Việt Nam lọt top 10 thế giới về kiều hối
Lượng kiều hối giúp thúc đẩy Thành phố Hồ Chí Minh phát triển Năm 2022, lượng kiều hối gửi về TP.HCM tiếp tục dẫn đầu cả nước với 6,8 tỷ USD, góp phần tạo nguồn thu ngoại tệ, ổn định tỷ giá, ổn định thị trường ngoại hối, tăng trưởng kinh tế thành phố. |
Bất chấp COVID-19, dòng kiều hối vẫn không ngừng tuôn chảy Các chuyên giá đánh giá, nguồn kiều hối đổ về Việt Nam tăng liên tục qua các năm đã góp phần tăng nguồn cung ngoại tệ và ổn định tỷ giá và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. |
Kiều hối đang đến từ người Việt đi làm việc ở nước ngoài chuyển tiền về nước bổ sung nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh. Ảnh: Trần Việt/TTXVN. |
Kiều hối là sự dịch chuyển của dòng tiền từ kiều bào hoặc từ người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài gửi về cho người thân, gia đình. Các loại tài sản được xem là kiều hối gồm: tiền hoặc các loại giấy tờ có giá, có đơn vị ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế. Đối với các nước, đặc biệt là quốc gia đang phát triển, kiều hối mang lại những lợi ích tích cực và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế.
Báo cáo trên nhận định trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế toàn cầu trong 2 năm qua, đi kèm với lạm phát leo thang tại nhiều quốc gia, dòng kiều hối về Việt Nam vẫn khá ổn định so với các năm trước. Cụ thể, theo số liệu của WB và KNOMAD, tổng lượng kiều hối về Việt Nam tăng trưởng gần 5% trong năm 2022 và từ 3,6% - 4,5% trong năm tiếp theo, sau khi ghi nhận mức tăng 5% trong năm 2021.
Mức tăng này tương đương khoảng 1 tỷ USD và đạt gần 19 tỷ USD. Như vậy, với con số ấn tượng này, Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia nhận tiền kiều hối nhiều nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thuộc top 10 quốc gia trên thế giới về nhận kiều hối.
Các ngân hàng nhận định rằng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam ngày càng nhiều không chỉ giúp cho các ngân hàng gia tăng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ, mà còn phục vụ chính sách thu hút nguồn ngoại tệ cho Việt Nam, giúp ngành ngân hàng tăng dự trữ ngoại hối.
Trong tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam hàng năm, Mỹ là quốc gia có số lượng người Việt Nam nhập cư và sinh sống nhiều nhất, tiếp đó là Anh, Australia, Canada. Còn về xuất khẩu lao động, lượng kiều hối chủ yếu đến từ các thị trường xuất khẩu lao động chính như Nhật Bản, Hàn Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc).
Cận Tết, kiều hối đổ về Việt Nam càng tăng mạnh Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, lượng kiều hối gửi về không chỉ góp phần nâng cao đời sống của người dân trong nước, mà còn là nguồn lực tài chính quan trọng để phát triển kinh tế nước nhà. |
Ngân hàng thế giới dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 5,5% trong năm 2022 Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã công bố báo cáo Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tại ấn bản tháng 1/2022. Báo cáo nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong năm 2022 với tăng trưởng GDP dự báo tăng lên mức 5,5% so với 2,6% năm 2021. |