Trang chủ Bờ cõi biển đảo Lịch sử chủ quyền
08:00 | 10/08/2019 GMT+7

25 năm Việt Nam phê chuẩn UNCLOS: Thiết lập trật tự pháp lý, công bằng về biển

aa
Năm 2019 đánh dấu 25 năm ngày UNCLOS (Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 ) chính thức có hiệu lực và 25 năm Việt Nam phê chuẩn UNCLOS. Việc Việt Nam tích cực tham gia và thực thi UNCLOS thể hiện thiện chí, sự coi trọng và kỳ vọng của Việt Nam vào trật tự pháp lý công bằng về biển.
Toàn cảnh hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông Tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đã rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam Nga ủng hộ cách ứng xử của Việt Nam tại Biển Đông trước sự hung hăng của Trung Quốc

Nghị quyết ngày 23/6/1994 của Quốc hội về việc phê chuẩn UNCLOS nêu rõ: “Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, nước CHXHCN Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển”.

UNCLOS - Khuôn khổ pháp lý toàn diện về biển và đại dương

UNCLOS bao gồm các quy định toàn diện xác lập các vùng biển, điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu. UNCLOS có giá trị cao hơn so với các Công ước và hiệp định/ thỏa thuận quốc tế khác, và các nguồn khác của luật quốc tế, trong đó có luật tập quán quốc tế về biển.

25 nam viet nam phe chuan unclos thiet lap trat tu phap ly cong bang ve bien
UNCLOS khuôn khổ pháp lý toàn diện cho trật tự, công bằng về biển.

UNCLOS nêu rõ: hiệp định/thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia thành viên UNCLOS về bất kỳ vấn đề nào được quy định tại UNCLOS thì phải phù hợp với UNCLOS; chỉ có các quyền, nghĩa vụ hình thành từ các quy tắc của pháp luật quốc tế không trái với UNCLOS là được công nhận và áp dụng bởi tòa án hay tòa trọng tài có thẩm quyền theo Phần XV Công ước.

Việc giải thích theo hướng UNCLOS không phải là khuôn khổ pháp lý duy nhất và còn có các khuôn khổ khác như luật tập quán quốc tế hình thành trước UNCLOS điều chỉnh các vấn đề về biển là đi ngược lại với mục tiêu của UNCLOS, nhằm hạ thấp giá trị của UNCLOS. Do có tầm quan trọng chiến lược, tính thống nhất, toàn vẹn của UNCLOS cần tiếp tục được duy trì.

UNCLOS là cơ chế xác lập chủ quyền của các quốc gia

UNCLOS là cơ sở để xác lập phạm vi các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia ven biển, kể cả quốc gia quần đảo (gồm nội thủy, vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa); các vùng biển ngoài phạm vi tài phán quốc gia (gồm Biển cả hay còn gọi là biển quốc tế, Vùng đáy biển quốc tế và tài nguyên khoáng sản ở đó là di sản chung của nhân loại).

UNCLOS còn quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các quốc gia. Theo UNCLOS, mọi hoạt động liên quan đến thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển phải được phép của quốc gia đó; mọi hoạt động không được cấp phép đều là bất hợp pháp, vi phạm một cách rõ ràng các quy định của Công ước.

25 nam viet nam phe chuan unclos thiet lap trat tu phap ly cong bang ve bien
Cơ chế xác lập chủ quyền ở mỗi quốc gia.

Điều 121 UNCLOS quy định tiêu chí xác định “đảo” là vùng đất tự nhiên có nước bao bọc và luôn ở trên mặt nước khi thủy triều lên; các đảo có khả năng duy trì điều kiện cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng thì sẽ có đầy đủ các vùng lãnh hải, tiếp giáp, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa như lãnh thổ đất liền.

Các đá không có đáp ứng hai điều kiện nêu trên thì chỉ có lãnh hải 12 hải lý, không vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Các bãi cạn lúc nổi, lúc chìm nói chung không có lãnh hải riêng (và do đó cũng không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa) và sự có mặt của chúng không ảnh hưởng đến việc xác định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.

Căn cứ quy chế đảo tại UNCLOS, trong một vụ gần đây Tòa trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS đã kết luận, không một cấu trúc địa lý nào tại quần đảo Trường Sa có khả năng tạo ra vùng biển đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; các đảo của quần đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất.

UNCLOS thiết lập thiết lập cơ chế áp dụng Công ước

Để bảo đảm thực thi Công ước đầy đủ và nhất quán, UNCLOS thành lập các cơ quan, cơ chế với vai trò và chức năng khác nhau, có tính chất bổ sung cho nhau. UNCLOS cũng quy định cơ chế giải quyết tranh chấp trong việc giải thích và áp dụng Công ước (Phần XV), bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý. Khi có tranh chấp, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ nhanh chóng trao đổi quan điểm về giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hoặc các biện pháp hòa bình khác.

Nếu việc trao đổi, đàm phán trong một thời gian hợp lý không đạt được giải pháp, các bên có thể thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại cơ quan tài phán quốc tế để có phán quyết ràng buộc, đó là Tòa án Công lý quốc tế (ICJ), Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS - được thành lập theo Phụ lục VI của UNCLOS) hoặc Tòa trọng tài (theo Phụ lục VII UNCLOS), Tòa trọng tài đặc biệt (theo Phụ lục VIII UNCLOS).

25 nam viet nam phe chuan unclos thiet lap trat tu phap ly cong bang ve bien
UNCLOS thiết lập cơ chế áp dụng Công ước Luật Biển Quốc tế 1982.

Tranh chấp nếu không được giải quyết thông qua trao đổi, đàm phán trong thời gian hợp lý thì có thể đưa ra cơ chế bắt buộc – Tòa trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS (với những điều kiện nhất định), hoặc đưa ra Ủy ban hòa giải (được thành lập theo Phụ lục V của UNCLOS), trên cơ sở các khuyến nghị của Ủy ban hòa giải tuy không có giá trị ràng buộc pháp lý, các bên tranh chấp có nghĩa vụ phải đàm phán để đạt giải pháp giải quyết tranh chấp và nếu không đàm phán được, các bên có nghĩa vụ giải quyết thông qua cơ quan tài phán.

Phán quyết của các cơ quan tài phán theo quy định của UNCLOS góp phần giải thích đúng đắn các quy định của UNCLOS, làm rõ một số vấn đề còn chưa rõ hoặc gây tranh cãi, hoặc yêu sách và hành động trái với quy định của UNCLOS. Hiệu quả thực thi UNCLOS, cũng giống như việc thực thi các điều ước quốc tế khác, trên thực tế không chỉ thể hiện ở quan điểm của quốc gia tại các diễn đàn khu vực và quốc tế thảo luận về biển mà phụ thuộc vào hành động của mỗi quốc gia thành viên trong việc sử dụng biển, đại dương và các tài nguyên biển, đòi hỏi thiện chí và quan tâm đúng mức của mỗi quốc gia.

Là quốc gia ven biển, thành viên của UNCLOS, Việt Nam đã và đang nỗ lực kiên trì giải quyết một cách hòa bình các vấn đề Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có UNCLOS.

Việt Nam đồng thời đã và đang thực thi đầy đủ UNCLOS kể từ khi chấp nhận sự ràng buộc của UNCLOS và trở thành một quốc gia thành viên của UNCLOS 25 năm trước, nỗ lực thực hiện bảo tồn biển và đại dương và các nguồn lợi biển một cách bền vững, phù hợp với các tiêu chí của Mục tiêu phát triển bền vững số 14 về bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và tài nguyên biển (SDG14) thuộc Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc.

Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực cùng với các nước thành viên khác thúc đẩy tôn trọng UNCLOS, đồng thời bảo vệ tính toàn vẹn và giá trị pháp lý của khuôn khổ pháp lý toàn cầu này.

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật biển 1982), tên tiếng Anh là United Nations Convention on the Law of the Sea, hay thường được gọi tắt là UNCLOS 1982, được 107 quốc gia, trong đó có Việt Nam, ký tại Montego Bay, Jamaica (tính đến nay, số quốc gia ký là 157), đánh dấu thành công của Hội nghị LHQ về Luật biển lần thứ 3, với sự tham gia của trên 150 quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế, kể cả các tổ chức quốc tế phi chính phủ, cùng xây dựng nên một Công ước mới về Luật biển, được nhiều quốc gia, kể cả những quốc gia không có biển, cùng chấp nhận.

Sau Hiến chương LHQ, Công ước Luật biển 1982 được đánh giá là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, được nhiều quốc gia ký kết và tham gia. Công ước Luật biển 1982 có hiệu lực từ ngày 16/11/1994 (12 tháng kể từ ngày Guyana, nước thứ 60 phê chuẩn Công ước ngày 16/11/1993). Là một văn kiện pháp lý đa phương đồ sộ, bao gồm 320 điều khoản và 9 Phụ lục, với hơn 1000 quy phạm pháp luật, Công ước Luật biển 1982 đã đáp ứng nguyện vọng và mong đợi của cộng đồng quốc tế về một trật tự pháp lý quốc tế mới đối với tất cả các vấn đề về biển và đại dương, bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.

Thảo Ngân
Nguồn:

Tin bài liên quan

Việt Nam đề cao giá trị của UNCLOS, thúc đẩy hợp tác về biển và đại dương

Việt Nam đề cao giá trị của UNCLOS, thúc đẩy hợp tác về biển và đại dương

Về Biển Đông, Trưởng đoàn Việt Nam đề nghị các nước thành viên thực hiện chính sách biển một cách trách nhiệm và hợp pháp, cùng nhau bảo đảm hòa bình, ổn định, thịnh vượng và sự phát triển bền vững.
Triển khai hiệu quả quan hệ đối tác chiến lược xanh giữa Việt Nam - Đan Mạch

Triển khai hiệu quả quan hệ đối tác chiến lược xanh giữa Việt Nam - Đan Mạch

Ngày 26/2, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và Quốc Vụ khanh Ngoại giao Đan Mạch Lina Gandlose Hansen đồng chủ trì tham vấn chính trị lần thứ 2 giữa hai bộ nhằm trao đổi về hợp tác song phương cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
50 năm quan hệ Việt Nam - Pháp: Tổ chức các hoạt động kỷ niệm trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế...

50 năm quan hệ Việt Nam - Pháp: Tổ chức các hoạt động kỷ niệm trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế...

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Pháp, ngày 6/6, tại thủ đô Paris, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp kiến Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher, gặp và làm việc với Phó Chủ tịch Thượng viện, nguyên Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp Pierre Laurent.

Các tin bài khác

Cách mạng Tháng Tám trong mắt bạn bè quốc tế

Cách mạng Tháng Tám trong mắt bạn bè quốc tế

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam là mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, phản ánh cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc Việt Nam chống giặc ngoại xâm, đánh dấu bước chuyển sang thời kỳ mới. Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, các chuyên gia, nhà nghiên cứu ngày càng hiểu và khâm phục thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong tiến trình giải phóng dân tộc.
Phần lớn chính giới Mỹ thừa nhận chiến tranh Việt Nam là sai lầm

Phần lớn chính giới Mỹ thừa nhận chiến tranh Việt Nam là sai lầm

Theo Tiến sỹ Andrew Well-Đặng, chuyên gia cao cấp về Việt Nam tại Trung tâm châu Á thuộc Viện Hòa bình Mỹ, giờ đây, phần lớn chính giới Mỹ đều đồng ý rằng chiến tranh Việt Nam là một sai lầm.
Giao lưu hữu nghị, hợp tác phát triển khu vực biên giới Việt - Trung được chú trọng thúc đẩy

Giao lưu hữu nghị, hợp tác phát triển khu vực biên giới Việt - Trung được chú trọng thúc đẩy

Ngày 2/8 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị tổng kết 25 năm ký Hiệp ước biên giới và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.
Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.

Đọc nhiều

Tổ chức MOA khám chữa bệnh cho người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam tại Quảng Nam

Tổ chức MOA khám chữa bệnh cho người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam tại Quảng Nam

Trong hai ngày 11 và 12/10, tại Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, tổ chức Medical Outreach of America (MOA) từ Hoa Kỳ đã tiến hành chương trình khám chữa bệnh dành cho người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Tiếng Việt và hành trình vươn ra thế giới

Tiếng Việt và hành trình vươn ra thế giới

Với khoảng 6 triệu người Việt sinh sống tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là cầu nối văn hóa giữa các thế hệ người Việt với quê hương. Cộng đồng người Việt đang tích cực đóng góp vào sự phát triển văn hóa - xã hội của địa phương nơi họ sinh sống. Nhu cầu bảo tồn và phát huy tiếng Việt như một phần bản sắc dân tộc đang được chú trọng, với tiềm năng để ngôn ngữ này được công nhận chính thức tại nhiều quốc gia.
Ông Lê Văn Trung giữ chức Chủ tịch Ủy ban Hòa bình thành phố Đà Nẵng

Ông Lê Văn Trung giữ chức Chủ tịch Ủy ban Hòa bình thành phố Đà Nẵng

Ngày 11/10, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố tổ chức Hội nghị công bố kết quả hiệp thương về việc miễn nhiệm và bổ sung Chủ tịch Ủy ban Hòa bình thành phố nhiệm kỳ 2019 - 2024.
Hội nghị ASEAN: Đưa Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác

Hội nghị ASEAN: Đưa Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác

Các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc kêu gọi đẩy mạnh nỗ lực sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), đưa Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác.
Hỗ trợ bò giống cho người dân biên giới Việt - Lào: niềm vui "sinh sôi"

Hỗ trợ bò giống cho người dân biên giới Việt - Lào: niềm vui "sinh sôi"

Từ những con bò giống được trao tặng cho bà con hai bên biên giới Việt - Lào, đã có thêm bê con được sinh ra.
Học giả quốc tế chia sẻ kinh nghiệm hợp tác, quản lý biên giới trên đất liền và trên biển

Học giả quốc tế chia sẻ kinh nghiệm hợp tác, quản lý biên giới trên đất liền và trên biển

Ngày 8/10/2024, Hội thảo Quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hoà bình và phát triển” đã diễn ra thành công tại Hà Nội.
Hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhân, cư dân phải đáp ứng tiêu chuẩn nước nhập khẩu

Hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhân, cư dân phải đáp ứng tiêu chuẩn nước nhập khẩu

Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới. Trong đó nêu rõ, hàng hóa trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân, cư dân biên giới phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc và các điều kiện khác theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.
infographics nobel 2024 giai nobel hoa binh ton vinh to chuc nihon hidankyo cua nhat ban
infographics 70 nam giai phong thu do ha noi danh gan 100 ty dong tham hoi tang qua doi tuong chinh sach
infographics viet nam dong gop tich cuc chu dong trach nhiem trong cong dong phap ngu
inforgraphics phong chong dich benh mua mua bao
thong diep chuyen du dai hoi dong lhq cua tong bi thu chu tich nuoc to lam
inforgraphics bao ve tre em trong truong hop xay ra thien tai
inforgraphics 11 dai hoc viet nam dat tieu chuan nuoc ngoai
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (12/10): Hà Nội tiếp tục nắng hanh

Thời tiết hôm nay (12/10): Hà Nội tiếp tục nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia,ngày 12/10, Hà Nội nhiều mây, không mưa, sáng có sương mù nhẹ, trưa chiều tiếp tục nắng hanh.
Thời tiết hôm nay (11/10): Hà Nội tiếp tục nắng hanh, sáng sớm có sương mù

Thời tiết hôm nay (11/10): Hà Nội tiếp tục nắng hanh, sáng sớm có sương mù

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 11/10 Hà Nội có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa. Gió nhẹ.
Thời tiết hôm nay (8/10): Nhiệt độ miền Bắc tăng nhẹ, miền Trung và miền Nam tiếp tục mưa to

Thời tiết hôm nay (8/10): Nhiệt độ miền Bắc tăng nhẹ, miền Trung và miền Nam tiếp tục mưa to

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 8/10, miền Bắc trời nắng, nhiệt độ tăng nhẹ, miền Trung và miền Nam mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Thời tiết hôm nay (07/10):  Miền Bắc trời quang mây, đêm lạnh, ngày nắng hanh

Thời tiết hôm nay (07/10): Miền Bắc trời quang mây, đêm lạnh, ngày nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, miền Bắc, do không khí lạnh tăng cường nên tuần này trời quang mây, đêm lạnh, ngày nắng hanh, độ ẩm phổ biến 35-41%.
Mưa dông nhiều nơi trong ngày 6/10

Mưa dông nhiều nơi trong ngày 6/10

Hôm nay 6/10, Đà Nẵng đến Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa to cục bộ với lượng mưa có nơi trên 70mm, mưa dông tập trung vào chiều tối và đêm.
Thời tiết hôm nay (5/10): Bắc Bộ ngày nắng, sáng sớm và đêm trời lạnh

Thời tiết hôm nay (5/10): Bắc Bộ ngày nắng, sáng sớm và đêm trời lạnh

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 5/10, khu vực Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, trời lạnh về đêm và sáng, vùng núi có nơi trời rét.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động