Bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn với phòng, chống khai thác IUU
Huyện Gò Công Đông, thị xã Gò Công, thành phố Mỹ Tho… là những địa phương có nghề khai thác biển truyền thống phát triển từ lâu đời và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Để nghề khai thác hải sản trên biển phát triển đúng định hướng, bền vững và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội địa phương, Tiền Giang chú trọng quy hoạch ngành nghề, tăng đội tàu đánh bắt khơi xa, giảm dần các loại hình khai thác ven bờ nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn với phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) ở vùng biển nước ngoài. Đồng thời, tỉnh khuyến khích ngư dân đóng mới các tàu công suất lớn, trang bị hiện đại đủ sức vươn khơi đánh bắt, khẳng định chủ quyền biển đảo quê hương.
Ảnh minh họa |
Cùng với tích cực hỗ trợ ngư dân về thông tin ngư trường, gắn kết lao động của thuyền viên với chủ tàu, Tiền Giang nhân rộng các mô hình liên kết khai thác trên biển hiệu quả và yêu cầu chủ tàu phải lắp đặt các thiết bị giám sát hành trình cho tàu khai thác xa bờ nhằm phòng, chống khai thác IUU hiệu quả. Hiện nay, theo ghi nhận, toàn tỉnh có 100% tàu đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.
Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, địa phương tích cực phối hợp liên ngành giữa các ban, bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khu vực ven biển Nam Bộ trong trao đổi, xử lý thông tin nhằm ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình hình tàu cá Việt Nam vi phạm các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định ở vùng biển nước ngoài. Tiền Giang tiếp tục tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân trong các lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trường nuôi trồng thủy sản cũng như khuyến khích ngư dân vươn ra đánh bắt biển xa...
Ngoài ra, cùng với việc thực hiện cấp mới, chuyển đổi hạn ngạch cấp Giấy phép khai thác thủy sản cho tàu cá hoạt động vùng khơi, địa phương còn phối hợp với các tỉnh Bến Tre, Bình Thuận, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau trong việc quản lý tàu cá hoạt động khai thác thủy sản trên biển. Các đơn vị đẩy mạnh thực hiện tuyên truyền Luật Thủy sản, việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình... trên hệ thống loa phát thanh tại Cảng cá Mỹ Tho và Cảng cá Vàm Láng và thực hiện kiểm tra niêm phong (kẹp chì) thiết bị giám sát hành trình cũng như triển khai đồng bộ các giải pháp về chống khai thác IUU đối với đội tàu khai thác xa bờ của địa phương.
Từ đầu năm đến nay, mặc dù dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống – xã hội; trong đó có ngành khai thác hải sản nhưng với nỗ lực chung của các cấp, các ngành và ngư dân tăng cường bám biển hành nghề, kết quả khai thác biển vẫn đạt khả quan.
Theo đó, trong gần 10 tháng qua, Tiền Giang đạt sản lượng nuôi trồng và khai thác 240.840 tấn tôm cá các loại, đạt 82,08% chỉ tiêu cả năm, trong đó riêng khai thác biển khoảng 126.000 tấn. Tỉnh phấn đấu trong năm 2021 đạt sản lượng khai thác biển trên 170.000 tấn tôm cá các loại cung ứng thị trường trong nước và chế biến xuất khẩu.
Triển khai cấp thẻ ngư dân "vùng xanh" đánh bắt hải sản gần bờ Ngày 18/9, UBND huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức lấy ý kiến ngư dân về kế hoạch triển khai hoạt động đánh bắt trên biển, đây là địa phương đầu tiên của tỉnh triển khai cho ngư dân hoạt động đánh bắt hải sản gần bờ. |
Cuối năm 2021 chấm dứt tình trạng vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp trực tuyến về chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC. |
Trách nhiệm hơn nữa, tập trung quyết liệt hơn nữa các giải pháp để chống khai thác IUU Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các ngành, các cấp tại địa phương, đặc biệt là tại cấp cơ sở phải trách nhiệm hơn nữa, sâu sát hơn nữa, tập trung triển khai quyết liệt hơn nữa các giải pháp để chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). |