Việt Nam có nhiều việc cần làm để phát huy vai trò mới ở UNESCO
Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam: Vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong bảo vệ di sản phi vật thể Việt Nam đã trúng cử thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nhiệm kỳ 2022-2026 với 120 phiếu, cao nhất trong số các nước trúng cử. |
Phú Yên nỗ lực phát triển đề án Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Với sự đồng hành của các Bộ ngành, các chuyên gia và các tổ chức quốc tế, Viện Nghiên cứu Châu Âu và Quỹ FNF (Đức) tại Việt Nam. Phú Yên đang nỗ lực hoàn thiện việc xây dựng Đề án phát triển Công viên địa chất Phú Yên hướng đến Công viên địa chất toàn cầu nhằm bảo tồn tốt giá trị di sản địa chất, bảo vệ môi trường, tạo sinh kế bền vững cho người dân. |
Việt Nam đã trúng cử thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003) của UNESCO nhiệm kỳ 2022-2026 với số phiếu cao nhất. Bà đánh giá gì về thành công này?
Trước hết, sự tái cử này khẳng định cam kết của Việt Nam là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của UNESCO và Công ước 2003, cũng như tự cường mạnh mẽ trong việc đóng góp vào bảo vệ sự đa dạng văn hóa và phát triển bền vững di sản văn hóa phi vật thể trên thế giới.
12 năm sau nhiệm kỳ đầu tiên, việc Việt Nam được bầu vào Ủy ban liên Chính phủ nhiệm kỳ 2022-2026 với kết quả phiếu tín nhiệm cao nhất sẽ là một tín hiệu mạnh mẽ về sự ủng hộ và ghi nhận về uy tín của Việt Nam của 180 quốc gia trên thế giới, về những nỗ lực không ngừng, những kinh nghiệm và những đóng góp thiết thực của Việt Nam trong hoạt động bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể của UNESCO.
PGS.TS. Lê Thị Thu Hiền - Cục trưởng Cục di sản văn hoá, Ủy viên Thường trực Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia. (Ảnh: NVCC) |
Kết quả trúng cử cũng thể hiện sự nỗ lực, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan chức năng liên quan của hai bộ: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Bộ Ngoại giao, Phái đoàn thường trực của Việt Nam bên cạnh UNESCO, trong mối quan hệ ủng hộ của bạn bè quốc tế.
Nhưng trên hết và quan trọng nhất, đó là nỗ lực và sự ủng hộ của nghệ nhân, cộng đồng thực hành di sản văn hóa phi vật thể trong suốt những năm qua - thành công này thuộc về họ.
Việc trở thành 1 trong số 24 thành viên Ủy ban liên Chính phủ nhiệm kỳ 2022-2026 trong tổng số 180 quốc gia, là vinh dự, niềm tự hào.
Chúng ta sẽ có điều kiện thuận lợi để đóng góp hơn nữa cho việc hoàn thiện, thực hiện các mục tiêu và ưu tiên của Công ước 2003, nâng tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể, khẳng định vai trò, uy tín của Việt Nam tại UNESCO nói riêng, nâng cao vị thế của Việt Nam về văn hóa trên trường quốc tế.
Đây chính là kết quả thiết thực góp phần thực hiện thành công Nghị quyết lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đồng thời, góp phần đảm bảo nguyên tắc công bằng giữa các quốc gia thành viên và đảm bảo rằng tất cả các cộng đồng trên toàn cầu đều được tôn trọng.
Bà có thể cho biết những kinh nghiệm và những đóng góp thiết thực, cụ thể của Việt Nam trong hoạt động bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể của UNESCO trong thời gian qua?
Có thể nhìn lại những đóng góp của Việt Nam thông qua các kết quả cụ thể:
Bám sát nội dung quy định Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể để hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về di sản văn hoá: Luật Di sản văn hóa, 2 Nghị định về xét tặng danh hiệu Nghệ nhân (Nghị định số 62/2014/NĐ-CP) và chế độ chính sách đối với nghệ nhân (Nghị định 109/2015/CP-CP), 1 Thông tư quy định việc kiểm kê và lập hồ sơ di sản đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia (Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL).
Thu hút sự quan tâm và tham gia của cộng đồng vào công tác kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể theo tinh thần Công ước 2003 của UNESCO (gần 7 vạn di sản văn hoá phi vật thể được kiểm kê). Hiện có 431 di sản văn hoá phi vật thể được đưa vào Danh mục quốc gia, 14 di sản được ghi danh trong các Danh sách của UNESCO.
Tạo dựng các mối quan hệ trên lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể với UNESCO, với các Quốc gia thành viên của Công ước 2003; trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm liên quan đến thực hành tốt, trao truyền, lập hồ sơ, biện pháp bảo vệ…; thực hiện các dự án bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể từ nguồn tài trợ của UNESCO hoặc thông qua UNESCO; tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ di sản văn hoá về kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể dựa vào cộng đồng trên cả nước từ nguồn tài trợ của UNESCO; quan hệ hợp tác với các trung tâm hạng 2 của UNESCO khu vực châu Á-Thái Bình Dương (3 trung tâm đặt tại 3 quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc) trong công tác bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể…
Việt Nam cũng có nhiều đóng góp chủ động cho sứ mệnh của Ủy ban trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản:
Các chuyên gia độc lập của Việt Nam đã được UNESCO mời tham gia Cơ quan thẩm định hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể để ghi danh vào các Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO và tham gia trong cơ quan thẩm định hồ sơ di sản nhiệm kỳ 2017 - 2020;
Có 1 tổ chức phi chính phủ được UNESCO công nhận (Trung tâm Nghiên cứu, hỗ trợ và phát triển văn hóa), đã tích cực hỗ trợ Ủy ban về công tác chuyên môn.
Là quốc gia đầu tiên đề nghị và Ủy ban liên Chính phủ đồng ý đưa 1 di sản ra khỏi Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp và đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (trường hợp Hát Xoan).
Các hồ sơ đệ trình đều được UNESCO thống nhất đưa vào các Danh sách với chất lượng hồ sơ tốt, được ghi nhận tại các cuộc họp Uỷ ban liên Chính phủ như trường hợp điển hình và được nêu rõ trong quyết định ghi danh di sản.
Các Quốc gia thành viên Công ước 2003 đánh giá cao Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, góp phần quan trọng vào bức tranh đa dạng văn hóa nhân loại. Kinh nghiệm, hiểu biết của Việt Nam trong hoạt động bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ở cả phương diện lý luận, luật pháp và thực tiễn được kỳ vọng là bài học tốt cho nhiều quốc gia ở khu vực và quốc tế trong hoạt động bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể trong nước cũng như nhân loại.
Đoàn Việt Nam tại Kỳ họp của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 công bố ghi danh Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2019. |
Theo bà, chúng ta cần làm gì tiếp theo để phát huy hiệu quả vai trò mới này?
Chính phủ Việt Nam đánh giá cao và coi trọng vai trò của UNESCO trong hoạt động bảo vệ di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng với sự phát triển của quốc gia và nhân loại.
Việt Nam đã đóng góp kinh nghiệm cũng như thể hiện nỗ lực cho việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Tham gia ứng cử lần này, Việt Nam đưa ra chủ để tham gia ứng cử là: “Di sản văn hóa phi vật thể vì tự cường và phát triển bền vững” và cam kết: thúc đẩy các mục tiêu của Công ước 2003, thúc đẩy hợp tác và hỗ trợ quốc tế trong việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; tiếp tục là thành viên có trách nhiệm và tích cực trong việc tăng cường thúc đẩy sự phát triển của Công ước; thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, quy định tại Hướng dẫn thực hiện Công ước; tăng cường phối hợp với UNESCO và các cơ quan/tổ chức cũng như các Quốc gia thành viên trong việc thúc đẩy việc thực hiện Công ước, nâng cao việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, đào tạo, nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của các chuyên gia trong lĩnh vực di sản thông qua các hoạt động như đăng cai tổ chức các hội nghị, hội thảo, đào tạo, ... của UNESCO.
Việt Nam cũng cam kế đăng cai tổ chức Hội nghị-Hội thảo kỷ niệm 20 năm Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; tăng cường phối hợp với UNESCO, các tổ chức của UNESCO và các quốc gia thành viên trong việc thúc đẩy triển khai Công ước; trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ các quốc gia thành viên, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và các quốc gia đang phát triển trong hoạt động quản lý, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khuyến khích sự đóng góp của các cơ quan, địa phương liên quan, cộng đồng cùng chung sức vào công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước.
Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; tăng cường hơn nữa lòng khoan dung, sự tôn trọng và đoàn kết lẫn nhau, củng cố các ưu tiên của UNESCO về châu Phi và bình đẳng giới, bảo vệ quyền của các dân tộc thiểu số và văn hóa, thúc đẩy phát triển bền vững trên toàn thế giới; đẩy mạnh thực hiện chiến lược toàn cầu của UNESCO tại Việt Nam và các quốc gia thành viên về lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
Hiện Việt Nam có 14 di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Danh sách di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Vậy đâu là công việc trọng tâm đối với những di sản trong danh sách bảo vệ khẩn cấp, cung như việc chuẩn bị hồ sơ đề cử UNESCO, thưa bà?
Kinh nghiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam thể hiện qua nhiều phương diện, từ quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới sự nhất trí, đồng lòng của cộng đồng và toàn xã hội trong nhiều thập kỷ qua sẽ tiếp tục được phát huy.
Công ước 2003 không chỉ là hoạt động ghi danh di sản văn hóa phi vật thể vào các Danh sách. Công ước quy định nhiều nội dung quan trọng khác như: xác định các biểu hiện văn hóa là di sản văn hóa phi vật thể, phân loại di sản văn hóa phi vật thể, vai trò, sự tham gia của cộng đồng chủ thể và các quốc gia vào hoạt động bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể,…
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nói riêng và di sản văn hóa nói chung ở Việt Nam đó là làm cho di sản văn hóa có những đóng góp tích cực vào đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội, góp phần phát triển đất nước.
Hoạt động ghi danh vào các Danh sách của UNESCO cũng như đưa di sản văn hóa phi vật thể vào Danh mục quốc gia là một trong nhiều hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Sau khi ghi danh, cần tiếp tục có những biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị.
Thời gian tới, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ trình các cấp có thẩm quyền ban hành những quy định về việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể sau ghi danh. Chính quyền, cộng đồng chủ thể của di sản ở các cấp cần có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị đối với các di sản đã được ghi danh vào các Danh sách của UNESCO cũng như Danh mục quốc gia.
Nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2021. (Ảnh: Lê Hải Yến) |
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có những kế hoạch cụ thể gì để có thể phát huy tốt hơn nữa di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam?
Chính phủ đã giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn thiện các nội dung liên quan tới sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa, dự kiến trình Quốc hội vào năm 2024.
Quá trình sửa đổi luật là quá trình dài, thận trọng với sự tham gia của nhiều cá nhân, tổ chức. Trong đó, có cả việc tham vấn các chuyên gia nước ngoài.
Việc chúng ta là thành viên của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 nhiệm kỳ 2022-2026 sẽ là cơ hội tốt để giao lưu, tiếp xúc, trao đổi chuyên môn với nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực trên thế giới và đưa ra những nội dung, chủ đề liên quan tới hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam để cùng thảo luận.
Đây cũng là cơ hội để chúng ta tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, góp phần vào việc thảo luận các nội dung liên quan tới sửa đổi Luật Di sản văn hóa.
Trân trọng cảm ơn bà!
Ngày 6/7/2022, tại Kỳ họp lần thứ 9 Đại hội đồng Công ước UNESCO về Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể đang diễn ra tại Trụ sở UNESCO Paris, Pháp, Việt Nam đã trúng cử Thành viên Uỷ ban liên Chính phủ Công ước UNESCO về Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể nhiệm kỳ 2022-2026. Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) thông qua năm 2003 (Công ước 2003). Ngày 20/9/2005, Việt Nam chính thức tham gia và đã trở thành một trong 30 quốc gia đầu tiên gia nhập Công ước quốc tế quan trọng này, đánh dấu sự hội nhập, xác định vai trò quốc tế của Việt Nam trên lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể với UNESCO và các nước trên thế giới. Nhiều nội dung quan trọng về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở cấp quốc gia và quốc tế được quy định trong Công ước đã và đang góp phần hiệu quả vào phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội bền vững. Ủy ban liên Chính phủ Công ước Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể gồm 24 thành viên, chịu trách nhiệm trong giám sát thực thi Công ước, đề xuất các biện pháp bảo vệ di sản phi vật thể, hỗ trợ quốc tế, xem xét các hồ sơ đệ trình ghi danh di sản văn hóa phi vật thể vào các Danh sách. Việt Nam đã từng giữ vai trò là thành viên Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 nhiệm kỳ 2006-2010 với nhiều thành công và ủng hộ cao từ các quốc gia thành viên. |
UNESCO mở khóa học miễn phí cho các nhà làm phim Việt Nam Đây là năm thứ ba cũng như là năm cuối cùng dự án thực hiện nhằm tạo tiền đề trong việc phát triển dự án phim ngắn cá nhân và dần dẫn tới hình thành sự nghiệp của các nhà làm phim Việt Nam. |
Việt Nam - Unesco thúc đẩy hợp tác văn hoá với đi vào chiều sâu, góp phần phát triển kinh tế-xã hội Ngày 5/7/2022, tại trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương-Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tiếp và làm việc với ông Christian Manhart-Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam. |