Việt Nam lên tiếng về việc giải quyết các bất đồng trong vấn đề Biển Đông
Việt Nam đóng góp nhiều đề xuất vì lợi ích chung trong bảo tồn đa dạng sinh học biển Ngày 5/3 (giờ Việt Nam), sau hai tuần làm việc khẩn trương với phiên cuối kéo dài 36 giờ liên tục, phiên thứ năm Hội nghị liên chính phủ về xây dựng văn kiện pháp lý quốc tế trong khuôn khổ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại các vùng biển nằm ngoài phạm vi tài phán quốc gia đã kết thúc, đạt được nhất trí về nội dung văn kiện. |
Việt Nam thúc đẩy Nghị quyết đề nghị Toà án Công lý Quốc tế cho ý kiến tư vấn về biến đổi khí hậu Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua bằng đồng thuận Nghị quyết yêu cầu Toà án Công lý Quốc tế (ICJ) đưa ra ý kiến tư vấn đối với vấn đề biến đổi khí hậu. |
Ngày 6/4/2023, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc giải quyết các bất đồng trong vấn đề Biển Đông, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ:
Là quốc gia luôn kiên định với lập trường giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, Việt Nam ủng hộ việc các nước có thể cùng nhau hợp tác giải quyết bất đồng trong vấn đề Biển Đông trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các nước được xác định bởi Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì hoà bình, ổn định, trật tự pháp lý trên biển, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, thúc đẩy phát triển bền vững biển và đại dương.
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng. |
Với chủ trương trên, Việt Nam luôn sẵn sàng cùng các quốc gia liên quan đàm phán, giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ do lịch sử để lại, đóng góp tích cực cho quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và các nước, cũng như hoà bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.
Liên quan đến thông tin bộ phim tài liệu công chiếu trên nền tảng Netflix có nội dung không chính xác về quá trình Việt Nam hỗ trợ tìm kiếm máy bay MH370, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ngay khi xảy ra vụ việc máy bay MH370 của hãng Hàng không Malaysia Airlines mất tích, các cơ quan chức năng Việt Nam đã khẩn trương, chủ động lên các phương án ứng phó, tích cực chia sẻ thông tin, phối hợp với Malaysia và các quốc gia mong muốn triển khai tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên quy mô lớn, đồng thời hỗ trợ phóng viên nước ngoài tham gia đưa tin. Những nỗ lực của Việt Nam vào thời điểm đó đã được cộng đồng quốc tế, dư luận báo chí trong và ngoài nước ghi nhận.
Đến nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra kết luận chính thức về vụ việc máy bay MH370. Do đó, việc bộ phim tài liệu “MH370: Chiếc máy bay biến mất” đưa ra những nhận định khi không có kết luận chính thức của các cơ quan chức năng là sai sự thật, không có cơ sở, không phản ánh đúng những nỗ lực của các cơ quan chức năng Việt Nam, khiến dư luận Việt Nam bất bình.
"Chúng tôi yêu cầu công ty sản xuất và nhà làm phim phản ánh chính xác những đóng góp của Việt Nam trong công tác tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn máy bay MH370 của Malaysia, gỡ bỏ và sửa đổi những nội dung không phù hợp", Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh.
ASEAN cần nhất quán về lập trường nguyên tắc trong vấn đề Biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nhấn mạnh việc duy trì và bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực, trong đó có khu vực Biển Đông, là quan tâm và lợi ích chung của các nước. |
Tăng cường hợp tác quốc tế để giải quyết tranh chấp ở biển Đông Ngày 22/11, tại thủ đô Moskva của Liên bang Nga đã diễn ra cuộc hội thảo quốc tế "Tranh chấp trên Biển Đông và nhu cầu tăng cường hợp tác quốc tế" do hội Luật gia dân chủ quốc tế (IADL), Quỹ Quốc tế "Con đường Hòa bình" và trung tâm "Luật Hòa bình" phối hợp tổ chức. |