Báo Đức ca ngợi Chính phủ Việt Nam luôn "đặt con người trước lợi nhuận" trong dịch COVID-19
200 sinh viên Đại học Việt - Đức gặp khó khăn sẽ nhận được học bổng từ Chính phủ Đức Đây là thông tin được đưa ra trong bài phát biểu trực tuyến của bà Angela Dorn, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Nghệ thuật ... |
Truyền thông Nga ca ngợi hệ thống chính trị và nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến COVID-19 Hãng tin Nga Sputnik vừa có bài viết điểm lại những yếu tố giúp Việt Nam ngăn chặn thành công dịch COVID-19. |
Tác giả bài báo Julia Behrens cho biết trong gần 3 tháng qua, Việt Nam không có ca lây nhiễm mới nào trong cộng đồng và các trường hợp nhiễm mới là những người nhập cảnh và đã được cách ly. Nhờ đó, các câu lạc bộ được mở cửa, các sự kiện lớn vẫn diễn ra, các hội nghị được tổ chức trực tiếp, sự vận hành của thị trường không bị gián đoạn và cuộc sống hằng ngày hầu như vẫn diễn ra bình thường.
Bài báo dẫn lời Giáo sư, Tiến sĩ Thirumalaisamy P. Velavan thuộc Đại học Tổng hợp Tübingen ở Đức, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Y học Việt - Đức (VG-CARE) ở Hà Nội, cho rằng chính tốc độ phản ứng nhanh chóng với sự bùng phát của đại dịch COVID-19 là yếu tố quyết định sự thành công của chiến lược chống dịch của Việt Nam.
Ông nhấn mạnh: "Việt Nam đã phản ứng một cách toàn diện và nhanh chóng với đại dịch. Ngay từ đầu dịch bệnh, Chính phủ Việt Nam đã xác định những người tiếp xúc, thực hiện cách ly và huy động hiệu quả các cơ quan nhà nước vào cuộc".
Bài viết ca ngợi Việt Nam của báo Đức. |
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng ngay lập tức yêu cầu thực hiện đeo khẩu trang, giữ vệ sinh dịch tễ, hướng dẫn giữ khoảng cách và cách ly với tất cả các trường hợp đã tiếp xúc tới cấp độ 3 (F3) với người nhiễm (F0).
Theo Giáo sư Velavan, các biện pháp trên đã được thông báo một cách rõ ràng, minh bạch dựa trên cơ sở khoa học - y tế. Mọi trường hợp, bao gồm cả trường hợp nghi mắc COVID-19, đều được thông báo qua các phương tiện truyền thông nhà nước.
Giáo sư cũng nhấn mạnh mục tiêu quét sạch hoàn toàn virus SARS-CoV-2 khỏi đất nước cũng được xác định rõ ràng ngay từ đầu, người dân tuân thủ các biện pháp chống dịch.
Theo Giáo sư Velavan, Chính phủ Việt Nam đã đặt con người trước lợi nhuận. Ông cho biết, nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng do dịch bệnh, nặng nhất là ngành du lịch, trong khi tăng trưởng kinh tế dự kiến giảm, song vẫn ở mức tích cực. Kể từ tháng 4, Việt Nam chỉ cho phép công dân Việt Nam ở nước ngoài nhập cảnh, cũng như các chuyên gia và nhà ngoại giao nước ngoài. Hiện ngành du lịch chưa thể có được doanh thu từ du khách nước ngoài. Nhiều công ty du lịch và khách sạn đã phải sa thải nhân viên hoặc đóng cửa hoàn toàn. Trong 7 tháng đầu năm, doanh thu từ du lịch, lữ hành đã giảm trên 55% và dự kiến trong cả năm 2020, con số này sẽ còn giảm đáng kể.
Ông Kenneth Atkinson, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch Việt Nam (TAB) cho rằng ngành du lịch của Việt Nam sẽ thất thu khoảng 23 tỷ USD trong năm nay.
Bài báo cũng dẫn lời ông Đồng Huy Cương thuộc Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam, cho rằng đường lối rõ ràng của Chính phủ Việt Nam và sự sẵn sàng của người dân là những yếu tố quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch ở Việt Nam. Ông Cương cũng nhấn mạnh tới việc thông tin hiệu quả, trong đó mọi thông tin đều minh bạch, dễ hiểu và qua đó người dân ý thức được rằng các biện pháp được thực hiện chính là để bảo vệ bản thân.
Trước đó, báo Toàn cảnh Frankfurt (FAZ) của Đức ngày 6/10 có bài viết đánh giá cao hiệu quả chống dịch COVID-19 của Việt Nam, nhận định nên coi Việt Nam như hình mẫu trong cuộc chiến chống virus SARS-CoV-2.
Bài báo thực hiện phân tích mô hình chống dịch của các nước giàu có với những nước nghèo và đang phát triển đối với hiệu quả phòng chống dịch. Bài báo dẫn các đánh giá cho rằng Đức nên nhìn sang Việt Nam để thấy hiệu quả trong nỗ lực phòng chống dịch bệnh. Trong khi nước Đức đã ghi nhận gần 10.000 ca tử vong vì COVID-19 thì Việt Nam, quốc gia đông dân hơn với khoảng 100 triệu người, đến nay mới chỉ có tổng cộng 35 ca tử vong. Theo báo này, những nước như Việt Nam, Trung Quốc, Singapore hay Hàn Quốc đã kiểm soát dịch tốt. Chính phủ các nước sớm có hành động nghiêm túc trước mối đe dọa của đại dịch và thông tin về nguy cơ này thường có lợi thế trong cuộc chiến chống COVID-19.
Theo một bài bái khác của FAZ số ra cùng ngày, các nước như Việt Nam, Thái Lan và Singapore hầu như không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng. Những nước này đã gặt hái thành công trước hết với việc đóng cửa biên giới và áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội. Cho đến hiện nay, việc qua lại biên giới ở những nước này vẫn rất hạn chế, trừ những trường hợp ngoại lệ. Với Việt Nam, bất chấp việc áp đặt những biệt pháp ngặt nghèo để chống dịch, Việt Nam vẫn kỳ vọng đạt mức tăng trưởng trên 2% trong năm nay.
Truyền thông Đức tiếp tục khen ngợi hình mẫu kiểm soát dịch COVID-19 của Việt Nam Báo Toàn cảnh Frankfurt (FAZ) của Đức ngày 6/10 có bài viết đánh giá cao hình mẫu chống dịch COVID-19 của Việt Nam, nhận định ... |
Đối ngoại nhân dân nâng cao hình ảnh Việt Nam trong phòng chống dịch COVID -19 Ngày 6/10, Ban đối ngoại Trung ương phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ... |