Bắc Giang: truyền thông phòng, chống mua bán người cho hơn 700 hội viên phụ nữ, học sinh
Bắc Giang tăng cường truyền thông về phòng, chống mua bán người (Ảnh: Báo Bắc Giang). |
Tại Việt Nam, tội phạm mua bán người đã tạo các tài khoản ảo, qua SIM điện thoại không chính chủ để kết bạn, làm quen, yêu đương, hứa hẹn đưa ra nước ngoài làm việc thu nhập cao, lấy chồng người nước ngoài... Sau đó, đối tượng này tìm cách đưa nạn nhân qua biên giới bắt lao động cưỡng bức và lạm dụng tình dục, cưỡng ép làm hoạt động mại dâm, làm vợ bất hợp pháp... Những hành vi này ảnh hưởng lớn đến đời sống, sức khỏe của nạn nhân và gia đình, đặc biệt là với phụ nữ, trẻ em, gây bất ổn trong xã hội.
Tại diễn đàn, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Kim Dung nhấn mạnh: Bên cạnh nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý, truyền thông là hoạt động thiết thực trong cuộc chiến chống lại nạn mua bán người. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã ứng dụng công nghệ số, mạng xã hội, diễn đàn... để đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người ở các cấp hội. Thông qua đó, Hội cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết cho hội viên, phụ nữ và nhân dân về phòng, chống mua bán người.
Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp cũng ưu tiên triển khai nhiều hoạt động truyền thông, giáo dục phòng ngừa mua bán người tại cộng đồng, tư vấn cho phụ nữ có ý định di cư, định kết hôn với người nước ngoài, trực tiếp hỗ trợ nạn nhân. Các cấp Hội xây dựng nhiều mô hình truyền thông về phòng, chống mua bán người phù hợp tình hình thực tế tại địa phương; hỗ trợ sinh kế tại chỗ để hội viên không nảy sinh ý định di cư hoặc xuất cảnh trái phép đi làm ăn, lao động, kết hôn… tại nước ngoài.
Theo báo cáo của Hội LHPN tỉnh Bắc Giang (Hội), Hội đã duy trì cổng thông tin điện tử Hội LHPN tỉnh; 222 trang fanpage và facebook, trên 2.000 nhóm zalo của Hội LHPN tỉnh, 10 huyện, TP và cơ sở. Các cổng thông tin điện tử, trang mạng xã hội cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết cho hội viên, phụ nữ và nhân dân về phòng, chống mua bán người.
Tại sự kiện truyền thông lần này, các đại biểu, hội viên, học sinh được xem, tham gia tương tác thông qua các hình thức “sân khấu diễn đàn” để cập nhật thông tin về tình hình tội phạm mua bán người, kiến thức về phòng, chống mua bán người, nhận biết những phương thức, thủ đoạn và hậu quả nghiêm trọng của tội phạm mua bán người. Các hoạt động cũng giúp nâng cao tinh thần cảnh giác để tự phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện ra các hành vi phạm tội mua bán người, kịp thời tố giác với cơ quan chức năng để điều tra, xử lý cho người dân. Qua đó, mỗi người sẽ là một tuyên truyền viên, mỗi gia đình là “lá chắn” vững chắc góp phần cùng toàn xã hội chung tay phòng, chống tội phạm mua bán người.
Tình hình mua bán người vẫn diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước Với sự phát triển của Internet và mạng xã hội hiện nay, tội phạm mua bán người đã lợi dụng triệt để không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội. |
Nhận diện mua bán người thông qua lừa đảo trực tuyến Thượng tá Ngô Xuân Ý, Phó Trưởng phòng 5, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an chia sẻ về cách nhận nhận diện và phòng chống mua bán người thông qua lừa đảo trực tuyến tại Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM). |