Vợ chồng ngư dân nghèo cưu mang người bạn Nga
Đưa kim ngạch thương mại Việt - Nga sớm đạt 10 tỷ USD Chiều 11/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov nhân Hội nghị trực ... |
Hội Hữu nghị Việt - Nga trao kỉ niệm chương cho 10 cán bộ Liên bang Nga tại Việt Nam Hội Hữu nghị Việt - Nga đã trao kỉ niệm chương cho 10 cán bộ Nga đã có nhiều đóng góp tích cực vào hoạt ... |
Tấm chân tình trong hoạn nạn
Một buổi sáng tháng 2/2020, vài ngư dân ở phường Hàm Tiến (Mũi Né, Phan Thiết, Bình Thuận) lấy ngư cụ để đi biển thì giật mình thấy một ông Tây già yếu nằm sõng soài trên sàn. Cơ thể ông gầy gò, da tróc từng mảng, bị thương nặng. Bất đồng ngôn ngữ, họ đành đứng đợi ông Võ Thành Đô (61 tuổi), chủ chòi ra giải quyết.
Trước đây từng chạy xe ôm và hướng dẫn du lịch cho khách Tây nên ông Đô biết chút ít tiếng Anh. Ông đứng ra "chịu trách nhiệm" cho vị khách lạ mặt nằm trong căn chòi của mình, vợ ông Đô, bà Từ Thị Kim Hoa (thường gọi là bà Chín, 60 tuổi) cũng đồng ý.
"Nhìn ông Tây thấy tội nghiệp, hỏi ra mới 65 tuổi mà đã rụng hết răng, người đầy vết thương. Ông ấy cứ đòi ở lại, nên vợ chồng tôi đành cưu mang", ông Đô nhớ lại.
Từ ngày có khách Tây đến tá túc, ông Đô gia cố lại căn chòi cho chắc, lợp tôn và che bạt xung quanh. Tất cả đồ chài lưới để hết ngoài trời, dành chỗ cho vị khách bất đắc dĩ. Ông Đô còn mang ra chòi một con mèo để bầu bạn với ông Tây.
Bà Chín kể: "Ông Tây gọi tôi là mama, vì hàng ngày tôi mang đồ ăn, dọn dẹp chòi, giặt đồ cho ông ấy. Andrey nói với nhiều người rằng vợ chồng tôi chính là gia đình của ông".
Ông Andrey Anatolevich (trái) và bà Chín trước ngôi nhà ở phường Hàm Tiến (Bình Thuận). |
"Tôi muốn ở lại Việt Nam”
Ông Andrey Anatolevich là nhà địa chất người Nga gốc Séc đã nghỉ hưu. Cuối năm 2019, ông quyết định lựa chọn điểm đến cho hành trình khám phá của mình là biển Mũi Né, bởi đã say mê vùng biển tuyệt đẹp này từ lâu. Sau khi đến Mũi Né, kế hoạch của ông Andrey bị xáo trộn bởi dịch COVID-19. Ông không thể trở về Moskva vì các chuyến bay tới Nga đều phải tạm hoãn vô thời hạn. Mắc kẹt lại Mũi Né và khoản tiền dành dụm cho việc du lịch ông mang theo cũng ngày một cạn dần.
Tháng 2/2020, Andrey bị tai nạn vỡ xương chậu trong một lần đi xe máy vòng quanh Mũi Né. Ông hết sức lo lắng về kinh phí ăn ở khi nguồn thu nhập duy nhất mà ông có thể trông cậy là khoản lương hưu hơn 5 triệu đồng/tháng.
Với số tiền ít ỏi, Andrey lang thang trên bờ biển và xin ngư dân cho tạm tá túc trong những căn chòi nhỏ sát biển. Thương cảm hoàn cảnh của Andrey, vợ chồng ông Đô, bà Chín đã đồng ý cho ông ở lại. Căn chòi dựng bằng tôn và bạt cũ nằm phía sau nhà nghỉ Làng Cát ở số 2/2, Huỳnh Thúc Kháng, phường Hàm Tiến ngư dân gần đó dùng làm nơi đốt lửa sưởi ấm trước khi ra khơi mưu sinh... Andrey đã 6 tháng sống trong căn chòi nhỏ ấy.
Ông Andrey Anatolevich tại ngôi nhà ven biển Mũi Né (Phan Thiết - Bình Thuận). |
Hàng ngày, hai vợ chồng ông Đô, bà Chín thường nấu nướng thêm cả phần của ông Andrey. Ông cũng trích phần lương hưu ít ỏi của mình để phụ cho vợ chồng ông Đô. Ngoài ông Đô, bà Chín, nhiều ngư dân ở gần đó cũng thường san sẻ chút cá tôm ngon sau mỗi chuyến ra khơi của mình để bà Chín nấu giúp "ông Tây". Mặc dù bất đồng ngôn ngữ nhưng tình người và những nụ cười đã gắn kết người đàn ông Nga ấy với những ngư dân Việt Nam…
Từ khi hoàn cảnh của Andrey được chia sẻ trên mạng xã hội, một số hội nhóm và cá nhân đã đến giúp đỡ. Họ quyên tặng ông mì gói, thực phẩm đóng hộp, thuốc chống muỗi, thuốc giảm đau, thuốc huyết áp, bông băng y tế, đèn pin sạc, thẻ điện thoại, kính lão, giấy bút...
Nhiều chủ resort, khách sạn, nhà trọ đề nghị cung cấp chỗ ở và chăm sóc miễn phí, nhưng Andrey một mực từ chối. Ông nói: "Tôi hài lòng với cuộc sống hiện tại ở căn chòi này. Tôi không muốn về nước vì không còn thân nhân, cũng không thích cảm giác bị nhốt trong bốn bức tường khi sức yếu phải nằm nhiều. Vả lại tôi rất thoải mái với không khí biển thế này”.
Khi được hỏi về dự định tương lai, Andrey im lặng. Thị thực của ông hết hạn vài tháng, một năm nữa hộ chiếu cũng không còn hiệu lực. "Tôi muốn ở lại Việt Nam. Tôi thích ở bãi biển này. Tôi rất thích sống gần biển và yêu bãi biển này” – Andrey tâm sự.
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch VUFO Nguyễn Phương Nga tại Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống của Liên hiệp Hữu nghị và Tổng kết phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015 ... |
Thư chúc mừng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi Liên hiệp Hữu nghị nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống Ngày 15/11, tại Cung Hữu nghị Việt - Trung, Hà Nội đã diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống (17/11/1950-17/11/2020) và Đại ... |