8 nhiệm vụ trong công tác đại đoàn kết đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác người Việt Nam ở nước ngoài của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Công tác người Việt Nam ở nước ngoài luôn được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đặc biệt quan tâm và trở thành nhiệm vụ xuyên suốt trong các chương trình hành động, qua đó đã lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của kiều bảo để tập hợp, đề xuất kiến nghị bổ sung, sửa đổi chính sách, động viên tinh thần yêu nước, hòa hợp dân tộc trong cộng đồng. |
Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài ký kết thỏa thuận hợp tác với Liên đoàn Luật sư Việt Nam Chiều ngày 29/11, tại Hà Nội, Liên đoàn Luật sư Việt Nam (VBF) và Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài (ALOV) đã tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác để cùng nhau thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được pháp luật và điều lệ mỗi tổ chức quy định. |
Công tác đại đoàn kết đối với NVNONN đã đạt được nhiều bước tiến
- Ông có thể đánh giá về kết quả triển khai công tác đại đoàn kết đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN)?
Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW, công tác đại đoàn kết đối với NVNONN đã đạt được nhiều bước tiến và kết quả quan trọng.
Ý thức trách nhiệm của các cấp ủy Đảng và các CQĐD Việt Nam ở nước ngoài về việc triển khai các chủ trương, chính sách đại đoàn kết dân tộc đối với NVNONN ngày càng được nâng cao. Các quan điểm, chủ trương, chính sách đại đoàn kết dân tộc đối với NVNONN hợp “ý Đảng, lòng dân”, do vậy nhận được sự đồng tình, ủng hộ và đồng lòng thực hiện của người dân ở trong và ngoài nước.
Niềm tin của cộng đồng NVNONN đối với sự phát triển của đất nước, niềm tự hào dân tộc trong đồng bào ta ở xa Tổ quốc ngày càng được củng cố, tăng cường.
Những biện pháp đột phá và chủ động trong công tác vận động NVNONN do Nhà nước ta nói chung, Bộ Ngoại giao nói riêng tiến hành đã tạo sự chuyển biến về quan điểm của một bộ phận kiều bào trước đây còn tư tưởng khác biệt, góp phần tăng cường đại đoàn kết dân tộc, phát huy nguồn lực kiều bào trong tổng thể nguồn lực quốc gia.
Ông Ngô Trịnh Hà, Phó Chủ nhiệm, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao chia sẻ về triển khai công tác đại đoàn kết với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong 20 năm qua. |
-Xin ông cho biết những khó khăn, thách thức và bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết với cộng đồng NVNONN?
Thứ nhất, công tác vận động các cá nhân kiều bào có ý kiến khác biệt chưa đạt được kết quả như mong muốn; công tác thu hút nguồn lực NVNONN chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của kiều bào, mới tập trung vào nguồn lực kinh tế mà chưa khai thác, phát huy được hết tiềm năng về nguồn lực mềm và nguồn lực tri thức.
Thứ hai, công tác hỗ trợ kiều bào ổn định cuộc sống, nâng cao địa vị pháp lý, hội nhập vào xã hội sở tại còn gặp nhiều khó khăn, mà nguyên nhân chính là hạn chế về nguồn lực và cơ chế huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực. Công tác quản lý người đi lao động, học tập ở nước ngoài và vai trò tuyên truyền, giáo dục của các cấp ủy nước ngoài chưa phát huy hiệu quả.
Thứ ba, nội dung và phương thức giảng dạy và học tiếng Việt cho cộng đồng NVNONN có nhiều điểm chưa phù hợp và hấp dẫn người học, khó khăn trong việc duy trì hàng ngày.
Cải cách thủ tục hành chính phù hợp với đặc thù của NVNONN
-Trong thời gian tới, cần triển khai những công việc gì để công tác đại đoàn kết đối với cộng đồng NVNONN phát huy hiệu quả hơn nữa?
Thứ nhất, tiếp tục tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đại đoàn kết dân tộc đối với NVNONN thông qua huy động sự tham gia của các cấp ủy đảng ở trong và ngoài nước trong công tác phổ biến, quán triệt Nghị quyết 23-NQ/TW và các văn bản chỉ đạo của Đảng về đại đoàn kết đối với NVNONN.
Thứ hai, tiếp tục rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, phù hợp với đặc thù của NVNONN và triển khai đồng bộ các chính sách liên quan đến NVNONN, thể hiện tinh thần động viên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để NVNONN về nước thăm thân, công tác, đầu tư, sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học…
Thứ ba, kiên trì vận động các cá nhân NVNONN có ý kiến khác biệt, từng bước gỡ bỏ định kiến, thu hẹp khoảng cách với các cá nhân này và vận động họ có những hành động phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc thông qua một số giải pháp cụ thể như: tăng cường và chủ động tiếp xúc, đối thoại trên tinh thần chân thành, cởi mở, chấp nhận quan điểm khác biệt để thấu hiểu lẫn nhau...
Thứ tư, phát huy nguồn lực của cộng đồng, khuyến khích và tạo điều kiện để NVNONN đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách ưu đãi NVNONN về nước làm việc, nghiên cứu khoa học như môi trường làm việc, lương và chế độ đãi ngộ.
Thứ năm, triển khai các biện pháp tổng thể hỗ trợ đồng bào, nhất là ở những địa bàn khó khăn, có địa vị pháp lý vững chắc, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, tuân thủ pháp luật và hội nhập thuận lợi vào xã hội sở tại. Theo đó, cần tiếp tục tăng cường và củng cố quan hệ song phương giữa Việt Nam với các nước, tích cực đề nghị chính phủ sở tại tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam ổn định, hội nhập vào xã hội sở tại, được đối xử bình đẳng như các cộng đồng sắc tộc khác... thông qua các tiếp xúc cấp cao.
Thứ sáu, đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ NVNONN gìn giữ tiếng Việt và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chú trọng hợp tác với nước sở tại, đổi mới, nâng cao hiệu quả nội dung và phương thức tổ chức dạy và học tiếng Việt; tập trung thúc đẩy đưa tiếng Việt vào chương trình giảng dạy ở các cơ sở giáo dục tại địa bàn có đông người Việt Nam; nghiên cứu đầu tư, xây dựng trung tâm văn hóa của người Việt tại các địa bàn này.
Thứ bảy, đổi mới nội dung, phương thức và tư duy của công tác thông tin đối ngoại đảm bảo phù hợp và đáp ứng nhu cầu của NVNONN. Cần kịp thời thông tin về tình hình đất nước và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta.
Thứ tám, tiếp tục xây dựng cơ chế phối hợp và kiện toàn bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ trực tiếp làm công tác ở nước ngoài; tăng cường nguồn lực thực hiện công tác về NVNONN.
-Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
Tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác người Việt Nam ở nước ngoài của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Công tác người Việt Nam ở nước ngoài luôn được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đặc biệt quan tâm và trở thành nhiệm vụ xuyên suốt trong các chương trình hành động, qua đó đã lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của kiều bảo để tập hợp, đề xuất kiến nghị bổ sung, sửa đổi chính sách, động viên tinh thần yêu nước, hòa hợp dân tộc trong cộng đồng. |
Hợp tác trong công tác hỗ trợ pháp lý cho người Việt Nam ở nước ngoài Chiều ngày 29/11, tại Hà Nội, Liên đoàn Luật sư Việt Nam (VBF) và Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài (ALOV) đã tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác để cùng nhau thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được pháp luật và điều lệ mỗi tổ chức quy định. |