Trang chủ Quốc tế
22:33 | 06/12/2018 GMT+7

Bạo loạn ở Pháp đặt ra những thách thức không nhỏ với Châu Âu

aa
Cuộc biểu tình trở thành bạo loạn ở Pháp trong những tuần gần đây không đơn thuần là cơn giận dữ tức thời của những người mặc "Áo khoác vàng", mà còn cho thấy một xã hội Pháp bị chia rẽ sâu sắc và phản ánh thách thức không nhỏ với chính quyền Tổng thống trẻ Emmanuel Macron nói riêng và châu Âu nói chung.

"Quá ít! Quá muộn!"

Đó là phản ứng của những người biểu tình "Áo khoác vàng" trước sự nhượng bộ đột ngột của chính phủ Pháp hôm 4/12 về việc hoãn tăng thuế nhiên liệu.

bao loan o phap dat ra nhung thach thuc khong nho voi chau au

Khải Hoàn Môn chìm trong khói lửa cuộc bạo loạn. Ảnh: Reuters

Sau khi Thủ tướng Edouard Philippe đưa ra tuyên bố hoãn thực hiện chương trình tăng thuế nhiên liệu 6 tháng vào chiều 4/12, một ngày sau, 5/12 Bộ trưởng Môi trường Pháp thông báo chính phủ đã hủy bỏ hoàn toàn kế hoạch tăng thuế nhiên liệu. Nhưng trái với kỳ vọng của chính quyền Tổng thống Emmanuel Macron, không có sự vui mừng và hân hoan nào từ những người đại diện "Áo khoác vàng" trước sự nhượng bộ này.

Đại diện của nhóm người biểu tình cực đoan suốt 3 tuần qua trên khắp nước Pháp tuyên bố sự nhượng bộ của chính phủ là quá ít và quá muộn. Họ muốn nhiều hơn và phải sớm hơn. Họ muốn được giảm thuế, trả lương cao hơn, để thoát khỏi nỗi sợ hãi tài chính và có một cuộc sống tốt hơn.

Theo New York Times, những yêu sách này của người biểu tình và sự phản ứng chậm trễ của chính phủ cộng với sự oán giận dữ dội ở các thành phố thịnh vượng có nhiều điểm tương đồng với các cuộc nổi dậy dân túy ở phương Tây, bao gồm ở Anh, Italia, Mỹ và ở một mức độ thấp hơn ở Trung Âu.

Nguyên nhân của hầu hết các cuộc nổi dậy này, ngoài việc các yêu sách không được đáp ứng, còn là từ chối sự lãnh đạo của đảng chính trị và các cơ quan chính phủ được coi là không có khả năng giải quyết những bất bình hoặc đưa ra giải pháp chống lại sự bất an về an ninh, kinh tế.

Nhưng điều làm cho cuộc bạo loạn ở Pháp khác biệt là nó đã không đi theo kịch bản dân túy thông thường. Nó không liên kết với một đảng chính trị, không tập trung vào chủng tộc hoặc di cư, không được dẫn dắt bởi một nhà lãnh đạo duy nhất. Thay vào đó cuộc nổi dậy chủ yếu là tự phát của tầng lớp lao động không có khả năng chi trả các hóa đơn.

Nguồn gốc cuộc bạo loạn

Adam Nossiter của tờ New York Times đã thực hiện một chuyến đi tương tự đến Gueret, ở miền nam nước Pháp, ở đó ông được chứng kiến tình trạng trì trệ và bất mãn ở khắp mọi nơi. "Đây không phải là nghèo đói cùng cực, nhưng sự bất mãn hiện diện ở các thành phố nhỏ, thị trấn và làng mạc - nơi nước Pháp mang một hình ảnh khác với những đại lộ lộng lẫy ở Paris", ông viết.

bao loan o phap dat ra nhung thach thuc khong nho voi chau au

Sự kết hợp của bất mãn và thiếu niềm tin đã làm cho "Áo khoác Vàng" trở thành một lực lượng khó kiểm soát. Ảnh: AP

"Trong lòng xã hội Pháp đang tồn tại những vết nứt chằng chịt và sự tuyệt vọng hậu công nghiệp hiện hữu ở nhiều khu vực. Vì vậy, sẽ là một thách thức khổng lồ cho những nhà lãnh đạo đương nhiệm xóa bỏ hay hàn gắn những vết nứt này, chứ chưa nói đến những chính sách nhạy cảm có thể khiến miệng vết nứt thêm toác rộng", cây viết của New York Times bình luận.

Ở đây, thiếu vắng sự hy vọng vào ngày mai, sự chán nản đang gặm nhấm tầng lớp trung lưu và lao động, những người đã phải chịu đựng gánh nặng từ khủng hoảng tài chính (2008) và cắt giảm ngân sách, theo Niels Planel, tư vấn viên xóa đối giảm nghèo.

Những người mặc chiếc áo gi-lê vàng tràn xuống đường ở khắp nơi trên nước Pháp giận dữ vì cảm giác bị bỏ rơi, bị bủa vây bởi đói nghèo và bất công xã hội.

Những người này nhận ra rằng, suốt bao năm qua thuế liên tục tăng, trợ cấp xã hội cắt giảm, sức mua ngày càng kém đi và tiếng nói của họ thì ngày càng bị phớt lờ, khinh miệt. Giữa nước Pháp thành thị và nông thôn, bất công lớn nhất đang tồn tại là về “mobilité - tính lưu động”. Sự lưu động ở đây là từ giao thông (giá nhiên liệu tăng, các tuyến đường sắt liên tỉnh bị cắt giảm) cho đến cơ hội.

Từ 2018, học sinh nông thôn và thành phố nhỏ ngoại ô ngày càng khó vào các trường Đại học ở thành phố lớn vì phần mềm Parcoursup tạo ra bộ lọc gây tranh cãi về địa lý, khiến một học sinh bình thường trong thành phố đôi khi lại được ưu tiên lựa chọn hơn học sinh giỏi ở ngoại ô hay nông thôn.

Và cuối cùng, sau nhiều thập kỷ phát triển không đồng đều, sự giàu có kinh tế tích tụ về các vùng đô thị lớn quanh Paris, Lyon, Toulouse… và để lại phía sau một nước Pháp nông thôn rộng lớn về lãnh thổ nhưng trống rỗng về của cải. Tất cả những mặc cảm, bức xúc, giận dữ… đó không phải do vị Tổng thống trẻ Emmanuel Macron tạo ra mà là tích góp bao năm qua từ các đời Tổng thống trước đó của các ông Chirac, Sarkozy, Hollande.

Trên thực tế, chương trình tăng thuế nhiên liệu từ lâu là một chính sách "đinh" nằm trong kế hoạch cải cách đầy tham vọng mà Tổng thống Macron tuyên bố sẽ thực hiện để thay đổi nền kinh tế Pháp.

Chương trình thuế nhiên liệu là giọt nước làm tràn ly, nó đã châm ngòi cho cuộc bạo loạn tồi tệ nhất trong nhiều thập niên ở Pháp bùng nổ.

Thách thức chính quyền Tổng thống Macron

Các cuộc biểu tình "bắt rễ" từ bên ngoài những trung tâm đô thị giàu có của Pháp. James McAuley, phóng viên tại Paris của tờ Washington Post, đã tới thị trấn Besancon ở vùng nông thôn dọc theo biên giới Thụy Sĩ. Đối với người dân địa phương, thuế nhiên liệu mới của chính phủ như một đòn đặc biệt khắc nghiệt giáng vào sinh kế của họ. "Chúng tôi sống bên một ngọn núi. Không có xe buýt hay tàu hỏa. Chúng tôi phải dùng xe hơi”.

bao loan o phap dat ra nhung thach thuc khong nho voi chau au

Dòng chữ kêu gọi ông Macron từ chức bị vẽ lên Khải Hoàn Môn. Ảnh: Reuters

Tổng thống Macron đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ đầu nhiệm kỳ tổng thống của mình. Tỷ lệ ủng hộ nhà lãnh đạo Pháp hiện ở mức thấp kỷ lục, chưa đến 30%. "Áo khoác Vàng", mặt khác lại đang được người dân chấp thuận trên 80%, theo Washington Post.

Việc tăng thuế nhiên liệu xuất phát từ mong muốn của Tổng thống Pháp nhằm cắt giảm lượng khí thải carbon và làm cho nền kinh tế Pháp thân thiện với môi trường hơn. Nhưng ở một đất nước đang khó khăn về kinh tế, một mục tiêu như vậy dễ trở nên phản tác dụng.

Nhóm biểu tình từng lên tiếng: “Chúng ta đang bàn về chi phí sinh hoạt còn ông Macron lại đang bàn về sinh thái. Giải pháp cho những người không đủ tiền mua thực phẩm vào cuối tháng là mua tấm pin mặt trời và xe điện.”

Tình thế trở nên tiến thoái lưỡng nan khi Tổng thống Pháp từng thề sẽ hồi sinh các hệ thống kinh tế và chính trị, nhưng những cải cách cần thiết để đạt được điều này sẽ tác động đến việc đạt được bất kỳ lợi ích lâu dài nào. Người tiền nhiệm François Hollande phải đối mặt với một thách thức tương tự và đã nhượng bộ khi đối mặt với biểu tình - điều mà ông Macron cam kết sẽ không làm.

Theo giáo sư khoa học chính trị Sheri Berman, "Áo khoác Vàng" phản ánh sự yếu kém về vị trí chính trị của ông Macron và hệ thống đảng Pháp nói chung. Chiến thắng của ông Macron trong cuộc bầu cử phần lớn là kết quả của sự sụp đổ các đảng phái chính trị truyền thống của Pháp. Ông Macron bắt đầu đảng chính trị của riêng mình - En Marche - để hỗ trợ ông, nhưng nó thiếu mạng lưới cơ sở sâu sắc để huy động hỗ trợ cho các chính sách của ông một cách tổng thể.

bao loan o phap dat ra nhung thach thuc khong nho voi chau au

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: Reuters

Thách thức với Châu Âu

Theo ông Sheri Berman, trong một nền dân chủ hoạt động tốt, thể chế chính trị tiếp nhận và đáp ứng những nhu cầu và bất mãn một cách có hệ thống, hòa bình. Vì vậy, bản chất không có tổ chức, không có lãnh đạo của phong trào Áo khoác Vàng phản ánh sự suy giảm của các tổ chức truyền thống, đặc biệt là công đoàn, ở Pháp và phần lớn xã hội của châu Âu.

Nó cũng phản ánh sự thất bại lớn hơn của các chính phủ trong việc đáp ứng các mối quan tâm và nhu cầu của người dân.

Đây là tình huống trong đó chủ nghĩa dân túy phát triển mạnh. Thực tế, cả các nhà dân túy cánh tả, đại diện bởi Jean-Luc Mélenchon và đảng France Insoumise của ông và cánh hữu, đại diện bởi Marine Le Pen và National Rally (trước đây là National Front), đã cố gắng khai thác phong trào "Áo khoác Vàng", tuyên bố phong trào phù hợp với các mục tiêu của họ và nếu họ nắm quyền, các chính trị gia này sẽ giải quyết những nhu cầu đó.

Giáo sư Sheri Berman nhận định, ông Macron lên nắm quyền từng hứa hẹn sẽ là giải pháp cho chủ nghĩa dân túy ở Pháp. Tuy nhiên phong trào "Áo khoác Vàng" đủ để phản ánh ông hoặc không có đủ năng lực hoặc không đủ cá tính để làm điều này. Nếu ông Macron không kiểm soát được khủng hoảng này, "Áo khoác Vàng" có thể trở thành một giai đoạn khác trong sự nổi lên của chủ nghĩa dân túy ở Châu Âu.

Các lực lượng cực đoan trên khắp các nước Châu Âu đang hân hoan trước tình cảnh của ông Macron. Điều họ muốn là sự thay đổi chính trị ở châu Âu trong cuộc bầu cử nghị viện EU vào tháng 5 tới. Những biến động hiện nay ở Pháp trở thành điềm xấu và ý nghĩa của nó vượt xa khỏi biên giới một quốc gia.

Cách đây không lâu, ông Macron gọi mình là kẻ thù không đội trời chung với Phó Thủ tướng Ý Salvini và Thủ tướng Hungary Viktor Orbán - hai nhà lãnh đạo theo đuổi chính sách nhằm vào người nhập cư, các đối thủ chính trị và pháp quyền. Nhưng ông Macron nay đang bị suy yếu và cô lập hơn bao giờ hết.

Ông Macron yếu đi sẽ tạo cơ hội cho những người mang tư tưởng cực đoan và dân túy trên khắp châu lục. Nếu không tìm được giải pháp, cuộc bầu cử nghị viện Châu Âu tại Pháp năm 2019 có nguy cơ trở thành cuộc trưng cầu dân ý chống lại ông Macron.

Phương Anh

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Ngày Trái đất 2024: Chống rác thải nhựa, bảo vệ hành tinh

Ngày Trái đất 2024: Chống rác thải nhựa, bảo vệ hành tinh

Với chủ đề “Hành tinh chống lại nhựa”, Ngày Trái đất (22/4/2024) tập trung vào mối đe dọa mà nhựa gây ra cho môi trường. Qua đó, đặt mục tiêu giảm 60% sản lượng nhựa vào năm 2040.
Ảnh người phụ nữ Gaza ôm thi thể cháu đoạt giải Ảnh Báo chí Thế giới

Ảnh người phụ nữ Gaza ôm thi thể cháu đoạt giải Ảnh Báo chí Thế giới

Bức ảnh cô Inas Abu Maamar ôm thi thể cháu gái thiệt mạng ở Gaza đã giành giải Ảnh Báo chí Thế giới 2024. Ảnh do nhiếp ảnh gia Mohammed Salem của hãng thông tấn Reuters chụp.
Liên minh châu Âu chi 3,7 tỷ USD bảo vệ đại dương

Liên minh châu Âu chi 3,7 tỷ USD bảo vệ đại dương

Liên minh châu Âu (EU) sẽ chi 3,7 tỷ USD để bảo vệ đại dương, thúc đẩy tính bền vững, quá trình chuyển đổi xanh thông qua một loạt sáng kiến trong năm nay.
Thủ tướng Thái Lan bắn súng nước trong lễ hội Songkran

Thủ tướng Thái Lan bắn súng nước trong lễ hội Songkran

Dự lễ hội té nước Songkran ở thị trấn Hua Hin, tỉnh Prachuap Khiri Khan, Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin cầm súng phun nước cùng người dân và du khách hòa mình vào không khí lễ hội.

Đọc nhiều

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh bảo hiểm sụt giảm, Manulife, Prudential, Dai-ichi Life và Cathay Life vẫn lãi nghìn tỷ nhờ đâu?

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh bảo hiểm sụt giảm, Manulife, Prudential, Dai-ichi Life và Cathay Life vẫn lãi nghìn tỷ nhờ đâu?

Trong bối cảnh lãi thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm sụt giảm đáng kể, các “ông lớn” bảo hiểm nhân thọ vẫn duy trì được lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng nhờ doanh ...
Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Ngày 24/4/2024, tại Thủ đô Ulaanbaatar, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Mông Cổ (MNCCI) đã phối hợp tổ chức cuộc gặp gỡ doanh ...
Ngày hội giao lưu sinh viên quốc tế

Ngày hội giao lưu sinh viên quốc tế

Sinh viên, lưu học sinh đến từ 9 quốc gia, gồm: Lào, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mexico, Liên bang Nga, Campuchia và Ai Cập vừa cùng hơn 1.000 sinh viên Trường ...
Đề xuất thành lập Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc

Đề xuất thành lập Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc

Đây là kiến nghị của ông Lý Xương Căn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc tại cuộc gặp Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong vào ...
Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.
Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Chuyến tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc lần này trải dài trên phạm vi 13 điểm, từ Đông Bắc đảo Cồn Cỏ 48 hải lý đến Đông Nam đảo Trần 14 hải lý.
Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Ngày 25/4, tại Xã Cát Hạnh (Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định), Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiếp nhận 15.000 cây dừa giống, 300Kg thuốc Patox 4GR do UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ cho Chương trình “Xanh hoá Trường Sa”.
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
Xin chờ trong giây lát...
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Cách đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID

Cách đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID

Mới đây, Sở Tư pháp TP Hà Nội đã xây dựng tài liệu hướng dẫn đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh xác thực điện tử (VNeID) và hướng dẫn tra cứu trạng thái hồ sơ nhận kết quả cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nắng nóng bao trùm cả nước, có nơi trên 40 độ

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nắng nóng bao trùm cả nước, có nơi trên 40 độ

Thông tin về tình hình thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo thời tiết chủ đạo trên cả nước là nắng nóng, có nơi nắng nóng trên 40 độ.
Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Trong ngày cuối tuần, cả nước xảy ra nắng nóng trong đó các khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa-Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng gay gắt.
Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Hầu hết các khu vực trên cả nước đón ngày nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch - 18/4 dương lịch) trong thời tiết nắng nóng, nhiều nơi xuất hiện nắng nóng gay gắt. Thời điểm chiều tối và đêm khả năng mưa rào và dông vài nơi
Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo tuyển sinh đi học tại Kazakhstan diện Hiệp định năm 2024. Theo đó, Chính phủ Kazakhstan cấp 3 học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại quốc gia này theo trình độ đại học.
Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Chương trình học bổng của chính phủ Ấn Độ; cơ hội việc làm; những lưu ý khi du học Ấn Độ... là những thông tin được cung cấp tại tọa đàm “Tăng cường giao lưu nhân dân-kết nối giáo dục, đào tạo Việt Nam-Ấn Độ” diễn ra vào ngày 10/4 tại Hà Nội.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động