Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
13:27 | 07/03/2017 GMT+7

Ác mộng kinh hoàng nhất với Trung Quốc: Đài Loan trang bị vũ khí hạt nhân

aa
Bom nguyên tử Đài Loan - Nếu trở thành hiện thực, nó có lẽ đã gây ra một trong những cuộc khủng hoảng lớn nhất tại châu Á thời hậu chiến.

Đó là nhận định của chuyên gia quốc phòng Kyle Mizokami trong bài viết trên tạp chí National Interest hôm 4/3.

Theo phân tích của ông Mizokami, đối với Đài Loan, loại bom này sẽ xóa bỏ sự chệnh lệch trước một đối thủ vượt trội về số lượng. Còn đối với Trung Quốc, bom hạt nhân Đài Loan sẽ được xem là biến cố để khơi mào chiến tranh đối với vùng lãnh thổ mà Bắc Kinh coi là một tỉnh tạm thời bị tách rời của họ.

Đài Loan đã cố phát triển vũ khí hạt nhân như thế nào?

Được thúc đẩy từ thập niên 60 đến thập niên 80 của thế kỷ trước, các nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân của Đài Loan cuối cùng đã phải bỏ dở do áp lực ngoại giao từ phía đồng minh quan trọng nhất của họ - đó là Mỹ.

Chương trình hạt nhân Đài Loan bắt đầu từ năm 1964, khi Trung Quốc thử nghiệm thiết bị hạt nhân đầu tiên. Các nhà quan sát nước ngoài không mấy ngạc nhiên trước cuộc thử nghiệm này, nhưng với Đài Loan, nó đã khiến ác mộng của họ trở thành hiện thực.

Lực lượng không quân, hải quân Trung Quốc - Đài Loan thỉnh thoảng có những cuộc đụng độ nhỏ, và điều này đe dọa phát triển thành cuộc chiến tranh tổng lực.

Bất ngờ, Đài Loan phải đối mặt với nguy cơ cuộc chiến tranh đó chuyển sang hình thái chiến tranh hạt nhân. Do hòn đảo này chỉ lớn bằng bang Maryland (Mỹ) nên chỉ cần một thiết bị hạt nhân phát nổ tại đây thôi cũng đủ để gây ra hậu quả khủng khiếp cho cư dân Đài Loan.

ac mong kinh hoang nhat voi trung quoc dai loan trang bi vu khi hat nhan

Người Trung Quốc ăn mừng cuộc thử nghiệm hạt nhân đầu tiên vào ngày 16/10/1964. Ảnh: Thinking Taiwan

Từ quan điểm của Đài Loan, kho vũ khí hạt nhân sẽ là chiến binh tối thượng để tự vệ. Ngay cả khi Mỹ "quay lưng" với họ thì vũ khí hạt nhân sẽ giúp Đài Loan ngăn cản Trung Quốc, không chỉ có sức mạnh răn đe đối với lực lượng hạt nhân Trung Quốc, mà cả lực lượng thông thường của nước này.

Điều này sẽ có cơ hội thành công, bởi trên thực tế, chương trình mua sắm vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đã khiến Mỹ và Hàn Quốc phải lưỡng lự khi trả đũa những hành động khiêu khích quân sự của Bình Nhưỡng.

Đài Loan bắt đầu chương trình bom hạt nhân vào năm 1967, dùng Viện nghiên cứu năng lượng hạt nhân (INER), trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Chung-Shan làm vỏ bọc. Năm 1969, Canada bán cho Đài Loan một lò phản ứng hạt nhân nước nặng để mở đầu cho ngành kinh doanh lò phản ứng sản xuất năng lượng thương mại mà họ kỳ vọng.

Thỏa thuận này diễn ra vừa kịp lúc, bởi chỉ 1 năm sau đó (1970), chính phủ thủ tướng Canada Trudeau đã công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Lò phản ứng này (được gọi là Lò phản ứng Nghiên cứu Đài Loan) đã đạt đến trạng thái phản ứng hạt nhân tự ổn định vào năm 1973, và Đài Loan bắt đầu thiết lập một kho plutonium cấp độ vũ khí.

Nhiều lần bị "bắt quả tang"

ac mong kinh hoang nhat voi trung quoc dai loan trang bi vu khi hat nhan

Những dấu hiệu đầu tiên về chương trình vũ khí hạt nhân Đài Loan. Ảnh: China Times

Chương trình hạt nhân Đài Loan được tiến hành dưới sự giám sát chặt chẽ của Mỹ. Tuy nhiên, Washington lo ngại rằng bom của Đài Loan sẽ vô duyên vô cớ làm Trung Quốc tức giận. Do đó, vào năm 1966, nước này đã tiến hành một số biện pháp ngăn cản chương trình bom của Đài Loan.

Washington đã buộc các lò phản ứng hạt nhân Đài Loan phải theo đúng quy định của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), nhằm ngăn cản ý định chuyển đổi năng lượng hạt nhân sang phục vụ mục đích chế tạo vũ khí.

Tuy nhiên, trọng điểm của chương trình này là chế tạo vũ khí, vì thế Đài Loan không thể tránh khỏi "bị bắt quả tang".

Năm 1975, CIA báo cáo "Đài Bắc đã tiến hành chương trình hạt nhân quy mô nhỏ với mục đích rõ ràng là chế tạo vũ khí, và họ sẽ đủ khả năng chế tạo được một thiết bị hạt nhân sau khoảng 5 năm hoặc hơn".

Cho tới trước thời điểm đó, Mỹ, Đức, Pháp, Na Uy và Israel đều tham gia hỗ trợ Đài Loan. Chương trình đã mua nước nặng (loại vật liệu có thể dùng để sản xuất plutonium) từ Mỹ và uranium từ Nam Phi.

Trong giai đoạn 1976-77, khi tiến hành kiểm tra các hoạt động tại Viện nghiên cứu năng lượng hạt nhân do quân đội Đài Loan quản lý, IAEA đã phát hiện ra sự kỳ lạ trong chương trình của họ.

Tới năm 1976, Mỹ lên tiếng phản đối chương trình vũ khí hạt nhân. Đáp lại, chính quyền Đài Loan cam kết "từ nay về sau sẽ không tham gia vào bất cứ hoạt động nào liên quan đến tái chế (hạt nhân)".

Thế nhưng, bất chấp lời cam kết này, năm 1977, Mỹ một lần nữa phát hiện các hoạt động đáng ngờ tại INER.

Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu Đài Loan phải thay đổi chương trình nghiên cứu sao cho đúng với một chương trình nghiên cứu bình thường, thay vì vũ khí hạt nhân, song không yêu cầu Đài Loan chấm dứt tất cả các công trình nghiên cứu và phát triển hạt nhân của mình.

Năm 1978, Mỹ một lần nữa phát hiện chương trình bí mật của Đài Loan - đó là tái chế uranium. Washington đã buộc Đài Loan phải ngừng chương trình.

Sau khi bị bắt quả tang nhiều lần, chương trình vũ khí hạt nhân Đài Loan chuyển sang giai đoạn trì trệ. Trong giai đoạn giữa những năm 1980, chương trình này được khởi động lại nhưng sau đó, INER bị phát hiện đang xây dựng một cơ sở tái chế uranium - vi phạm cam kết mà Đài Loan đưa ra trong những năm 1970.

Kẻ phản bội

Tháng 12/1987, Đại tá Chang Hsien-yi - Phó Giám đốc của INER và là "chân trong" của CIA đã đào thoát sang Mỹ, mang theo bằng chứng về chương trình hạt nhân Đài Loan.

Các tài liệu tuyệt mật được sử dụng để đối phó với chính quyền Đài Loan, buộc họ phải chấm dứt hoàn toàn chương trình hạt nhân vào năm 1988.

Vào thời điểm Đại tá Chang đào tẩu, người ta cho rằng Đài Loan chỉ cần 1-2 năm nữa là sản xuất được bom.

Vậy Đài Loan đã tìm cách phát triển loại bom nào? Có 2 khả năng: vũ khí hạt nhân chiến thuật đương lượng nổ thấp và vũ khí hủy diệt thành phố với đương lượng nổ cao.

Vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ hữu dụng khi tấn công các cảng, sân bay và cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc có thể sử dụng để tấn công Đài Loan. Nó có thể được lắp đặt trên Ching Feng - một loại tên lửa chiến thuật tầm ngắn có điểm tương đồng kỳ lạ với tên lửa Lance do Mỹ chế tạo.

Xuất hiện nhiều đồn đoán rằng tên lửa này thực chất có nguồn gốc từ Israel, đã được rút từ kho vũ khí do Mỹ cung cấp, hoặc được phát triển dựa trên công nghệ tên lửa Lance.

ac mong kinh hoang nhat voi trung quoc dai loan trang bi vu khi hat nhan

Đài Loan cho rằng Trung Quốc hiện triển khai ít nhất 1.600 tên lửa hướng về hòn đảo này, sẵn sàng khai hỏa bất cứ lúc nào.

Một khả năng khác, tồi tệ hơn nhiều là Đài Loan phát triển bom hủy diệt thành phố với kích cỡ lớn hơn. Họ có thể dùng loại bom này để trực tiếp đe dọa Bắc Kinh, đánh đổi sự hủy diệt của chính quyền Đài Loan với sự hủy diệt của chính phủ Trung Quốc. Đây sẽ là công cụ răn đe hiệu quả hơn vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Tuy nhiên, vượt qua khoảng cách 1.800 dặm để tấn công hạt nhân Bắc Kinh vào thời điểm đó là một điều Đài Loan không thể tự thực hiện được. Ngay cả Israel cũng không có công nghệ nào có thể hỗ trợ phát triển tên lửa tầm xa hoặc máy bay đủ khả năng thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân như vậy.

Mặc dù có thể hiểu được vì sao Đài Loan phát triển vũ khí hạt nhân nhưng đây vẫn là chương trình khó chấp nhận. Cuộc đối đầu hạt nhân giữa Đài Loan - Trung Quốc sẽ gây mất ổn định toàn bộ khu vực khi Đài Loan tìm kiếm vũ khí hạt nhân để củng cố vị thế quốc phòng của mình.

Vũ khí hạt nhân Đài Loan sẽ không thể giải quyết dứt điểm được vướng mắc quân sự nào; bất cứ cuộc tấn công nào cũng đều khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn bởi các đợt phản công hạt nhân mà Trung Quốc chắc chắn sẽ thực hiện.

*** Bài viết thể hiện quan điểm riêng của chuyên gia quốc phòng Kyle Mizokami (San Francisco), từng cộng tác với Diplomat, Foreign Policy, War is Boring.

QS

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Con số may mắn hôm nay 10/5/2025 12 con giáp: Tỵ phát triển mạnh mẽ

Con số may mắn hôm nay 10/5/2025 12 con giáp: Tỵ phát triển mạnh mẽ

Con số may mắn hôm nay 10/5/2025 12 con giáp sẽ bao gồm những số nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Top con giáp may mắn hôm nay 10/5/2025: Tuất gặp cơ hội mới

Top con giáp may mắn hôm nay 10/5/2025: Tuất gặp cơ hội mới

Top con giáp may mắn hôm nay 10/5/2025 gọi tên những tuổi được cát tinh nâng đỡ, mang lại nhiều khởi sắc trong công việc, tài chính. Nếu biết tận dụng cơ hội, bản mệnh sẽ tạo bước tiến rõ rệt trong sự nghiệp, tình cảm.
Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 12/5/2025

Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 12/5/2025

Con số may mắn hôm nay 12/5/2025 cho 12 cung hoàng đạo mang lại nhiều may mắn tài lộc. Hãy cùng khám phá con số may mắn của từng cung để chuẩn bị tốt nhất cho những cơ hội và thách thức sắp tới.
Top con giáp xui xẻo hôm nay 10/5/2025: Dậu gặp nhiều bất trắc

Top con giáp xui xẻo hôm nay 10/5/2025: Dậu gặp nhiều bất trắc

Top con giáp xui xẻo hôm nay 10/5/2025 cần đề phòng ảnh hưởng từ sao xấu. Hung tinh có thể gây rắc rối trong công việc, mâu thuẫn tình cảm hoặc sức khỏe giảm sút, khiến ngày mới trở nên đầy biến động và áp lực khó lường.

Đọc nhiều

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Giữa núi rừng Mường Nhé, Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ đang âm thầm viết nên câu chuyện đổi mới giáo dục. Chương trình GDPT 2018 không chỉ được triển khai bài bản mà còn lan tỏa bằng sự kiên trì của thầy cô, khát vọng học tập của học trò và niềm tin vào con chữ nơi rẻo cao.
Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Mỹ muốn đóng vai trò trung gian hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Tổng thống Donald Trump ấn định ngày 8/5 là Ngày Chiến thắng phát xít của Mỹ; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày; Vatican chưa bầu được tân Giáo hoàng sau vòng bỏ phiếu đầu tiên... là những tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 8/5.
Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Nga, phóng viên Tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga về những ký ức không quên tại đất nước ông từng gắn bó và góc nhìn về quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Mật nghị Hồng Y 2025 & Kỳ vọng của giáo dân thế giới

Mật nghị Hồng Y 2025 & Kỳ vọng của giáo dân thế giới

Khi mặt trời lặn trên Quảng trường Thánh Peter (Vatican) vào cuối ngày 7/5 (giờ địa phương), khói đen bắt đầu bốc lên từ ống khói của Nhà nguyện Sistine, báo hiệu ngày đầu tiên của Mật nghị Hồng Y đã kết thúc mà giáo hoàng mới chưa được bầu.
Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị

Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị

Trong công văn gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển, Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẳng định việc Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị.
Trường học thân thiện – Chắp cánh tương lai cho học sinh Nậm Pồ

Trường học thân thiện – Chắp cánh tương lai cho học sinh Nậm Pồ

Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đang mang đến nhiều chuyển biến tích cực trong công tác giáo dục ở huyện vùng cao biên giới Nậm Pồ (Điện Biên).
Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Giữa núi rừng Mường Nhé, Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ đang âm thầm viết nên câu chuyện đổi mới giáo dục. Chương trình GDPT 2018 không chỉ được triển khai bài bản mà còn lan tỏa bằng sự kiên trì của thầy cô, khát vọng học tập của học trò và niềm tin vào con chữ nơi rẻo cao.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động