Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đạt chuẩn chất lượng vàng từ Hội Đột quỵ Châu Âu
Để đạt được chứng nhận này, bệnh viện phải đáp ứng được 8 tiêu chí nghiêm ngặt là: Tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não được điều trị thuốc tiêu sợi huyết trước 60 phút và trước 45 phút; tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não được bắt đầu can thiệp mạch máu não trước 120 phút và trước 90 phút; tỷ lệ tái thông được mạch máu bị nghẽn tắc (trên tổng số bệnh nhân nhập viện); tỷ lệ bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ được chụp Ctscan (Chụp cắt lớp vi tính) hoặc MRI (Chụp cộng hưởng từ); tỷ lệ bệnh nhân được tầm soát rối loạn nuốt tại đơn vị; tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não được sử dụng kháng kết tập tiểu cầu khi xuất viện; tỷ lệ bệnh nhân rung nhĩ được điều trị kháng đông khi xuất viện; tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ được điều trị tại đơn vị đột quỵ hoặc hồi sức tích cực.
Ê kíp bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đang can thiệp cấp cứu bệnh nhân đột quỵ. |
Theo TS.BS Hà Tấn Đức, Trưởng Khoa đột quỵ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cấp cứu đột quỵ là sự phối hợp của nhiều chuyên khoa như: Khoa cấp cứu, Khoa đột quỵ, Khoa chẩn đoán hình ảnh, Khoa nội thần kinh và Khoa ngoại thần kinh. Với tiêu chí “Thời gian là não”, cấp cứu đột quỵ nhồi máu não là một trong những cấp cứu khẩn cấp chạy đua với thời gian để tái thông mạch máu bị tắc. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khoa đóng vai trò quan trọng nhất để giúp rút ngắn tối đa thời gian bệnh nhân được điều trị đặc hiệu.
“Tiêu chuẩn chất lượng vàng trong điều trị đột quỵ là thước đo để các đơn vị đột quỵ biết vị trí của mình đang ở đâu, là động lực để các đơn vị phấn đấu, nỗ lực nâng cao chất lượng điều trị bệnh nhân đột quỵ, TS.BS Hà Tấn Đức thông tin thêm.
Bệnh nhân phục hồi sau quá trình can thiệp của các bác sĩ. |
Được biết, Chương trình chứng nhận chuẩn điều trị của các đơn vị đột quỵ và trung tâm đột quỵ được Ủy ban chấp hành Hội Đột quỵ Châu Âu thành lập năm 2007, sau này được phát triển, duy trì bởi Hội Đột quỵ thế giới. Mục đích nhằm thiết lập các tiêu chuẩn trong điều trị đột quỵ, cải thiện chất lượng và thống nhất trong chăm sóc bệnh nhân đột quỵ, giảm bớt sự chênh lệch trong điều trị đột quỵ giữa các quốc gia. Để đạt được chuẩn này các trung tâm phải thỏa một loạt tiêu chí khắt khe về quy trình điều trị cấp cứu đột quỵ cấp, khả năng huấn luyện con người, trang thiết bị chẩn đoán, sự phối hợp giữa các khoa liên quan trong quá trình điều trị bệnh nhân.
Năm 2022, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã nhận điều trị cho khoảng 2.000 bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não, quy trình cấp cứu tối ưu, tỷ lệ tái thông khoảng 6.5% là một trong những điều kiện giúp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đạt chứng nhận chuẩn chất lượng vàng trong điều trị đột quỵ.
Bệnh viện đầu tiên ở ĐBSCL đạt 2 tiêu chuẩn chất lượng quốc tế RTAC và JCI Chiều ngày 30/12, Bệnh viện quốc tế Phương Châu (TP. Cần Thơ) tổ chức họp báo công bố sự kiện Trung tâm Hỗ trợ sinh sản (IVF) trực thuộc bệnh viện vừa được Ủy ban Chứng nhận chất lượng về Kỹ thuật sinh sản (Reproductive Technology Accreditation Committee - RTAC) thuộc Hiệp hội Sinh sản Úc và New Zealand chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng riêng biệt cho hỗ trợ sinh sản (RTAC). Đây cũng là bệnh viện đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long đạt chứng nhận trên. |
Cần Thơ: Khởi công Viện Nghiên cứu - Đào tạo khoa học sức khỏe theo tiêu chuẩn quốc tế Sáng ngày 27/7, Trường Đại học Nam Cần Thơ tổ chức Lễ khởi công xây dựng Viện Nghiên cứu - Đào tạo khoa học sức khỏe DNC, áp dụng theo mô hình y khoa tiên tiến của Hoa Kỳ và các nước có nền y khoa hàng đầu trên thế giới. |
Hội thảo quốc tế cột sống và hội nghị khoa học công nghệ bệnh viện tại Cần Thơ Ngày 5/11, tại TP Cần Thơ, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ tổ chức Hội nghị khoa học công nghệ bệnh viện thường niên; đồng thời, phối hợp cùng Liên chi hội cột sống TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo quốc tế cột sống Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ lần thứ I và Hội nghị Liên chi hội cột sống TP. Hồ Chí Minh lần thứ 26. |