Tại Quốc hội Mỹ, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stilwell phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương bày tỏ lo ngại việc Trung Quốc tiến hành thăm dò gần
bãi Tư Chính; trong khi Thượng nghị sĩ James Risch cũng thúc ép chính quyền Mỹ cần "hành động" nhiều hơn.
Việt Nam tái khẳng định lập trường về chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên Biển Đông. Đồng thời, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm chủ quyền, rút toàn bộ nhóm tàu Hải Dương 8 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Hội Luật quốc tế Việt Nam đã gửi thư ngỏ cho Trung Quốc, khẳng định những hoạt động của tàu Hải Dương 8 ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).
Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng Trung Quốc gia tăng hành động gây áp lực đối với hoạt động dầu khí từ lâu của Việt Nam ở Biển Đông, nói rằng các chiến thuật như vậy là vi phạm trật tự quốc tế dựa trên luật pháp ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Ông Elbridge Colby, nguyên Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về Chiến lược và Phát triển Lực lượng nhận định, tham vọng giành bá quyền ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Trung Quốc ngày càng rõ ràng. “Trung Quốc muốn các nước khác tuân theo luật chơi của họ. Đây là điều mà Mỹ không chấp nhận”, ông nhấn mạnh.
“Trung Quốc triển khai ‘mũi tấn công chủ lực’ mang tên
Hải Dương 8 để xâm phạm vùng biển của những quốc gia mà họ coi là những ‘đối thủ đáng gờm’ có khả năng cản trở bước tiến của họ xuống Biển Đông”, TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ nhận định về hoạt động của Trung Quốc thời gian qua tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia ven biển có đường bờ biển dài khoảng 3.260 km với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nên đã đề cao tôn chỉ, mục tiêu của Công ước UNCLOS 1982, đồng thời có những hành động thiết thực đóng gó
"Lập trường và cách ứng xử của Việt Nam đối với các hoạt động của nhóm tàu Hải Dương 8 thời gian gần đây là mạnh mẽ, rõ ràng, chủ động, nhưng không kém phần khôn khéo, mềm dẻo, linh hoạt", TS Trần Công Trục - Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ nhận định.
ASEAN Today, tờ báo có uy tín về chính trị xã hội có trụ sở tại Singapore, ngày 15/8 đăng tải bài bình luận vạch rõ mưu đồ, tham vọng thực sự của Trung Quốc qua sự việc cho nhóm tàu Hải Dương 8 xâm phạm Bãi Tư Chính - vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, ngày 13/8/2019 tàu khảo sát
Hải Dương 8 và một số tàu hộ tống của Trung Quốc đã trở lại hoạt động xâm phạm vùng biển Việt Nam. Việt Nam yêu cầu Trug Quốc rút toàn bộ nhóm tàu trên ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Người Việt Nam xưa nay vẫn thường gọi là Biển Đông bởi xuất phát từ ý nghĩa là vùng biển nằm ở phía Đông đất nước. Bờ biển Việt Nam chiếm tới 35% chu vi Biển Đông với hàng nghìn đảo lớn, nhỏ. Trong đó, hai quần đảo lớn và có vị trí chiến lược quan trọng n
Trung Quốc vừa rút nhóm tàu Hải Dương 8 khỏi bãi Tư Chính của Việt Nam. Suốt 1 tháng qua, căng thẳng ở Biển Đông gia tăng (từ đầutháng 7/2019) khi Trung Quốc có các hành động "hung hăng" như quân sự hoá, tập trận, đặc biệt là việc nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 hoạt động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết nhóm tàu khảo sát Hải dương 8 của Trung Quốc đã dừng hoạt động khảo sát và rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía đông nam Việt Nam từ hôm 7/8.
Chuyên gia Nga cho rằng, Việt Nam đã phản ứng hoàn toàn chính đáng khi đưa các tàu bảo vệ bờ biển ra bảo vệ và ngăn chặn các tàu Trung Quốc hoạt động xâm phạm chủ quyền nghiêm trọng, đồng thời thể hiện sự kiềm chế trước mọi hành động gây hấn, khiêu khích.
Tàu khảo sát Hải Dương 8 (HD-08) của Trung Quốc đã rời khỏi bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) sau hơn 1 tháng xâm phạm chủ quyền nghiêm trọng, Reuters trích lời một cơ quan cố vấn có trụ sở tại Washington (Mỹ) cho biết hôm 7/8.
Trong cuộc gặp Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) Nguyễn Phương Nga ngày 7/8, ông Iraklis Tsavdaridis, Thư ký Thường trực Hội đồng Hoà bình thế giới (WPC) đã dành nhiều đánh giá tích cực cho Việt Nam, đặc biệt là hoàn thành xuất sắc vai trò chủ nhà của Hội nghị Ban Chấp hành WPC vào năm 2017 và ủng hộ lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông.
Tờ The Japan Times hôm 6/8 đưa tin tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan đang ở Biển Đông để tiến hành cuộc tuần tra trên biển, đúng thời điểm Trung Quốc tuyên bố tổ chức các cuộc tập trận gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong hai ngày 6-7/8.
Trong chuyến công tác tại thành phố Odessa, Ukraine vừa qua, Đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine đã tham gia một số sự kiện, hoạt động với cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Odessa. Đặc biệt, Đại sứ Nguyễn Anh Tuấn đã đứng lớp, thông tin tình hình Biển Đông hiện nay nhân dịp khai mạc lớp học bồi dưỡng kiến thức cho bà con kiều bào, nhất là thanh niên và sinh viên.
Cục Hải sự Hải Nam Trung Quốc ngang ngược thông báo, quân đội nước này sẽ tiến hành tập trận ở quân đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong hai ngày 6-7/8. Tập trận diễn ra giữa lúc căng thẳng trên
Biển Đông đang khiến cộng đồng quốc tế quan ngại do Trung Quốc đang có hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, Việt Nam luôn có trách nhiệm thực hiện các điều khoản trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và mong muốn các nước đều tuân thủ Công ước này. Nếu xảy ra tranh chấp thì sẽ được giải quyết bằng biện