Bà Tôn Nữ Thị Ninh được kết nạp là thành viên của tổ chức Lãnh đạo vì hòa bình
Nguyên Thủ tướng Pháp Jean-Pierre Raffarin phát biểu tại Hội thảo Môi trường và Hòa bình. Ảnh: P.Y |
Lãnh đạo vì hòa bình (LĐVHB) là một tổ chức phi chính phủ được thành lập vào năm 2017. Chủ tịch của tổ chức là ông Jean-Pierre Raffarin, nguyên Thủ tướng Pháp nhiệm kỳ 2002-2005.
Các thành viên của LĐVHB gồm 35 nhân vật cấp cao, có tầm ảnh hưởng quốc tế, có bề dày kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm trong nghiên cứu, dự báo về những mối nguy cơ với hòa bình thế giới và đề xuất những giải pháp để xử lý những hậu quả có thể xảy đến.
LĐVHB thực hiện sứ mệnh đề ra qua các chuyến công du tới nhiều nước trên thế giới, với hình thức “Trường học Hòa bình lưu động”, bao gồm ba hoạt động chính: gặp gỡ PeaceLab với các nhà ngoại giao, các đối tác công và tư để thảo luận, đưa ra đề xuất về một chủ đề chuyên biệt; tọa đàm với giới trẻ nước chủ nhà; gặp gỡ đại diện chính quyền địa phương.
Kể từ khi thành lập, trong gần 3 năm qua, LĐVHB đã liên tục tổ chức các PeaceLab, tạo không gian cho các tổ chức, cá nhân bày tỏ quan điểm về nhiều chủ đề như diễn đàn Phụ nữ và Hòa bình (Bờ Biển Ngà), diễn đàn Phụ nữ, Hòa bình và Dân chủ (Tunisia), diễn đàn Đầu tư và Hòa bình (Thụy Sĩ).
Năm 2019, Việt Nam đã trở thành điểm đến đầu tiên tại châu Á của LĐVHB trong chuyến công du 2 ngày (16-17/12).
Kết nối những ý tưởng về “Môi trường và Hòa bình”
Chuỗi hoạt động của LĐVHB tại Việt Nam mở đầu bằng hội thảo “Môi trường và Hòa bình”, được phối hợp tổ chức cùng Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) vào ngày 16/12 tại Hà Nội.
Hơn 50 chuyên gia, học giả, nhà nghiên cứu hoạt động trong lĩnh vực môi trường, hoà bình và phát triển đến từ các bộ, ban, ngành, các tổ chức nhân dân Việt Nam và quốc tế đã tới dự hội thảo.
Các đại biểu tham gia thảo luận tại hội thảo Môi trường và Hòa bình ngày 16/12. Ảnh: P.Y |
Với quy mô và phương thức tổ chức đổi mới, tại hội thảo, các đại biểu đã chia thành 7 nhóm thảo luận 3 chủ đề chính: phòng tránh xung đột thông qua quản lý nguồn tài nguyên trong bối cảnh trước chiến tranh; Môi trường, vũ khí và nạn nhân của xung đột trong bối cảnh chiến tranh và Quản lý nguồn nước vì sự phát triển bền vững.
Thông qua thảo luận, các đại biểu đã đưa ra nhiều giải pháp mang tính thực tiễn và sáng tạo, trong đó nhấn mạnh giáo dục nhận thức của cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ trong việc bảo vệ môi trường, cũng như phát huy vai trò của các ứng dụng công nghệ trong việc cập nhật, theo dõi, cảnh báo, chia sẻ thông tin về môi trường ở những điểm xảy ra xung đột...
Tại hội thảo, các đại biểu cũng kêu gọi hành động để đảm bảo sự đa dạng sinh học của lưu vực sông Mekong vì sự an toàn và môi trường sống của con người.
Trong cuộc họp báo diễn ra tại Đại sứ quán Pháp, các thành viên của LĐVHB đã bày tỏ những kỳ vọng vào Việt Nam, điểm đến đầu tiên của LĐVHB tại châu Á.
Sau chuyến thăm đầu tiên vào năm 1988 với tư cách là chủ tịch vùng Poitou-
Chia sẻ quan điểm với Chủ tịch LĐVHB, ông Kabine Komara, nguyên Thủ tướng Guinea, cho biết: "Đảm nhiệm vai trò kép trong năm 2020, tôi hi vọng Việt Nam sẽ thúc đẩy chủ đề môi trường trong hợp tác với ASEAN, Liên hợp quốc, cụ thể là thúc đẩy việc thực hiện các cam kết quốc tế về môi trường và biến đổi khí hậu như thỏa thuận Paris…"
Bà Ouided Bouchamaoui, chủ nhân Giải Nobel Hòa bình năm 2015 chia sẻ tại họp báo chiều 17/12. Ảnh: P.Y |
Bà Ouided Bouchamaoui, nguyên Chủ tịch Liên minh Công nghiệp thương mại và Thủ công mỹ nghệ Tunisia, chủ nhân của Giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2015 bày tỏ những kỳ vọng của mình dành cho Việt Nam:
"Đầu tiên, tôi mong rằng các bạn sẽ giúp cải thiện quan hệ giữa các tổ chức đa phương và các tổ chức khu vực như ASEAN. Hơn ai hết, các bạn rất phù hợp để thực hiện nhiệm vụ này, khi vừa có mối quan hệ tốt đẹp với ASEAN, vừa đảm nhận vai trò, trọng trách quốc tế trong năm tới."
"Bên cạnh đó, tôi hi vọng rằng Việt Nam sẽ góp phần vào cải thiện mối quan hệ giữa những người dân với các tổ chức quốc tế, để họ hiểu hơn, quan tâm hơn đến những tổ chức này, và ngược lại, giúp các tổ chức quốc tế có thể đáp ứng tốt hơn những kỳ vọng, mong mỏi của người dân, ví dụ như về vấn đề môi trường", bà cho biết.
Bà Bouchamaoui cũng mong muốn, với vai trò là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam sẽ "thực hiện một cách đầy đủ, thực chất hơn vai trò đại diện của mình, góp phần làm cho tiếng nói của các nước châu Á, châu Phi được thể hiện mạnh mẽ hơn ở diễn đàn quốc tế lớn nhất này cũng như lan tỏa thông điệp thúc đẩy hòa bình, giải quyết các vấn đề thông qua các biện pháp hòa bình, đối thoại.
Trong chặng dừng chân ở Việt Nam lần này, LĐVHB đã kết nạp thành viên đại diện cho tiếng nói của Việt Nam là nhà ngoại giao kỳ cựu Tôn Nữ Thị Ninh, hiện là Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TP.HCM. |