ASEAN TODAY: Bãi Tư Chính và tham vọng thực sự của Trung Quốc trên Biển Đông

10:24 | 17/08/2019

ASEAN Today, tờ báo có uy tín về chính trị xã hội có trụ sở tại Singapore, ngày 15/8 đăng tải bài bình luận vạch rõ mưu đồ, tham vọng thực sự của Trung Quốc qua sự việc cho nhóm tàu Hải Dương 8 xâm phạm Bãi Tư Chính - vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tàu chiến Trung Quốc liên tục đi qua lãnh hải Philippines Ông Trump lùi thời hạn áp thuế với điện thoại, máy tính Trung Quốc THACO nói gì khi sử dụng ắc quy Trung Quốc trên xe Peugeot?
asean today bai tu chinh va tham vong thuc su cua trung quoc tren bien dong
Tàu hải cảnh 3901 và tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc hoạt động trái phép tại khu vực bãi Phúc Tần - Tư Chính. Ảnh do ngư dân cung cấp

Mở đầu bài viết, tác giả nhắc đến việc tàu khảo sát Hải Dương 8 (HD-08) của Trung Quốc đã đi vào vùng biển gần bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) từ ngày 3/7 để thực hiện một cuộc khảo sát địa chất, khẳng định căng thẳng đang bùng phát một lần nữa ở Biển Đông.

Hộ tống Hải Dương 8 là tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc nặng 12.000 tấn với một máy bay trực thăng trên boong cùng một tàu bảo vệ bờ biển nhỏ hơn nặng 2.200 tấn.

Theo các quy định của Luật biển quốc tế về vùng đặc quyền kinh tế, hoạt động thăm dò địa chất của tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã vi phạm gần như tất cả các điều khoản trong Công ước Luật biển quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Hoạt động này nếu nhằm mục đích thăm dò trữ lượng dầu khí ở đáy vùng đặc quyền kinh tế, cũng là vùng thềm lục địa của Việt Nam, đã xâm phạm vào quyền chủ quyền của Việt Nam tại đây.

Nếu hoạt động thăm dò địa chất nhằm phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học, thì dù dưới mục đích hoà bình hay không, cũng đã xâm hại đến quyền tài phán của Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Ngoài ra, nó còn làm ảnh hưởng đến hoà bình và ổn định trong khu vực biển này; ảnh hưởng đến các quyền tự do đi lại và khai thác thác kinh tế của Việt Nam cũng như các quốc gia khác (dưới sự cho phép của Việt Nam) tại đây.

asean today bai tu chinh va tham vong thuc su cua trung quoc tren bien dong
Trung Quốc tập trận trên Biển Đông năm 2013

Làn sóng lên án Trung Quốc lan khắp thế giới

Vụ việc đã gây ra một làn sóng lên án Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới. Mỹ chỉ trích Bắc Kinh vì hành vi “bắt nạt” của nước này ở khu vực này. Mỹ cáo buộc Trung Quốc đã lặp đi lặp lại các hành động khiêu khích nhằm vào sự phát triển dầu khí ngoài khơi của các quốc gia; thực hiện các yêu sách khác bằng cách đe dọa “an ninh năng lượng khu vực” và phá hoại “thị trường năng lượng Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở”.

Bài viết đưa ra một số nhận định về các chiến lược hành động trên Biển Đông của Trung Quốc qua các động thái gần đây của nước này.

Thứ nhất, Trung Quốc muốn tiếp cận với các mỏ dầu và khí đốt của bãi Tư Chính.

Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) nằm trong rạn san hô cực tây của Trường Sa và được biết đến với trữ lượng dầu khí phong phú. Bãi ngầm này có diện tích 700km2, chiều dài 52km (có tài liệu nói 61km), chiều rộng 11km (có chỗ phình ra hơn 20km), lại ở vị trí chiến lược rất quan trọng, gần sát nhất các mỏ dầu Việt Nam đang khai thác như Thanh Long, Bạch Hổ, Đại Hùng...

Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), bãi đá ngầm hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa phía Nam của Việt Nam. Tuy nhiên, Bắc Kinh không đồng ý với tuyên bố này.

Theo đó, Bắc Kinh khăng khăng cho rằng bãi đá ngầm này nằm trong yêu sách Đường 9 đoạn do nước này tự vẽ ra.

“Đường 9 đoạn” này chạy từ lục địa Trung Quốc ra tới 2.000km, và vào sát bờ biển Philippines, Malaysia và Việt Nam vài trăm cây số.

Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) vào ngày 12/7/2016 đã bác bỏ yêu sách của Bắc Kinh đối với các vùng lãnh thổ trong đường 9 đoạn - một quyết định gây phẫn nộ cho chính phủ Trung Quốc. Bắc Kinh sau đó đã kêu gọi các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bỏ qua phán quyết và tiếp tục đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC).

Thứ hai, Trung Quốc đang sử dụng các phương tiện ngoại giao và quân sự để phục vụ cho các yêu sách của mình.

Bài viết cũng chỉ ra Bắc Kinh đã đề xuất các dự án phát triển ở Biển Đông chỉ được giới hạn ở trong các nước khu vực, mà không có sự tham gia của các cường quốc bên ngoài khu vực. Nói cách khác, Bắc Kinh muốn Việt Nam, Malaysia, Philippines và các quốc gia khác trong khu vực Biển Đông, chỉ liên doanh với các công ty dầu khí của Trung Quốc.

Đồng thời, chính phủ Trung Quốc tiếp tục tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực. Nước này đã đưa lực lượng bảo vệ bờ biển của mình thành một bộ phận nằm dưới sự kiểm soát của quân đội vào năm 2018 và đã củng cố khả năng quân sự của lực lượng này. Bắc Kinh cũng xây dựng, cải tạo bảy hòn đảo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam và xây dựng một đội quân hùng hậu ở đây.

Thứ ba, Bắc Kinh thao túng các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế để thúc đẩy lợi ích chiến lược của mình.

Theo thông lệ quốc tế, khi vùng đặc quyền kinh tế của hai quốc gia trùng nhau, các bên liên quan có thể tiến hành phát triển về hàng hải cùng nhau cho đến khi các tranh chấp được giải quyết.

Tuy nhiên, trong trường hợp của bãi Tư Chính thuộc vùng EEZ của Việt Nam, đề xuất của Trung Quốc về phát triển hàng hải chung là một nỗ lực nhằm thao túng các cơ chế quốc tế để biến các vùng biển không bị tranh chấp thành tranh chấp.

Bài viết nhấn mạnh, do Việt Nam triển khai các biện pháp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật, nên Trung Quốc hy vọng sẽ có thể buộc Việt Nam chấp nhận cùng phát triển trên biển.

Khi tạo ra các tranh chấp mới trên Biển Đông, Trung Quốc cũng không khiến các công ty nước ngoài chùn chân khi muốn đầu tư vào khu vực này. Tác giả bài viết cho rằng Bắc Kinh đang nuôi hy vọng, những thiệt hại kinh tế đối với Việt Nam và các nước ASEAN khác sẽ thúc đẩy họ phải chấp nhận các đề xuất phát triển chung.

asean today bai tu chinh va tham vong thuc su cua trung quoc tren bien dong
Tàu sân bay USS Ronald Reagan vừa tuần tra tại Biển Đông.

Trung Quốc quân sự hoá Biển Đông

Cuối cùng, những hàng động quân sự hóa ngày một gia tăng đang làm cả khu vực rơi vào tình trạng căng thẳng.

Các vụ thử tên lửa đạn đạo chống hạm gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông đánh dấu sự leo thang rõ ràng về quân sự hóa trong khu vực. Những lần tập trận cùng với các cuộc thử nghiệm tên lửa chống hạm trên đất liền tiếp theo là một màn trình diễn có chủ ý, phô bày sức mạnh của hải quân Trung Quốc, được thiết kế để đưa ra thông điệp cảnh cáo tới Mỹ và các đối tác khu vực.

Trung Quốc đang sử dụng "chiến lược cải bắp", để mở rộng ranh giới trên biển, theo đó một khu vực tranh chấp được bao quanh bởi nhiều lớp an ninh để khiến quốc gia đối thủ khó có thể tiếp cận. Cuối cùng, lãnh thổ bị bao vây, hoàn toàn bị kẻ xâm lược tuyên bố là của mình.

Như một phần của chiến lược này, Trung Quốc triển khai lực lượng dân quân biển, quấy rối ngư dân từ các quốc gia khác. Các tàu đánh cá được chính phủ trợ cấp, được đào tạo để thu thập thông tin về các tàu nước ngoài và tham gia giải cứu các tàu đánh cá bất hợp pháp của Trung Quốc chính phủ nước khác bị bắt giữ.

asean today bai tu chinh va tham vong thuc su cua trung quoc tren bien dong
Trung Quốc tập trận trên Biển Đông. Ảnh: Getty

Tác giả bài viết cũng nhận định, tàu Hải Dương 8 đến Bãi Tư Chính đồng nghĩa với việc Trung Quốc đang hình thành một lớp nữa trong “những lớp bắp cải” chiến lược của nước này. Nhưng nó cũng đang đẩy khu vực gần hơn đến xung đột.

Vào ngày 7/8, Hải quân Mỹ đã triển khai tàu sân bay USS Ronald Reagan đến thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên Biển Đông. Với phương châm "hòa bình thông qua sức mạnh", tàu sân bay lớp Nimitz này là một trong số những tàu chiến lớn nhất trong hạm đội của Hải quân Mỹ.

Việc tàu USS Ronald Reagan tuần tra trong khu vực có thể là lời cảnh cáo của Mỹ dành cho Trung Quốc rằng nước này cần rút ngày tàu Hải Dương 8 ra khỏi bãi Tư Chính. Sự xuất hiện của con tàu sân bay này cũng báo hiệu rằng Mỹ đang cố gắng trấn an các đối tác trong khu vực và trở thành đối trọng đối với sự thống trị của hải quân Trung Quốc tại vùng biển này.

Theo tác giả bài viết, mọi con mắt bây giờ sẽ đổ dồn về Trung Quốc. Khi cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra trên sân khấu kinh tế quốc tế.

"Biển Đông có thể là sân khấu tiếp theo để hai cường quốc trình diễn sức mạnh của mình", Asean Today nhận định.

Xem thêm

asean today bai tu chinh va tham vong thuc su cua trung quoc tren bien dong Tham vọng siêu cường kinh tế của Trung Quốc đang lụi tàn

Trước khi cuộc chiến thương mại nổ ra, Chủ tịch Tập Cận Bình rất tham vọng với kế hoạch biến Trung Quốc trở thành một ...

asean today bai tu chinh va tham vong thuc su cua trung quoc tren bien dong Lo xung đột, "thảm sát", Tổng thống Duterte mang "vấn đề Biển Đông" tới Trung Quốc

Người phát ngôn Salvador Panelo của Văn phòng tổng thống Philippines cho biết, việc Trung Quốc liên tục phản bác phán quyết của Toà trọng tài ...

asean today bai tu chinh va tham vong thuc su cua trung quoc tren bien dong Nga ủng hộ cách ứng xử của Việt Nam tại Biển Đông trước sự hung hăng của Trung Quốc

Chuyên gia Nga cho rằng, Việt Nam đã phản ứng hoàn toàn chính đáng khi đưa các tàu bảo vệ bờ biển ra bảo vệ ...

asean today bai tu chinh va tham vong thuc su cua trung quoc tren bien dong Reuters: Tàu Hải Dương 8 Trung Quốc rời bãi Tư Chính tới đá Chữ Thập?

Tàu khảo sát Hải Dương 8 (HD-08) của Trung Quốc đã rời khỏi bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ...

asean today bai tu chinh va tham vong thuc su cua trung quoc tren bien dong Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa, Mỹ kéo tàu sân bay "khủng" vào Biển Đông

Tờ The Japan Times hôm 6/8 đưa tin tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan đang ở Biển Đông để tiến hành cuộc tuần tra ...

Mai Anh (Theo ASEAN Today)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/asean-today-bai-tu-chinh-va-tham-vong-thuc-su-cua-trung-quoc-tren-bien-dong-85266.html

In bài viết