9 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội chạy qua những khu vực nào?
Đề xuất đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đường sắt đô thị Thẩm định điều chỉnh tổng mức đầu tư 2 dự án đường sắt đô thị EIB hỗ trợ Hà Nội xây dựng đường sắt đô thị |
Theo quy hoạch, mạng lưới ĐSĐT Hà Nội có 9 tuyến với tổng chiều dài 410,8km |
Theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016, mạng lưới đường sắt khu vực Hà Nội được quy hoạch chi tiết từ kết cấu hạ tầng đến vận tải.
Theo quy hoạch, mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội có 9 tuyến với tổng chiều dài 410,8km, trong đó có 342,2km cầu cạn và đi trên mặt đất, còn lại 68,6km đi ngầm, cụ thể:
Lộ trình các tuyến đường sắt đô thị khu trung tâm được quy hoạch xây dựng cụ thể như sau: Tuyến số 1 gồm 2 nhánh: Ngọc Hồi - Ga trung tâm Hà Nội - Gia Lâm - Yên Viên và Gia Lâm - Dương Xá (Phú Thụy); Tuyến đường sắt trên cao trên cao kết hợp giữa đường sắt đô thị với đường sắt quốc gia. Chiều dài tuyến khoảng 36km.
Tuyến số 2: Nội Bài - Nam Thăng Long - Hoàng Hoa Thám - Bờ Hồ - Hàng Bài - Đại Cồ Việt - Thượng Đình - vành đai 2,5 - Hoàng Quốc Việt với chiều dài khoảng 42km, tuyến đi trên cao Nội Bài - đường Hoàng Quốc Việt và đi ngầm trên đoạn còn lại.
Tuyến 2A: Cát Linh - Ngã Tư Sở - Hà Đông với chiều dài khoảng 14km. Hiện tuyến đã xây dựng sắp hoàn thiện và dự kiến sẽ đưa vào khai thác thương mại trong tháng 5 tới.Tuyến số 3: Trôi - Nhổn - ga Hà Nội - Hoàng Mai với chiều dài khoảng 26km, tuyến đi cao trên đoạn Trôi - Cầu Giấy và chủ yếu đi ngầm trên đoạn còn lại với tổng số 26 ga. Giai đoạn 1 xây dựng đoạn từ Nhổn - ga Hà Nội.
Tuyến số 4: Mê Linh - Đông Anh - Sài Đồng - Vĩnh Tuy - vành đai 2,5 - Cổ Nhuế - Liên Hà với chiều dài khoảng 54km.
Đoạn từ Mê Linh - Đông Anh - Sài Đồng - vượt sông Hồng - Vĩnh Tuy - Thượng Đình được quy hoạch đi cao, từ Thượng Đình - Hoàng Quốc Việt được quy hoạch đi ngầm, đoạn từ Hoàng Quốc Việt - Liên Hà quy hoạch đi cao.
Tổng số ga trên tuyến 41 ga và 2 đề-pô (ga cuối tàu dừng để sửa chữa) tại Liên Hà (Đan Phượng) và Đại Mạch (Đông Anh). Tuyến số 4 kết nối với các tuyến số 1, số 2A, số 3 và số 5.
Đoạn đi dọc đường vành đai 2,5 tuyến số 4 xem xét đi trùng ray với tuyến số 2 và tổ chức chạy tàu phù hợp. Giai đoạn đầu khi chưa xây dựng đường sắt đô thị, bố trí xe buýt nhanh trên từng đoạn.
Tuyến số 5: Đường Văn Cao - Ngọc Khánh - Đại lộ Thăng Long - Vành đai 4 - Hòa Lạc với chiều dài khoảng 39km. Đoạn từ Nam Hồ Tây - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng - Trung tâm Hội nghị quốc gia đi ngầm, đoạn tiếp theo đi trên mặt đất hoặc đi cao trong phạm vi dải phân cách giữa của đại lộ Thăng Long.
Tuyến số 6: Nội Bài - Phú Diễn - Hà Đông - Ngọc Hồi với chiều dài khoảng 43km.
Tuyến số 7: Mê Linh - Đô thị mới Nhổn - Vân Canh - Dương Nội với chiều dài khoảng 28km, tuyến đi cao toàn bộ hoặc đi cao kết hợp đi ngầm trong đoạn đô thị vành đai 4.
Tuyến số 8: Sơn Đồng - Mai Dịch (trung chuyển với tuyến số 2) - vành đai 3 - Lĩnh Nam - Dương Xá với chiều dài khoảng 37km. Đoạn từ Sơn Đồng - Mai Dịch quy hoạch đi cao, đoạn tuyến đi theo vành đai 3 đến Lĩnh Nam đi ngầm, đoạn tuyến từ Lĩnh Nam - vượt sông Hồng - Dương Xá đi trên cao.