Bảo vệ bí mật thông tin cá nhân cần có Luật quy định
Pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền đối với dữ liệu cá nhân Luật pháp quốc tế hiện nay vẫn còn tương đối tụt hậu so với sự phát triển như vũ bão của công nghệ. Điều này đã khiến cho việc bảo vệ quyền đối với dữ liệu cá nhân của con người trong thực tế còn rất khó khăn. |
Nâng cao nhận thức cho mọi người về trách nhiệm đảm bảo an toàn thông tin Trong khi nhiều tổ chức đang tăng cường đầu tư vào các công cụ, hệ thống bảo mật thụ động, mà quên mất rằng việc đào tạo chuyên môn, nhận thức bảo mật cho đội ngũ nhân viên mới là nhiệm vụ đóng vai trò quyết định. Bởi con người là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo an toàn thông tin. |
Nhiều người bị chiếm đoạt tiền vì bị lộ bí mật thông tin cá nhân
Bước sang thế kỷ 21, thế giới đã đứng trước những biến đổi lớn và cơ bản trên nhiều phương diện; những biến đổi đó xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ trên quy mô toàn cầu, đặc biệt sự phát triển của công nghệ thông tin, phát triển của internet, mạng xã hội và các ứng dụng toàn cầu trong bối cảnh của thời đại thông tin, sự chia sẻ tri thức, việc cá nhân sử dụng mạng xã hội như facebook với tốc độ chia sẻ thông tin qua các ứng dụng chụp ảnh, ghi âm, quay phim trên điện thoại thông minh.
Kỹ thuật số là một tiến bộ kỹ thuật rất quan trọng với việc phát triển kinh tế trong thời đại cách mạnh công nghiệp 4.0. Với những tiến bộ của công nghệ, khả năng để lưu trữ thông tin thông qua điện thoại di động, con chíp... ngày càng cao, việc phát triển xử lý các thông tin cá nhân cũng ngày càng mạnh trong điều kiện tin học hóa các hoạt động không chỉ trong các doanh nghiệp tư nhân mà cả trong các cơ quan nhà nước.
Việt Nam cũng đang nỗ lực để tin học hóa thông qua xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính qua mạng điện tử, thực hiện khai thuế, đăng ký các hoạt động qua mạng... nên nhu cầu thu thập, xử lý dữ liệu, thông tin cá nhân, sử dụng dữ liệu dùng chung ngày càng nhiều đòi hỏi Nhà nước có biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân của công dân sao an toàn hơn. Ngoài ra, người dân khi sử dụng những phương thức sử dụng các thông tin cá nhân mới, ngày càng để lộ thông tin cá nhân của mình hơn thông qua mạng xã hội.
Thực tế, có tình trạng không ít cá nhân phải chịu phiền toái chỉ vì những thông tin cá nhân bị lộ lọt và bị lợi dụng; có tình trạng lợi dụng bí mật đời tư các cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước để tuyên truyền sai sự thật, bôi xấu danh dự trên các trang mạng; có tình trạng do việc quản lý, bảo mật thông tin khách hàng của các nhà mạng chưa chặt chẽ đã tạo cơ hội cho một số kẻ lợi dụng thông tin cá nhân để kinh doanh, trục lợi.
Điển hình là vụ vợ nạn nhân vụ Rào Trăng 3 bị lừa mất 100 triệu đồng trong và khoản, vụ việc ngân hàng BIDV tại Phú Thọ đã bán thông tin của 50 công ty, doanh nghiệp cho nhóm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, sự cố rò rỉ 2 triệu dữ liệu khách hàng của một ngân hàng....
Chị Lê Thị Thu Thảo (vợ nạn nhân Trần Văn Lộc, công nhân thủy điện Rào Trăng 3) bị lừa 100 triệu đồng. |
Như vậy, điều này đã đặt ra cho chúng ta vấn đề quản lý sao cho hiệu quả, bảo đảm phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm, đồng thời phù hợp với Hiến pháp, các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế.
Cần nghiên cứu xem xét để xây dựng Luật bảo vệ bí mật thông tin cá nhân
Nghiên cứu hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành cho thấy, bảo vệ bí mật đời sống riêng tư và bí mật cá nhân đã được ghi nhận từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 và các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992, 2013. Việc bảo vệ bí mật đời sống riêng tư và bí mật thông tin của cá nhân đã được Nhà nước Việt Nam công nhận và bảo vệ thông qua quy định về bảo đảm an toàn và bí mật đối với thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Nội hàm của quyền bảo vệ bí mật đời tư, bí mật cá nhân đã dần dần được pháp luật bổ sung, hoàn thiện trong nhiều năm qua.
Hiến pháp năm 2013 (Điều 21, Điều 22) đã mở rộng một cách toàn diện phạm vi quy định quyền được bảo vệ bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Sự mở rộng đó đặt ra yêu cầu sửa đổi một loạt các văn bản pháp luật đã được ban hành trước đây có quy định điều chỉnh các khía cạnh khác nhau của quyền này như Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản khác có liên quan.
Tuy nhiên, qua rà soát các quy định liên quan đến bảo vệ bí mật cá nhân cho thấy, hệ thống pháp luật quy định về vấn đề còn một số bất cập: chưa có văn bản nào quy định khái niệm về bí mật cá nhân, xác định nội dung và phạm vi của quyền bảo vệ thông tin cá nhân; chưa quy định việc thu thập, xử lý thông tin cá nhân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc bảo vệ thông tin cá nhân; pháp luật cũng chưa có cơ chế hữu hiệu để bảo vệ quyền này.
Mặc dù Việt Nam chưa có luật riêng về bảo vệ các thông tin, dữ liệu cá nhân song qua đối chiếu quy định của pháp luật Việt Nam với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia có liên quan đến chế định bảo vệ bí mật cá nhân cho thấy về cơ bản đã có sự tương thích giữa hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền của công dân, của con người đối với thông tin cá nhân. Với tư cách quốc gia thành viên, nhà nước Việt Nam có nghĩa vụ chuyển hóa các chế định về bảo vệ bí mật cá nhân trong các văn kiện pháp lý quốc tế Việt Nam đã tham gia một số văn kiện quốc tế vào pháp luật quốc gia và đề ra những biện pháp đảm bảo thực hiện quyền này.
Tuy nhiên trong thời gian tới cần nghiên cứu xem xét để xây dựng Luật bảo vệ bí mật thông tin cá nhân vì thông tin cá nhân là một trong những loại thông tin tiếp cận có điều kiện nhưng pháp luật chưa quy định cụ thể để xác định được thông tin cá nhân nào cần được bảo vệ và phải bảo vệ theo quy trình nào, trách nhiệm của cơ quan nào bảo vệ đối với thông tin đó. Điều này đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, góp phần nâng cao hiệu quả triển khai thực thi Luật Tiếp cận thông tin, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thông tin, truyền thông bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền trong tình hình mới Cùng với sự phát triển đột phá của công nghệ truyền thông hiện đại, truyền thông nói chung và thông tin đối ngoại nói riêng càng có cơ hội phát huy sức mạnh và tầm ảnh hưởng to lớn trong việc thực hiện chức năng, vai trò đối với hoạt động bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền trong bối cảnh hiện nay. Đi cùng với cơ hội là những thách thức mới đặt ra, đòi hỏi công tác thông tin, truyền thông đối ngoại phải không ngừng đổi mới để đáp ứng yêu cầu của thời cuộc, góp phần thúc đẩy và đảm bảo tốt hơn quyền con người tại Việt Nam. |
Mua hàng qua livestream trên mạng có thể mất thông tin cá nhân? Lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường đã vạch rõ nhiều rủi ro cho người tiêu dùng khi tham gia hoạt động thương mại điện tử đang phát triển rầm rộ hiện nay, đặc biệt là hình thức livestream. |