Việt Nam là một trong số ít quốc gia coi bình đẳng giới là một nội dung xuyên suốt trong NDC
Việt Nam cam kết thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và bình đẳng giới Sáng ngày 10/3, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Liên hợp quốc tại Việt Nam (thông qua Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ - UN Women) đồng tổ chức Diễn đàn “Thúc đẩy việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững từ góc độ bình đẳng giới”. Diễn đàn một lần nữa khẳng định cam kết của Việt Nam với các mục tiêu phát triển bền vững. Hoạt động này cũng nhằm hưởng ứng chủ đề toàn cầu của Liên hợp quốc nhân ngày Quốc tế Phụ nữ "Phụ nữ trong lãnh đạo: Tiến tới một tương lai bình đẳng trong một thế giới có COVID-19". |
Năm nữ đại sứ tại Việt Nam cùng khởi xướng diễn đàn bình đẳng giới và phát huy sức mạnh phụ nữ Ngày 9 tháng 3, tại Đại sứ quán Cộng hòa Bulgaria tại Việt Nam, năm nữ Đại sứ của Na Uy, Hà Lan, Cộng hòa Bulgaria, Canada và Thụy Điển tại Việt Nam đã tổ chức sự kiện kết nối phụ nữ vì mục tiêu bình đẳng giới và phát huy sức mạnh phụ nữ. |
Lần đầu tiên Globalguytalk - tiếng nói từ nam giới được tổ chức tại Việt Nam Tối ngày 08/03, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội tổ chức ra mắt sự kiện #globalguytalk tại Việt Nam nhân ngày Quốc tế phụ nữ 2021 với sự hợp tác của Viện Thụy Điển và tổ chức phi lợi nhuận Make Equal. Mục đích là để bắt đầu các cuộc trò chuyện giữa những người đàn ông có thể ảnh hưởng đến thái độ và gia tăng bình đẳng giới. |
Tham dự hội thảo có: TS. Nguyễn Trung Thắng, Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường; bà Ann Måwe - Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam; ông Mozaharul Alam, Điều phối viên vùng về biến đổi khí hậu của UNEP; bà Elisa Fernandez, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam; đại diện nhóm nghiên cứu thuộc Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường...
Toàn cảnh hội thảo. |
Tháng 9 năm 2020, Chính phủ Việt Nam đã đệ trình Bản cập nhật đóng góp do Quốc gia tự quyết định NDC) cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) trong đó cam kết tăng mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính cho đến năm 2030.
“Quan trọng hơn, đây là lần đầu tiên Việt Nam lồng ghép vấn đề bình đẳng giới và bao trùm xã hội vào bản cập nhật NDC. Việc này đã đưa Việt Nam trở thành một trong số ít những quốc gia trên thế giới coi bình đẳng giới như một nội dung xuyên suốt trong NDC của mình. Tuy nhiên, chúng ta cần nhiều hành động thực tế hơn nữa”, bà Elisa Fernandez, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam cho biết.
Bà Elisa Fernandez, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam phát biểu tại sự kiện. |
Được khởi xướng trong khuôn khổ dự án EmPower do UN Women và UNEP cùng thực hiện và được hỗ trợ bởi chính phủ Thụy Điển, báo cáo mới này cung cấp các phân tích giới về tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt trong các ngành nông nghiệp, quản lý nước, quản lý chất thải và năng lượng mà quốc gia ưu tiên. Nhiều chính sách khác nhau cũng được xem xét để xác định những cơ chế nào hiện đang tồn tại để tạo điều kiện cho việc lồng ghép giới trong hoạch định chính sách và thực hiện chương trình.
Tiến sĩ Nguyễn Trung Thắng, Phó Viện trưởng ISPONRE phát biểu khai mạc hội thảo. |
Tiến sĩ Nguyễn Trung Thắng, Phó Viện trưởng ISPONRE cho biết: “Giới và biến đổi khí hậu (BĐKH) là những vấn đề liên ngành cần sự chung tay của các quốc gia và toàn thể xã hội. Báo cáo này có mục đích cung cấp điểm khởi đầu để thúc lồng ghép giới trong chính sách khí hậu ở Việt Nam và góp phần vào thực hiện mục tiêu phát triển bền vững SDG 5 - Bình đẳng giới và SGD 13 - Biến đổi khí hậu. Hiện nay Việt Nam đang cập nhật Chiến lược quốc gia về BĐKH vì vậy những kết quả trình bày trong báo cáo nghiên cứu này sẽ hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách khi đề cập bình đẳng giới trong chiến lược”.
Đại diện nhóm nghiên cứu thuộc Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường cũng trao đổi về việc sử dụng kết quả nghiên cứu trong cập nhật Chiến lược quốc gia về BĐKH, quá trình thực hiện NDC và NAP. |
Một trong những phát hiện chính của báo cáo là nam giới và phụ nữ có năng lực khác nhau trong tư cách là người sử dụng tài nguyên và đóng góp vào việc thực hiện các chính sách về khí hậu. Báo cáo lưu ý rằng: Trong ngành nông nghiệp, sự phân công lao động theo giới trong ngành và các trách nhiệm khác do phụ nữ đảm nhận do các chuẩn mực giới đã ngăn cản họ tham gia tích cực vào việc đưa ra các quyết định trong và ngoài hộ gia đình; Trong ngành quản lý nước, nhiều chính sách quốc gia coi phụ nữ là một trong những nhóm dễ bị tác động và phần lớn vẫn coi phụ nữ là người thụ hưởng nên các chính sách hiếm khi tập trung vào phụ nữ như những nhân tố tiềm năng của sự thay đổi để bảo tồn tài nguyên nước nước; Trong ngành quản lý chất thải, 90% người thu gom và nhặt phế liệu là phụ nữ, những nguời có công việc không được pháp luật hiện hành công nhận vì họ được coi là một phần của khu vực kinh tế phi chính thức; và Trong ngành năng lượng, hầu hết các công việc trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng và kỹ thuật được coi là chỉ phù hợp với nam giới theo truyền thống, do đó sự đóng góp của phụ nữ chiếm tỷ lệ thấp hơn đáng kể.
Báo cáo cũng đưa ra các khuyến nghị cụ thể theo từng nhóm ngành nghề để có thể cung cấp các chính sách nhằm tăng cường lồng ghép giới trong việc thực hiện NDC và cập nhật Chiến lược Quốc gia về Biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
“Chúng tôi hy vọng rằng những phát hiện chính của báo cáo này và các khuyến nghị cho các ngành nghề chính sẽ hữu ích cho các đối tác Chính phủ để đảm bảo việc giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu có đáp ứng giới, đảo bảo nguyên tắc bao trùm và dựa trên quyền để chúng ta có thể cùng xây dựng một tương lai thực sự bền vững cho thế hệ này và các thế hệ mai sau”, ông Mozaharul Alam, Điều phối viên khu vực Châu Á-Thái Bình Dương về Biến đổi khí hậu của UNEP cho biết.
Tại Hội thảo, bà Anne Måwe, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam chia sẻ: “Thụy Điển được biết đến là quốc gia đi đầu trong thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Đây là trọng tâm trong chính sách đối ngoại và phát triển của chúng tôi. Thụy Điển là quốc gia đầu tiên đưa ra Chính sách Đối ngoại Nữ quyền vào năm 2014, Chính sách này thể hiện sự thay đổi theo hướng tiếp cận có hệ thống hơn để giải quyết bất bình đẳng và tập trung vào việc nâng cao quyền, đại diện và nguồn lực của phụ nữ và trẻ em gái trên toàn cầu. Khi bình đẳng giới tăng lên thì nghèo đói sẽ giảm đi”.
Bà Anne Måwe, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam tại hội thảo. |
Các đại biểu tại hội thảo cũng thảo luận về kết quả nghiên cứu; khả năng ứng dụng tại các Bộ ngành, địa phương và hướng nghiên cứu trong thời gian tới. |
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. |
Tại phiên thảo luận, các đại biểu nhấn mạnh rằng, người phụ nữ không chỉ là đối tượng chịu tác động tiêu cực mà cũng cần nhìn nhận vai trò của phụ nữ trong ứng phó với biến đổi khí hậu dưới các góc độ, vai trò xã hội khác nhau. Các đại biểu khuyến nghị tăng cường các chỉ tiêu giám sát, đánh giá cũng như cơ sở dữ liệu về giới trong hệ thống chỉ tiêu chung của quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và phát triển kinh tế-xã hội.
Việt Nam khẳng định cam kết ưu tiên thực hiện bình đẳng giới Sáng ngày 23/3/2021 giờ New York, Hoa Kỳ (đêm ngày 23/3/2021 giờ Việt Nam), Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, thay mặt đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam, đã có bài phát biểu tại Khóa họp lần thứ 65 của Ủy ban Địa vị Phụ nữ Liên hợp quốc (CSW). |
3 vấn đề ưu tiên mà trẻ em Việt Nam muốn hành động để giải quyết và cải thiện Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) vừa phối hợp với Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TBXH) công bố báo cáo Tiếng nói trẻ em Việt Nam năm 2020. Tại đây, 3 vấn đề ưu tiên mà trẻ em Việt Nam muốn hành động nhiều hơn để giải quyết và cải thiện là: Xâm hại trẻ em, bắt nạt qua mạng, trừng phạt thể chất và tinh thần đối với trẻ em. |