Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất thế giới đang buộc nền kinh tế này phải thay đổi chính sách đầu tư
Theo nghiên cứu của tập đoàn DBS Group, đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty Đài Loan (Đài Bắc Trung Quốc) vào Đông Nam Á đã tăng gấp đôi trong vòng 5 năm qua. Như vậy, việc Đài Bắc Trung Quốc hướng đến thị trường Đông Nam Á đã được hoạch định từ trước khi bà Thái Anh Văn lên nắm quyền trong tình hình các công ty nước này ngày càng suy giảm doanh thu tại thị trường Trung Quốc đại lục.
Trong khi chi phí nhân công tại Trung Quốc tăng và nần kinh tế giảm tốc, những quốc gia Đông Nam Á như Philippine hay Việt Nam lại đang tăng trưởng thuộc hàng nhanh nhất thế giới. Đặc biệt hơn, sự bùng nổ dân số tại những nước này tạo ra một thị trường vô cùng tiềm năng cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Theo DBS, cơ hội để các doanh nghiệp Đài Bắc Trung Quốc đầu từ vào Đông Nam Á vẫn còn rất nhiều khi chi phí nhân công tại đây khá rẻ, tăng trưởng kinh tế tốt, cải cách kinh tế đang diễn ra tích cực còn thị trường thì dần được mở cửa hơn.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Đài Bắc Trung Quốc vào Đông nam Á (tỷ USD)
Trước đó, Đài Bắc Trung Quốc đã thông qua khoản ngân sách 131 triệu USD cho chương trình “Hướng về phương Nam” (New Southbound) vào năm 2017. Theo đó, khoản tiền này sẽ tập trung phát triển thương mại giữa Đài Bắc Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, thúc đẩy du lịch và tăng cường giao lưu du học sinh giữa 2 nền kinh tế.
Khi lên nhận chức vào tháng 5/2016, Tổng thống Thái Anh Văn đã cam kết sẽ giảm sự phụ thuộc của các doanh nghiệp Đài Bắc Trung Quốc vào Trung Quốc đại lục. Hiện một số tập đoàn lớn như Hon Hai Precision Industry (lắp ráp iPhone) hay Taiwan Semiconductor Manufacturing (sản xuất chip) đang có nhiều nhà xưởng và dự án kinh doanh tại Trung Quốc đại lục.
Hiện khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu của Đài Bắc Trung Quốc là hướng đến Trung Quốc đại lục và các nhà hoạch định chính sách của nước này muốn giảm tỷ lệ này xuống.
Mỏ vàng mới của ngành sản xuất
Kế hoạch “Hướng về phía Nam” của chính phủ Đài Bắc Trung Quốc hiện nay đã khắc phục được những thiếu sót của các nhà lãnh đạo tiền nhiệm khi muốn gia tăng quan hệ với Đông Nam Á cũng như cạnh tranh với sự thống trị thương mại của Trung Quốc đại lục trong khu vực.
Thêm vào đó, chính sách này sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho các công ty của Đài Bắc Trung Quốc. Theo Liên đoàn lao động quốc tế (ILO), mức chi phí nhân công bình quân năm 2014 tại Trung Quốc là 613 USD/tháng, cao hơn rất nhiều so với mức 215 USD/tháng tại Philippine hay 197 USD/tháng tại Việt Nam hoặc 183 USD/tháng tại Indonesia.
Một trong những ví dụ về xu thế dịch chuyển kinh doanh hiện nay là hãng Pou Chen Corp, chuyên gia công giày dép cho các hãng nổi tiếng như Nike, Puma, Adidas... Công ty này đã mở rộng kinh doanh sản xuất tại Trung Quốc đại lục vào cuối thập niên 80 nhưng nay lại tăng cường mở rộng nhà máy ở Việt Nam cũng như Indonesia.
Tỷ lệ đầu tư FDI của Đài Bắc Trung Quốc vào Trung Quốc đại lục và Đông Nam Á trên tổng số (%)
Theo ngân hàng ANZ, các công ty Đài Bắc Trung Quốc nổi tiếng với vai trò gia công, sản xuất sản phẩm nên họ khá thực tế với những vấn đề như chi phí hay sự ổn định của kinh tế, chính trị, xã hội. Do đó, các quốc gia Đông Nam Á có thể trở thành mục tiêu tiếp theo cho dòng vốn đầu tư từ Đài Bắc Trung Quốc.
Mặc dù vậy, chính phủ Đài Bắc Trung Quốc hiện cũng gặp một số thử thách khi gây dựng hình ảnh cũng như niềm tin tại thị trường Đông Nam Á. Tiêu biểu nhất là vụ xả chất thải tại Việt Nam của nhà máy Formosa Plastics Group gây ô nhiễm môi trường.
Trước tình hình đó, công ty Formosa đã chấp nhận chịu trách nhiệm hoàn toàn cho vụ việc trên, đồng ý bồi thường 500 triệu USD và công khai xin lỗi, đề nghị được người dân Việt Nam tha thứ trên truyền hình cũng như cam kết sẽ không tái phạm.
“Vụ việc Formosa chỉ là trường hợp ngoại lệ bởi các công ty Đài Bắc Trung Quốc đã và đang làm việc rất tích cực nhằm xây dựng mối quan hệ tin cậy với các thị trường nước ngoài”, ông Tony Nash, chuyên gia kinh tế trưởng của Complete Intelligence nhận định.