Từ 12/3, 5 tỉnh và thành phố áp dụng nộp phạt vi phạm giao thông qua mạng
Thủ tục nộp phạt vi phạm giao thông mới nhất năm 2020 |
Mất biên bản xử phạt vi phạm giao thông nộp phạt thế nào? |
Từ ngày 12/3 Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và tỉnh Bình Thuận sẽ triển khai thí điểm đề án nộp phạt vi phạm giao thông qua mạng.
Dự kiến đến quý III-2020, việc nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông qua mạng sẽ được triển khai toàn quốc.
Trước khi chính thức triển khai áp dụng ở 5 tỉnh và thành phố, các đơn vị, cán bộ sẽ được Cục CSGT (Bộ Công an) cài đặt và tập huấn sử dụng phần mềm nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
Chiến sĩ CSGT TP Đà Nẵng tập huấn xử phạt qua mạng. (Ảnh: Hải Hiếu/ PLO) |
Ngày 3/3, theo thông tin từ báo PLO, Thượng tá Hoàng Tiến Sỹ (Phó phòng CSGT, Công an TP Đà Nẵng) cho biết việc tập huấn và phần mềm nộp phạt trên sẽ hoàn tất trước ngày 10/3.
Theo đó, thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, người dân có thể tra cứu biên bản vi phạm, số tiền phải nộp và đóng phạt online qua tài khoản ngân hàng điện tử. Sau khi đóng phạt, người dân sẽ có một biên lai đã nộp phạt điện tử.
Trước đây, người vi phạm phải trực tiếp đến các đội, trạm, phòng CSGT để nhận quyết định xử phạt mới biết số tiền phải đóng phạt, đến kho bạc nộp, sau đó quay về trình biên lai đã đóng tiền từ kho bạc rồi mới được nhận lại giấy tờ, phương tiện.
"Nay người dân chỉ cần đến nhận quyết định xử phạt, biết số tiền phải nộp và đóng phạt qua mạng. Sau đó, đúng thời hạn trả đăng ký, giấy phép lái xe hoặc phương tiện thì chỉ cần đến các đội, trạm, phòng CSGT để nhận lại giấy tờ, phương tiện. Như vậy, khi đã đóng phạt qua mạng sẽ giảm bớt được bước phải đến kho bạc đóng phạt” - Thượng tá Sỹ nói.
Theo Trung tá Vũ Anh Điệp - Phó Trưởng phòng Tuyên truyền và điều tra, để nộp phạt vi phạm giao thông qua mạng, người vi phạm làm theo hướng dẫn sau.
- Truy cập vào cổng dịch vụ công tại địa chỉ: https://dichvucong.gov.vn/
- Khai báo các thông tin liên quan. Người dân phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin (địa chỉ liên hệ, số điện thoại…).
- Thực hiện việc nộp phạt.
“Để tránh sai sót, khi nộp tiền vi phạm trên cổng dịch vụ công, người dân cũng cần kiểm tra cẩn thận tài khoản ngân hàng, các chứng từ liên quan...” - ông Điệp nói.
Đề xuất tăng mức xử phạt vi phạm giao thông lên tới 75 triệu đồng Một trong 10 lĩnh vực được đề xuất sửa mức phạt tiền là giao thông đường bộ, theo đó, mức xử phạt tối đa có thể ... |
Bộ Tài chính: Toàn bộ tiền xử phạt vi phạm giao thông sẽ nộp vào ngân sách nhà nước Ngày 7/1, Bộ Tài chính đã thông tin liên quan đến số tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. |
Video: CSGT Hà Nội dùng tiếng Anh, giải thích vi phạm cho du khách nước ngoài Chiều tối ngày 7/1, tại nút Cửa Nam - Điện Biên Phủ (Hà Nội), một nam thanh niên quốc tịch Nga vi phạm giao thông nhưng ... |