉ định cho dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, sau khi dùng thuốc, bệnh nhân có đi vệ sinh rồi bị ngã và ngừng tim ngay. Dù được cấp cứu liên tục 2 giờ đồng hồ nhưng bệnh nhân vẫn không qua khỏi.
TS.BS Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết, ngay khi xảy ra vụ việc, bệnh viện cho họp hội đồng y khoa kiểm tra, đánh giá nguyên nhân. Hội đồng cho rằng, có thể bệnh nhân thiệt mạng do đột quỵ và tim mạch. Trong đó, khả năng đột quỵ là rất khó. Vì thế nguy cơ cao nhất là bệnh nhân thiệt mạng do liên quan tới vấn đề tim mạch.
“Ngày đầu tiên bệnh nhân đến viện với chỉ số tim rất thấp, chỉ 51, trong khi người bình thường phải trên 70. Chỉ số tim ngực cũng bất thường, khá cao (trên 60). Qua chụp CT có thấy một số mạch bị căng cứng. Do vậy, hội đồng thống nhất nhận định nguyên nhân khiến bệnh nhân thiệt mạng có thể do mắc các vấn đề về tim mạch. Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn, phải đợi kết quả giám định pháp y”- ông Thường nêu rõ.
Trước thắc mắc của PV về việc có hay không việc bác sĩ tắc trách khi điều trị, cấp cứu, ông Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang khẳng định, không có chuyện đó.
Ông Thường cũng cho biết, mặc dù bệnh nhân tới bệnh viện vào ngày nghỉ nhưng các bác sĩ vẫn liên tục làm các xét nghiệm, thăm khám kỹ càng, đúng quy định. Bên cạnh đó, trong suốt thời gian 3 ngày điều trị tại đây, người nhà bệnh nhân cũng không có bất kỳ phàn nàn nào về đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện.
Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cũng loại bỏ khả năng bệnh nhân bị sốc phản vệ do tiêm thuốc giảm đau. Bởi thông thường, bệnh nhân bị sốc phản vệ sẽ có biểu hiện sốc, da xanh tím, mẩn đỏ, nôn, đau bụng, hô hấp khó thở, suy tuần hoàn và tụt huyết áp...
“Với bệnh nhân H., tiến triển bệnh không giống với sốc phản vệ. Ngoài ra, bệnh nhân bị sốc phản vệ nếu được cấp cứu đúng phác đồ nhịp tim vẫn có thể đập trở lại rồi mất. Nhưng với trường hợp này, dù được cấp cứu liên tục trong 2 giờ, nhịp tim bệnh nhân không có dấu hiệu đập trở lại”- BS Nguyễn Văn Thường cho biết.
BS Thường cũng chia sẻ, đây là sự việc đáng tiếc, không ai mong muốn. Ngay khi bệnh nhân thiệt mạng, bệnh viện cũng đã liên lạc, gặp gỡ gia đình nạn nhân. Gia đình bệnh nhân H. cũng hợp tác và đồng ý giải phẫu pháp y để tìm nguyên nhân cái chết..
Ai chịu trách nhiệm vụ BV Nhi TW cho trẻ uống kháng sinh hết hạn? Sau hai ngày điều trị viêm phổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương, anh K. phát hiện con trai mình uống thuốc kháng sinh đã ... |
Tử vong sau nâng ngực ở BV thẩm mỹ Emcas: Bác sỹ Đinh Viết Hưng là của BV Kangnam? Vị bác sĩ thực hiện phẫu thuật nâng ngực cho cô gái 33 tuổi dẫn tới tử vong ở bệnh viện Emcas có tên trong ... |
Hà Nội: Cháy biển hiệu BV Bưu Điện, nhiều bệnh nhân hoảng loạn Vào khoảng 18h, ngày 19/8, xảy ra đám cháy tại tòa nhà trung tâm bệnh viện Bưu Điện (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) khiến ... |