Thông tin, truyền thông bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền trong tình hình mới
Uỷ ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền rà soát các nội dung cần triển khai trong năm 2020 Từ ngày 23-25/11/2020 đã diễn ra Cuộc họp đặc biệt lần 2/2020 của Uỷ ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) theo hình ... |
Kí kết hợp tác giữa Văn phòng Thường trực về Nhân quyền với Viện Quyền con người Chiều ngày 5/11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ kí kết Chương trình hợp tác giữa Văn phòng Thường trực về Nhân quyền và ... |
Đảng và Nhà nước luôn có những chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số. |
Trong những năm gần đây, mức độ quan tâm về tình hình nhân quyền Việt Nam của các nước phương Tây và các cơ chế Liên Hợp quốc có gia tăng hơn do Việt Nam thực hiện nghĩa vụ báo cáo theo các cơ chế của Liên Hợp quốc, gồm: Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát của Liên Hợp quốc; Báo cáo quốc gia thực thi Công ước chống tra tấn; Công ước về các quyền dân sự và chính trị...
Hay quá trình đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng có những điều khoản liên quan đến quyền của người lao động, quyền lập hội...
Trước và trong thời điểm diễn ra các phiên đối thoại này, các tổ chức phi chính phủ quốc tế, các tổ chức phản động trong và ngoài nước có điều kiện lợi dụng, công bố các báo cáo phản biện, cung cấp thông tin sai sự thật về tình hình nhân quyền tại Việt Nam cho các nước, các cơ chế Liên Hợp quốc và phát tán trên mạng Internet.
Với rất nhiều sự tác động, nhưng chắc chắn một điều, Việt Nam đã nỗ lực xây dựng, phát triển và đạt được nhiều thành tựu trong bảo đảm quyền con người, được quốc tế công nhận, vai trò Việt Nam ở khu vực được khẳng định.
Công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trên tinh thần Hiến pháp 2013 diễn ra tích cực, chủ động. Hàng trăm luật, bộ luật liên quan đến quyền con người được Quốc hội thông qua tác động trực tiếp đến nhận thức và thụ hưởng quyền của Nhân dân như Bộ Luật Lao động sửa đổi, Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự, Luật Báo chí, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo...
Để đảm bảo tốt công tác bảo vệ, đấu tranh quyền con người tại Việt Nam, trước hết cần đảm bảo công tác truyền thông mang tính kế hoạch và chiến lược PR rõ ràng chứ không nên chỉ mạnh cơ quan nào cơ quan đó làm, hoặc khi có vấn đề xảy ra mới lo xử lý khủng hoảng. Cần chủ động, tích cực thực hiện công tác truyền thông theo kế hoạch bài bản, tránh tình trạng lúng túng, bị động phản ứng khi có báo cáo, nhận định chỉ trích Việt Nam. Không những thế, cần phải có những giải pháp triệt để khi có các cơ quan báo chí, loại hình truyền thông đưa tin sai sự thật, xuyên tạc sự việc, vi phạm quy định về Luật Báo chí hoặc có những hành vi nói xấu, bôi nhọ các tổ chức, cá nhân liên quan khác.
Các cơ quan báo chí cũng cần cải tiến để phong phú và đa dạng hơn các thể loại, mà không đơn thuần tập trung vào một vài thể loại như bình luận, bút chiến như từ trước đến nay. Nội dung thông tin cần được mở rộng, có thể tập trung vào những chủ đề quan trọng, như: Phổ biến, giới thiệu, giải thích các văn bản luật quốc tế và các văn bản luật Việt Nam về quyền con người, nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về lĩnh vực này. Phản ánh, giới thiệu những nỗ lực của Việt Nam thực hiện các cam kết, nghĩa vụ quốc tế và các khuyến nghị về quyền con người. Giới thiệu hoạt động của báo chí Việt Nam giám sát việc thực thi và đảm bảo quyền con người: Phát hiện các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, những trường hợp oan sai để các cơ quan chức năng giải quyết. Việc đảm bảo các quyền kinh tế, xã hội, dân sự, chính trị; quyền tự do tín ngưỡng, quyền của con người dân tộc thiểu số, quyền trẻ em, người tàn tật, người cao tuổi, phụ nữ... trong các quyền đó, Việt Nam đã đạt kết quả ở mức nào so với các tiêu chuẩn chung mà Việt Nam đã cam kết, so với các nước, so với thực trạng Việt Nam trước đây để làm rõ thành tựu. Đồng thời, tích cực đấu tranh phản bác các thông tin thiếu khách quan, sai sự thật về quyền con người ở Việt Nam.
Có thể khẳng định rằng, trong thời gian vừa qua, nhiều cơ quan báo chí, truyền thông đã tích cực tham gia đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác này, mỗi cá nhân, tập thể cần phải có được lập luận chặt chẽ, lý lẽ thuyết phục, dựa trên luật pháp quốc tế, pháp luật Việt Nam và thực tế ở đất nước Việt Nam. Mỗi bài viết, cần phải hướng tới đối tượng cụ thể, phân loại đối tượng, không trộn lẫn và đánh đồng. Đối với những người do chưa hiểu tình hình ở Việt Nam mà có những nhận định không đúng, người viết cần phải có sự giải thích rõ ràng, bằng những chứng cứ xác thực để đối tượng hiểu. Đối với những người do khác biệt về quan điểm chính trị mà có nhận định sai lệch, thì chúng ta cần phải tranh luận trên tinh thần đối thoại, thẳng thắn và chân thành để họ nhận ra thực tế: nhân quyền vừa là giá trị phổ quát nhưng cũng mang tính đặc thù về hoàn cảnh lịch sử, về trình độ phát triển và điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia.
Công tác tuyên truyền về quyền con người là nhiệm vụ chính trị và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cả trước mắt và lâu dài. Kết quả tuyên truyền về nhân quyền cũng là thước đo chính xác, đồng thời phản ánh chân thực nhất những thành tựu và nỗ lực của Đảng, Nhà nước, của các cấp ngành trong việc thực hiện quyền con người, bảo vệ và đấu tranh cho quyền con người ở Việt Nam từ trước đến nay.
15 nước được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2021-2023 Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 13/10 đã bầu 15 quốc gia làm thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2021-2023. |
Tiếng nói lạc lõng, ngược dòng không thể làm giảm lòng tin với Đảng Dù cách thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt đến đâu thì những luận điệu xuyên tạc của các phần tử chống đối, thù địch ... |