Bạn bè quốc tế đánh giá và kỳ vọng gì?
Cộng đồng quốc tế dành tín nhiệm cao với Việt Nam Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm một trong 14 thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025. Cựu Tổng thư ký Hội Hữu nghị Pháp-Việt Jean-Pierre Archambault và nhà sử học Pháp Alain Ruscio đều cho rằng kết quả này khẳng định uy tín ngày càng cao, cũng như nỗ lực bảo vệ và bảo đảm quyền con người của Việt Nam. |
Đại sứ Lào: Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền là tin vui, niềm tự hào với cả khu vực Đông Nam Á Chúc mừng Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Đại sứ Lào tại Việt Nam Sengphet Houngboungnuang hy vọng sự kiện này sẽ tạo hiệu ứng lan toả cho việc thúc đẩy quyền con người ở Đông Nam Á. |
Bà Lê Thị Thanh Hương, Trưởng đại diện Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam: Tiến bộ vượt bậc trong công tác bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em
Chăm sóc sức khỏe cho người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. |
Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong đảm bảo thực hiện quyền con người trong thời gian qua, đặc biệt là quyền trẻ em. Theo quan sát và với những trải nghiệm thực tế trong triển khai các hoạt động can thiệp trong lĩnh vực trẻ em, chúng tôi đánh giá Viêt Nam đã và đang có những tiến bộ vượt bậc trong công tác bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em.
Chứng kiến phiên đối thoại giữa Ủy ban Quyền trẻ em của LHQ và phái đoàn công tác của Việt Nam diễn ra tại Geneva ngày 12-13/9/2022 vừa qua về việc thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em chu kỳ 5-6, chúng tôi nhất trí với kết quả báo cáo của Chính phủ Việt Nam cũng như các thành tựu mà Việt Nam đạt được trong việc thực hiện quyền trẻ em.
Về pháp luật và chính sách: Luật Trẻ em năm 2016 đã đánh dấu mốc quan trọng của Việt Nam trong việc hài hòa pháp luật quốc gia với Công ước CRC. Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em 2021-2030 được phê duyệt đặt ra mục tiêu bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Về công tác thực hiện, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ, chỉ tiêu thực hiện cho từng bộ, ngành, địa phương thực hiện và lồng ghép thực hiện quyền trẻ em trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hằng năm. Đến nay 63/63 tỉnh, thành phố đã xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em 2021-2030. Ủy ban quốc gia về trẻ em đã được thành lập và do Phó Thủ tướng Chính phủ làm chủ tịch.
Ủy ban có chức năng chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương giải quyết những vấn đề về trẻ em; đề xuất phương hướng, giải pháp thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em; chỉ đạo, đôn đốc các bộ ngành, địa phương báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện các nhiệm vụ liên quan trẻ em và các báo cáo thực hiện Công ước CRC. Ban chỉ đạo liên ngành/Tổ công tác liên ngành về bảo vệ chăm sóc trẻ em cũng được thành lập ở cấp tỉnh, huyện và xã.
Công tác giám sát thực hiện quyền trẻ em cũng được thúc đẩy thông qua các chương trình giám sát của Quốc hội, các ủy ban của quốc hội và Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam với sự tham gia hỗ trợ của các tổ chức xã hội.
Chúng tôi mong rằng Việt Nam sẽ cùng các nước thành viên tiếp tục duy trì và phát huy những thành tựu đã đạt được, cũng như thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các sáng kiến, giải pháp nhằm đảm bảo quyền được sống trong hòa bình, quyền phát triển, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương (trẻ em, phụ nữ, cộng đồng LGBT, dân tộc thiểu số…), bình đẳng giới, quyền tiếp cận y tế, giáo dục, việc làm, ứng phó với biến đổi khí hậu, dịch bệnh...
Bà Lê Thị Thanh Hương trò chuyện cùng các em nhỏ dân tộc thiểu số. |
Về lĩnh vực quyền trẻ em, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em mong đợi trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tập trung ưu tiên việc thực hiện các Kết luận Quan sát của Ủy ban Quyền trẻ em của LHQ chu kỳ 5-6 nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả quyền trẻ em cho mọi trẻ em.
Với chiến lược quốc gia giai đoạn 2022 – 2024, chúng tôi mong muốn đồng hành cùng chính phủ Việt Nam, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp thúc đẩy và triển khai những sáng kiến đột phá nhằm đạt được sự thay đổi nhanh chóng và lâu dài cho trẻ em, đảm bảo các quyền sống còn, quyền được học tập có chất lượng của trẻ em, quyền được bảo vệ khỏi các tổn hại về thể chất, tinh thần cũng như bạo lực trên không gian mạng; đảm bảo quyền trẻ em được lắng nghe, tôn trọng và phản hồi bởi các bên liên quan và người lớn.
GS.TS Andreas Stoffers, Giám đốc Quốc gia của Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam: Việt Nam cần tiếp tục thực hiện và ủng hộ đường lối tự do hóa kinh tế
GS.TS Andreas Stoffers, Giám đốc Quốc gia của Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam. |
Tôi đánh giá cao cam kết của Việt Nam đối với quyền tài sản, bảo hộ đầu tư, nền kinh tế thị trường và thương mại tự do. Việc ứng xử với các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng tích cực. Về phát triển xã hội dân sự, Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để cải thiện. FNF rất vui khi được hỗ trợ ở điểm này.
Tôi thấy những thách thức lớn nhất về nhân quyền trong khía cạnh kinh tế là việc một số quốc gia không muốn thỏa hiệp. Tôi cũng thấy đáng lo ngại là nhiều quốc gia đang đi chệch khỏi các nguyên tắc tự do thương mại, tự phong tỏa và rơi vào chủ nghĩa trọng thương mới, ích kỷ. Việc trao đổi hàng hóa tự do giữa các quốc gia là để đảm bảo rằng các nước vẫn kết nối với nhau. Hầu hết các thương gia kinh doanh tốt nhất trong một môi trường hòa bình, nơi áp dụng pháp quyền. Điều này tạo ra sự thịnh vượng. Và thịnh vượng là cơ sở cho sự bền vững, bảo vệ môi trường, giáo dục và hòa bình xã hội. Trong một môi trường như vậy, quyền con người cũng có thể phát triển mạnh mẽ. Đây cũng là thách thức cho các thành viên HĐNQ LHQ phải giải quyết.
Tôi muốn dẫn lời nhà tư tưởng tự do nổi tiếng người Áo Ludwig von Mises: “Mục tiêu của chủ nghĩa tự do là sự hợp tác hòa bình giữa người với người. Nó cũng hướng tới hòa bình giữa các quốc gia”. Đối với Việt Nam, điều quan trọng là phải tiếp tục thực hiện và ủng hộ đường lối tự do hóa kinh tế, bởi vì sự giàu có đang góp phần xóa đói giảm nghèo, cũng như nâng cao chỉ số phát triển con người (HDI).
Như tôi đã nói: Quyền tài sản, nền kinh tế thị trường, thương mại tự do, chính sách tài khóa và tiền tệ vững chắc là chìa khóa cho những thành tựu trung bình trong ba khía cạnh cơ bản của việc phát triển con người, cũng là một phần của HDI (sức khoẻ, kiến thức và mức sống).
Trước đây, Hội đồng Nhân quyền đã phải đối mặt với những lời chỉ trích vì đã không lên tiếng rõ ràng. Nếu Việt Nam thành công, đó sẽ là một đóng góp quý báu cho Liên hợp quốc và giúp nâng cao uy tín của đất nước.
FNF là một tổ chức phi chính phủ tự do của Đức, được thành lập vào năm 1958, hiện hoạt động tại Đức và hơn 60 quốc gia với sứ mệnh đóng góp vào sự phát triển của các tổ chức ủng hộ tự do, nhân quyền, pháp quyền và kinh tế thị trường. Tại Việt Nam, văn phòng đại diện của FNF được thành lập vào năm 2012.
Dựa trên các dự án hợp tác, FNF tổ chức các cuộc đối thoại, hội thảo và thúc đẩy trao đổi học thuật giữa Việt Nam và Đức về nhiều chủ đề như giáo dục và đào tạo, xã hội mở và số hóa, tương lai của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Ở Việt Nam chúng tôi đang tập trung vào tự do kinh tế. Do đó, tôi chỉ muốn đề cập đến khía cạnh kinh tế của nhân quyền. Khía cạnh này đang có nhiều bước phát triển tích cực, ví dụ như EVFTA. Hiệp định thương mại tự do EVFTA là một FTA thế hệ mới, nghĩa là loại hiệp định thường chỉ được ký giữa các nước công nghiệp. Một nội dung không thể thiếu của loại FTA này là các điều khoản về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và quyền của người lao động, ví dụ như ở khoản 13 "Thương mại và Bền vững". Cả hai nội dung này đều thiết yếu trong vấn đề quyền con người. Tôi nhận thấy ở Việt Nam, các nội dung này đều đang có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, rõ ràng rằng vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển hơn nữa về vấn đề này.
Ông Park Dong Chul, Trưởng đại diện Tổ chức Good Neighbors International (GNI) tại Việt Nam: Việt Nam sẽ có tiếng nói và thúc đẩy các ưu tiên về bảo vệ trẻ em, phụ nữ
Ông Park Dong Chul, Trưởng đại diện Tổ chức Good Neighbors International tại Việt Nam. |
Tôi nhận thấy khung pháp lý vững chắc, nhiều luật và chính sách liên quan đến vấn đề Nhân quyền đã được Việt Nam ban hành và thực thi. Bên cạnh đó, các nỗ lực của Việt Nam trong vấn đề xóa đói giảm nghèo và bảo vệ người yếu thế, khi tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 của Việt Nam là 2.75% trên tổng dân số gần 100 triệu người, cũng góp phần đảm bảo người dân có quyền lợi kinh tế, chính trị, xã hội bình đẳng.
Đặc biệt trong lĩnh vực trẻ em, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em vào năm 1990. Sau hơn 30 năm tham gia công ước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực an sinh trẻ em như nhiều trẻ em đi học tiểu và trung học hơn trong vòng 5 năm qua, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cũng giảm chỉ còn 11% năm 2019, cơ hội tiếp cận nước sạch và vệ sinh cũng được cải thiện trong nhiều năm qua. Có thể thấy, xét về tổng thể cuộc sống của trẻ em Việt Nam đang diễn ra theo chiều hướng tích cực hơn.
Với vai trò là một trong mười bốn thành viên của Hội đồng Nhân quyền, tôi cho rằng Việt Nam sẽ có tiếng nói và thúc đẩy các ưu tiên về bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ, đảm bảo quyền con người trong ứng phó với các vấn đề toàn cầu.
Tổ chức GNI là tổ chức phi chính phủ nhân đạo và phát triển quốc tế được thành lập từ năm 1991 tại Hàn Quốc, hiện tại đang hoạt động tại 48 quốc gia trên thế giới tập trung vào phát triển cộng đồng và bảo vệ trẻ em. Tại Việt Nam, GNI chính thức mở văn phòng đại diện từ năm 2005. GNI đang triển khai 6 dự án phát triên cộng đồng tại 5 tỉnh/thành phố gồm Hà Nội, Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang và Thanh Hóa với gần 16.911 trẻ em được bảo trợ (tính đến tháng 9/2022) và 200.000 người dân được hưởng lợi. |
Tổng Thư ký LHQ chúc mừng Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ Ngày 13/10, tại trụ sở Liên hợp quốc, New York, Hoa Kỳ, Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã tiếp Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc. |
Sự tham gia của Việt Nam vào hoạt động gìn giữ hòa bình tạo cơ sở cho việc giải quyết thách thức về nhân quyền “Kinh nghiệm của Việt Nam với tư cách là thành viên Hội đồng Bảo an và sự tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc sẽ tạo cơ sở cho việc chúng ta cùng nhau giải quyết các thách thức về nhân quyền trong khu vực và toàn cầu”. Ngài Iain Frew, Đại sứ Anh tại Việt Nam cho biết như vậy trong trao đổi với Thời Đại nhân sự kiện Việt Nam được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. |