UNCLOS là một văn kiện sống, có khả năng thích ứng với những phát triển mới
Việt Nam là hình mẫu của hợp tác giữa Liên hợp quốc với một quốc gia đang phát triển Chiều ngày 13/7, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc (ĐPV LHQ) tới trình Thư Uỷ nhiệm của Tổng Thư ký LHQ, bắt đầu nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. |
Việt Nam và LHQ ký văn kiện Khung Chiến lược hợp tác phát triển bền vững giai đoạn 2022-2026 Chiều 11/8, tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, được sự ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã ký kết với Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam Pauline Tamesis, thay mặt Liên hợp quốc, văn kiện Khung Chiến lược hợp tác phát triển bền vững (CF) giai đoạn 2022-2026 giữa Chính phủ Việt Nam và các cơ quan thường trú, không thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam. |
Gạt bỏ mưu toan của một số ít quốc gia muốn hạ thấp tầm quan trọng của Công ước
Đại sứ Tommy Koh, Cựu Chủ tịch Hội nghị Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ ba: Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 có 168 quốc gia thành viên, được công nhận trên toàn cầu là bản “Hiến pháp” của các đại dương. Công ước là điều ước quốc tế mẹ về luật biển. Nhiều điều khoản của công ước được công nhận phản ánh tập quán quốc tế và ràng buộc tất cả các quốc gia. Chúng ta phải gạt bỏ mưu toan của một số ít quốc gia muốn hạ thấp tầm quan trọng của Công ước.
Biển Đông được điều chỉnh bởi luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS. Đây là khuôn khổ pháp lý theo đó Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC) đang được đàm phán. COC phải phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.
Đại sứ Tommy Koh, Cựu Chủ tịch Hội nghị Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ ba chia sẻ tại hội thảo. |
Vấn đề thẩm quyền xét xử một vụ việc sẽ do Toà án hoặc Toà trọng tài, chứ không phải do quốc gia thành viên quyết định. Bất kỳ quyết định nào của toà án hoặc trọng tài sẽ là quyết định cuối cùng và phải được tất cả các bên tranh chấp tuân thủ. Nói cách khác, một quốc gia thành viên không thể đơn phương quyết định rằng toà án hoặc toà trọng tài không có thẩm quyền xem xét một vụ việc.
Một phương thức giải quyết tranh chấp theo UNCLOS chưa được biết đến nhiều và mới được áp dụng một lần, đó là hoà giải bắt buộc. Không giống như một trọng tài và xét xử, hoà giải không mang tính đối đầu. Kết quả của hoà giải là đôi bên cùng có lợi, không có bên thắng, bên thua. Đơn cử Đông Timor đệ trình tranh chấp với Australia liên quan đến ranh giới biển của họ ở Biển Timor lên cơ chế hoà giải bắt buộc, theo điều 298 và Phụ lục V của UNCLOS. 5 hoà giải viên đã thành công trong việc đề xuất các thoả hiệp được cả hai bên chấp thuận. Kết thúc có hậu là Australia và Đông Timor ký một hiệp ước mới giải quyết các tranh chấp của họ ở biển Timor.
UNCLOS đã vượt qua thử thách thời gian. Công ước đã thay hỗn loạn và xung đột bằng hoà bình và trật tự. Công ước đã thúc đẩy pháp quyền. Công ước đã củng cố tầm quan trọng của việc giải quyết hoà bình các tranh chấp. Đồng thời, UNCLOS là một văn kiện sống, có khả năng thích ứng với những phát triển mới. Năm 1995, chúng ta đã thông qua một thoả thuận theo UNCLOS về đàn cá lưỡng cư và di cư xa. Tiến trình đàm phán hiện tại về BBNJ (các Phiên họp liên chính phủ xây dựng văn kiện quốc tế có tính chất ràng buộc về bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học biển tại các vùng biển ngoài quyền tài phán quốc gia), sau khi kết thúc thành công, sẽ được ghi nhận tại một thoả thuận trong khuôn khổ UNCLOS. Nói một cách đơn giản UNCLOS vẫn tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu của mình.
Cùng giải quyết vấn đề an toàn và an ninh hằng hải
Ông Vladimir Jares, Vụ trưởng Vụ các vấn đề về Biển và Đại dương, Văn phòng Pháp lý, Ban Thư ký Liên hợp quốc: Đã 40 năm kể từ khi Công ước được thông qua và ký mở. Công ước là một văn kiện quan trọng, đầu đầu tiên chế độ toàn diện cho tất cả các không gian trên biên, bao gồm vùng biển nằm trong cũng như nằm ngoài phị vi tài phán quốc gia. Một trong nhiều thành tựu quan trọng của Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ ba về Luật biển kéo dài tới 9 năm thể hiện trong Công ước là: điều chỉnh các vấn đề liên quan tới tự do hàng hải. Sự đống góp của các nước tại Hội nghị này cũng như trong nhiều năm sau đó là vô cùng quan trọng trong sự phát triển của Luật biển. Công ước đã cung cấp giải pháp thoả đáng cho rất nhiều vấn đề bất đồng.
Ngày nay cũng như trong quá khứ, Công ước rất quan trọng trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, và đó là một rong những đóng góp quan trọng nhất của Công ước. Hàng năm, Đại hội đồng Liên hợp quốc công nhận đóng góp đặc biệt quan trọng của Công ước cho việc củng cố hoà bình, an ninh, hợp tác và quan hệ thân thiện giữa tất cả các quốc gia phù hợp với nguyên tắc công lý, quyền bình đẳng, và đóng góp đối với thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội của tất cả các dân tộc trên thế giới theo các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc cũng như phát triển bền vững của các đại dương và biển.
Ông Vladimir Jares, Vụ trưởng Vụ các vấn đề về Biển và Đại dương, Văn phòng Pháp lý, Ban Thư ký Liên hợp quốc chia sẻ trực tuyến tại hội thảo. |
Hằng năm trên cơ sở rà soát toàn diện về phát triển, dựa trên các báo cáo của Tổng thư ký Liên hợp quốc về biển, Đại hội đồng đưa ra những hướng dẫn chính sách xuyên suốt nhiều lĩnh vực.
Sự phát triển của Luật biển vẫn đang diễn ra thông qua các cơ quan liên chính phủ có thẩm quyền như: Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, Tổ chức Hàng hải quốc tế, Uỷ ban Liên chính phủ về hải dương học của UNESSCO và chương trình Môi trường Liên hợp quốc. Rất nhiều tiến trình được Đại hội đồng đã thành lập để hỗ trợ đánh giá sự phát triển về biển và đại dương. Tôi xin đề cập tới Tiến trình tham vấn không chính thức của Liên hợp quốc về đại dương và luật biển, và Hội nghị lần tới của tiến trình năm 2023 sẽ tập trung vào chủ đề “Công nghệ biển mới: Thách thức và cơ hội”. Việt Nam đã đóng góp thiết yếu, quan trọng trọng việc thúc đẩy chủ đề này.
Trong số những chủ đề chủ chốt quan trọng đối với các quốc gia là chủ đề về an toàn và an ninh hằng hải, chống các tội phạm trên biển, bao gồm cướp biển…. Ngoài ra có những thách thức mới, ví dụ vấn đề bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng ngoài quyền tài phán quốc gia. Tiến trình Hội nghị liên chính phủ về vấn đề này, sẽ tiến tới thông qua một văn kiện quốc tế mới trong khuôn khổ pháp lý liên quan. Tiến trình này sẽ tác động đến rất nhiều tổ chức toàn cầu và khu vực.
Nhân dịp 40 năm kỉ niệm Công ước, chúng tôi mong muốn tiếp tục phối hợp với các đối tác, các bên liên quan, khách hàng, đặc biệt là các quốc gia ven biển, và hoàn toàn cam kết hỗ trợ các nước thành viên thực hiện mục tiêu được đưa ra bởi Công ước và các điều ước quốc tế liên quan.
UNCLOS cung cấp một khuôn khổ linh hoạt cho quản trị quốc tế đối với các hoạt động trên biển
Thẩm phán Albert Hoffman, Chánh án Toà án Luật biển quốc tế: Tại toà án quốc tế về luật biển, công ước đã tạo thành xương sống cho công việc của chúng tôi và bản sao của văn bản cơ bản có thể được tìm thấy trên bàn làm việc của mọi thẩm phán và cán bộ pháp lý. Tôi mong nhìn tới tương lai và lần đầu tiên phản ánh về khả năng của Công ước trong việc điều chỉnh các vấn đề pháp lý và thứ hai về giới hạn của Công ước về việc này…
Ngày nay, sự thành công của Công ước phần lớn nằm ở chỗ cung cấp một khuôn khổ linh hoạt cho quản trị quốc tế đối với các hoạt động trên biển. Các toà an và Toà trọng tài được thành lập theo Công ước có vai trò chủ chốt trong việc giải thích và áp dụng các quy tắc của Công ước cho các câu hỏi pháp lý mới. Toà án luật biển đã tiếp tục giải quyết các khía cạnh quan trọng của việc khai thác tài nguyên cho dù là đánh cá hay khai thác tài nguyên phi sinh vật trong khu vực phân định biển và bảo vệ và giữ gìn môi trường biển.
Vẫn tồn tại những lỗ hổng trong thể chế quản trị đại dương cần được giải quyết. Điều này đặt ra câu hỏi làm thế nào khuôn khổ của Công ước có thể được bổ sung khi cần.
Đẩy mạnh hơn nữa hợp tác quốc tế về biển đảo Trước mắt lẫn lâu dài, một trong những cách bảo vệ tốt nhất lợi ích quốc gia dân tộc trên biển là sự chủ động và tích cực hơn nữa trong mở rộng và tăng cường hợp tác biển, biến Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển. |
Kỷ niệm 40 năm công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS) Ngày 8/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức Hội thảo quốc tế Kỷ niệm 40 năm công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS). Hội thảo có sự tham dự của 150 đại biểu đến từ Việt Nam và quốc tế. |