Từ 2021: Bỏ một số phụ cấp của công chức, viên chức
Từ 2021, 3 đối tượng vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên gồm những ai? |
Lương Bộ trưởng, sau đợt tăng từ 1/7 lên hơn 15 triệu đồng |
Từ 2021 sẽ bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (Ảnh minh hoạ: LĐ) |
Nghị quyết 27 nêu rõ: Từ 1/7/2020, cán bộ, công chức, viên chức nhận lương theo mức lương cơ sở mới là 1,6 triệu đồng/tháng. Từ năm 2021, khi áp dụng chính sách cải cách tiền lương mới thì các đối tượng này sẽ bị mất nhiều khoản thu nhập. Cụ thể, sẽ bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu); phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp công tác Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, phụ cấp công vụ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
Những khoản phụ cấp sẽ bị bãi bỏ gồm:
- Phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để đảm bảo tương quan tiền lương với cán bộ, công chức)
- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ)
- Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản)
- Phụ cấp độc hại nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề)
Riêng giáo viên, việc bỏ phụ cấp thâm niên đã được quy định cụ thể tại điều 76 Luật Giáo dục 2019: Nhà giáo… được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ. Trong khi Luật Giáo dục năm 2005 sửa đổi, bổ sung quy định giáo viên được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác. Do đó, từ 1-7-2020, khi Luật Giáo dục chính thức có hiệu lực, giáo viên đã không còn được hưởng phụ cấp thâm niên nữa.
Như vậy, đến năm 2021, sẽ chỉ còn 7 khoản phụ cấp được tiếp tục thực hiện gồm: Phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp lưu động, phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng, phụ cấp đặc thù với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu).
Bên cạnh đó, Nghị quyết 27 cũng quy định bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của công chức, viên chức có nguồn gốc ngân sách Nhà nước như: Tiền bồi dưỡng họp; Tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; Hội thảo… và khoán các chế độ ngoài lương như: tiền xăng xe, điện thoại, không gắn lương công chức, viên chức với việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy định chính sách, chế độ không có tính chất lương.
Từ 2021, bỏ hợp đồng lao động thời vụ Theo quy định tại điều 20 Bộ Luật Lao động 2019, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng một trong các loại: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, là loại hợp đồng mà hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng lao động xác định thời hạn, là loại hợp đồng mà hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Như vậy, từ 1/1/2021 khi Bộ Luật Lao động 2019 chính thức được áp dụng thì hợp đồng thời vụ sẽ không còn. Mọi quan hệ lao động với công việc dưới 36 tháng đều được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn, kể cả những công việc chỉ thực hiện trong một vài tháng. |
Công chức, viên chức trường hợp nào thì bị tinh giản biên chế? Dưới đây là 7 trường hợp công chức, viên chức không đủ chuyên môn, năng lực, trình độ, không hoàn thành nhiệm vụ nhiều năm ... |
Từ tháng 7, công chức nhận tiền của người vi phạm sẽ bị buộc thôi việc Từ 1/7, công chức, viên chức có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm ... |
Bảng lương cán bộ, công chức, viên chức sau khi tăng lương cơ sở từ 1/7/2020 Mức lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng từ 1/7/2020, kéo theo đó là hàng loạt quyền lợi của cán bộ, công chức, viên ... |