Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
14:30 | 04/11/2019 GMT+7

Vì sao ngày 20/11 được chọn là ngày Nhà giáo Việt Nam?

aa
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 được tổ chức trọng thể trên cả nước lần đầu tiên vào ngày 20/11/1982. Ngày 20/11 có hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa lịch sử rất đặc biệt.
vi sao ngay 2011 duoc chon la ngay nha giao viet nam Tại Đức: Tri ân thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
vi sao ngay 2011 duoc chon la ngay nha giao viet nam Ngày Nhà giáo Việt Nam trong con mắt giáo viên nước ngoài
vi sao ngay 2011 duoc chon la ngay nha giao viet nam Ra mắt bộ sách chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày 20/11 là ngày gì?

Ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam, là ngày lễ lớn của toàn dân nhằm tôn vinh công lao, đóng góp không biết mệt mỏi của những thầy cô giáo với nền giáo dục nước nhà. Được coi là ngày hội truyền thống của ngành giáo dục, ngày 20/11 mang ý nghĩa tốt đẹp, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây". Ngoài ra cũng khẳng định sự quan tâm và coi trọng của Đảng và Nhà nước đối với ngành giáo dục.

vi sao ngay 2011 duoc chon la ngay nha giao viet nam
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày tôn vinh, tri ân công lao các thầy cô giáo.

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 có từ khi nào?

Ngày 20/11/1982, lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức trọng thể trên khắp cả nước, trở thành dấu mốc quan trọng mang tính lịch sử của ngành giáo dục Việt Nam.

Cũng kể từ đó, ngày 20/11 trở thành ngày các thế hệ học trò tri ân công lao dạy dỗ của các thầy cô giáo, nhiều hoạt động kỷ niệm được tổ chức nhằm khẳng định và duy trì truyền thống tốt đẹp "tôn sư trọng đạo". Đây cũng là ngày ngành giáo dục cùng đánh giá hiệu quả hoạt động, lên phương án, kế hoạch mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Ngày hiến chương các nhà giáo được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1982, tuy nhiên, thực chất, ngày này có nguồn gốc lịch sử từ vài chục năm trước đó và xuất phát từ ngày kỷ niệm của quốc tế.

Nguồn gốc ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày 20/11 có tên gọi ban đầu là ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" và có nguồn gốc rất lâu đời.

Vào tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris, lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE).

Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương.

Bản “Hiến chương các nhà giáo” có 3 nội dung chủ yếu như sau:

- Đấu tranh chống mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản, phong kiến nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học.

- Đấu tranh thủ tiêu các chế độ bạc đãi, coi khinh nghề dạy học và ra sức bảo vệ những quyền lợi về vật chất, tinh thần chính đáng cho các nhà giáo.

- Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao vị trí nghề dạy học và những người dạy học.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh.

Ngoài ra, Công đoàn Giáo dục Việt Nam cũng muốn giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.

Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Ngày 20/11/1958, ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" lần đầu được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta. Những năm tiếp theo sau đó, ngày này cũng được tổ chức long trọng tại các vùng giải phóng ở miền Nam.

vi sao ngay 2011 duoc chon la ngay nha giao viet nam
Ngày 20/11 thể hiện đạo lý "tôn sư trọng đạo" của người Việt.

Vì sao chọn ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam?

Ngày 20/11 xuất phát từ một nhiệm vụ quốc tế, trải qua thời gian, dần dần chuyển thành ngày hội truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam.

Trong ngày 20/11/1958, lễ kỷ niệm không những được tổ chức tại Hà Nội, mà còn diễn ra từ Vĩnh Linh (giới tuyến quân sự tạm thời giữa ta và địch) đến các vùng biên giới hải đảo.

Từ miền núi đến vùng đồng bằng ở miền Bắc đều có những hoạt động phong phú tại các trường học trên địa bàn huyện, quận, thị xã…

Nhiều thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Bắc gửi lên Hồ Chủ tịch, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ với lời hứa quyết tâm học tập, rèn luyện, nâng cao giác ngộ cách mạng XHCN, ý thức đấu tranh thống nhất nước nhà, xây dựng nhà trường XHCN.

vi sao ngay 2011 duoc chon la ngay nha giao viet nam
Ngày 20/11 xuất phát từ một nhiệm vụ quốc tế, trải qua thời gian, dần dần chuyển thành ngày hội truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam.

Hàng nghìn lá thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam, thông qua đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, đã nói lên lòng sôi sục căm thù Mỹ - Diệm phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, cố tình chia cắt lâu dài nước ta, ủng hộ phong trào đấu tranh của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam Việt Nam; đòi thực hiện một nền giáo dục dân tộc, đòi tăng ngân sách cho giáo dục để mở trường lớp, bảo đảm việc học tập cho học sinh; đấu tranh chống mọi cuộc đàn áp, bắt bớ, tù đày, sát hại những nhà giáo, học sinh, sinh viên yêu nước tại miền Nam Việt Nam và kiên quyết đấu tranh nhằm đem lại hòa bình, độc lập, thống nhất nước nhà…

Hàng năm vào kỷ niệm ngày 20/11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo viên trong vùng tạm chiếm nói riêng, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của giáo viên kháng chiến nói chung.

Khi Việt Nam thống nhất, với ý nghĩa tích cực của ngày 20/11, theo nguyện vọng của giáo giới cả nước, kiến nghị của Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam lần thứ VIII (tháng 4/1982) và Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng Cục dạy nghề, Ủy ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em…, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT, ngày 26/9/1982 quyết định sẽ lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Như đã đề cập ở trên, ngày 20/11/1982 trở thành ngày lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, đầu tiên được tổ chức trên mọi tỉnh thành của Việt Nam.

37 năm đã trôi qua kể từ ngày mang ý nghĩa lịch sử đó, hàng năm cứ đến ngày 20/11, nguồn gốc ra đời của ngày này lại được kể lại, để các thế hệ trẻ có điều kiện tìm hiểu và thêm tự hào về ngành giáo dục.

Quyết định của Hội đồng bộ trưởng số 167-HĐBT ngày 28 tháng 9 năm 1982 về Ngày Nhà giáo Việt Nam

Điều 1. - Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20 tháng 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.

Điều 2. - Để ngày 20 tháng 11 có ý nghĩa thiết thực, hàng năm, từ tháng 10 các cấp chính quyền và đoàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình; kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cần tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và năng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo.

Về phía giáo viên, cần có những hình thức sinh hoạt phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt hơn nhiệm vụ cao cả của mình.

Điều 3. - Việc tổ chức ngày 20 tháng 11 hàng năm do Ủy ban nhân dân và hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp với các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân.

Các cấp, các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc họp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích.

Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương, gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.

Điều 4. - Trong ngày 20 tháng 11, các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và của địa phương.

Hải Vân
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Top con giáp xui xẻo cuối tuần (12-13/10/2024): Ngọ - Mùi thị phi ập tới

Top con giáp xui xẻo cuối tuần (12-13/10/2024): Ngọ - Mùi thị phi ập tới

Con giáp xui xẻo cuối tuần (12-13/10/2024) thị phi ập tới, khiến cho vận trình công danh sự nghiệp của tuổi Mùi không được thuận lợi. Nhiều chuyện ngoài ý muốn xảy ra, con giáp này chưa tìm được cách để ngăn tình hình xấu đi.
Tử vi cuối tuần 12 cung hoàng đạo 12-13/10/2024: Kim Ngưu đón nhiều may mắn bất ngờ

Tử vi cuối tuần 12 cung hoàng đạo 12-13/10/2024: Kim Ngưu đón nhiều may mắn bất ngờ

Tử vi cuối tuần 12 cung hoàng đạo 12-13/10/2024 Kim Ngưu sẽ đón nhận được những điều rất may mắn và rất bất ngờ. Cơ hội có lẽ đang đến với bạn, hãy nên nhanh chóng chớp lấy thời cơ.
Tử vi cuối tuần 12 con giáp 12-13/10/2024: Sửu vượng nhân duyên Hợi đón nhiều tin vui tài lộc

Tử vi cuối tuần 12 con giáp 12-13/10/2024: Sửu vượng nhân duyên Hợi đón nhiều tin vui tài lộc

Tử vi cuối tuần 12 con giáp 12-13/10/2024 là thời điểm vượng nhân duyên đối với tuổi Sửu, mối quan hệ với những người rất hòa nhã tốt đẹp. Bản mệnh đi tới đâu cũng được quý mến và gây ấn tượng tích cực bằng sự chân thành và duyên dáng của mình.
Top con giáp xui xẻo hôm nay 12/10/2024: Mùi có một ngày khó khăn

Top con giáp xui xẻo hôm nay 12/10/2024: Mùi có một ngày khó khăn

con giáp xui xẻo hôm nay 12/10/2024 Mùi có một ngày khó khăn khi nhiều việc không như ý, càng cố kiểm soát tình hình càng cảm thấy rối trí. Lúc này bản mệnh cần sự tĩnh tâm, không ai quấy rầy để được nghỉ ngơi, suy nghĩ tỉnh táo hơn.

Đọc nhiều

Tổ chức MOA khám chữa bệnh cho người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam tại Quảng Nam

Tổ chức MOA khám chữa bệnh cho người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam tại Quảng Nam

Trong hai ngày 11 và 12/10, tại Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, tổ chức Medical Outreach of America (MOA) từ Hoa Kỳ đã tiến hành chương trình khám chữa bệnh dành cho người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Tiếng Việt và hành trình vươn ra thế giới

Tiếng Việt và hành trình vươn ra thế giới

Với khoảng 6 triệu người Việt sinh sống tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là cầu nối văn hóa giữa các thế hệ người Việt với quê hương. Cộng đồng người Việt đang tích cực đóng góp vào sự phát triển văn hóa - xã hội của địa phương nơi họ sinh sống. Nhu cầu bảo tồn và phát huy tiếng Việt như một phần bản sắc dân tộc đang được chú trọng, với tiềm năng để ngôn ngữ này được công nhận chính thức tại nhiều quốc gia.
Ông Lê Văn Trung giữ chức Chủ tịch Ủy ban Hòa bình thành phố Đà Nẵng

Ông Lê Văn Trung giữ chức Chủ tịch Ủy ban Hòa bình thành phố Đà Nẵng

Ngày 11/10, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố tổ chức Hội nghị công bố kết quả hiệp thương về việc miễn nhiệm và bổ sung Chủ tịch Ủy ban Hòa bình thành phố nhiệm kỳ 2019 - 2024.
Hội nghị ASEAN: Đưa Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác

Hội nghị ASEAN: Đưa Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác

Các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc kêu gọi đẩy mạnh nỗ lực sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), đưa Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác.
Hỗ trợ bò giống cho người dân biên giới Việt - Lào: niềm vui "sinh sôi"

Hỗ trợ bò giống cho người dân biên giới Việt - Lào: niềm vui "sinh sôi"

Từ những con bò giống được trao tặng cho bà con hai bên biên giới Việt - Lào, đã có thêm bê con được sinh ra.
Học giả quốc tế chia sẻ kinh nghiệm hợp tác, quản lý biên giới trên đất liền và trên biển

Học giả quốc tế chia sẻ kinh nghiệm hợp tác, quản lý biên giới trên đất liền và trên biển

Ngày 8/10/2024, Hội thảo Quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hoà bình và phát triển” đã diễn ra thành công tại Hà Nội.
Hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhân, cư dân phải đáp ứng tiêu chuẩn nước nhập khẩu

Hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhân, cư dân phải đáp ứng tiêu chuẩn nước nhập khẩu

Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới. Trong đó nêu rõ, hàng hóa trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân, cư dân biên giới phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc và các điều kiện khác theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động