Tsim Sha Tsui ở Hồng Kông là khu vực có giá thuê mặt bằng bán lẻ đắt nhất tại châu Á – Thái Bình Dương
ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG – Media OutReach – Theo Báo cáo Đường phố chính ở châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific Main Streets) mới nhất của Cushman & Wakefield, có tới 2/3 khu vực bán lẻ tập trung ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương chứng kiến giá thuê giảm trong năm 2020, trong đó Causeway Bay ở Hồng Kông có mức giảm mạnh nhất ở mức 43% so với năm 2019. Causeway Bay đã đứng số 1 trên toàn cầu về giá trị cho thuê bán lẻ trong 2 năm qua. Tuy nhiên, vị trí của nó đã được Tsim Sha Tsui tiếp quản trong năm 2020. Giá thuê bán lẻ lần lượt giảm 42% và 35% so với năm 2019 đối với khu Central và Tsim Sha Tsui. Tính trung bình, giá trị cho thuê mặt bằng bán lẻ trên toàn Hồng Kông đã giảm 38% trong năm 2020.
Ông Kevin Lam, Giám đốc điều hành, Trưởng bộ phận Dịch vụ bán lẻ của Cushman & Wakefield Hồng Kông, cho biết: “Sự đa dạng về quyền sở hữu là điểm khác biệt chính về hiệu suất cho thuê bán lẻ giữa Tsim Sha Tsui và Causeway Bay. Quyền sở hữu của đường Canton ở Tsim Sha Tsui, khu mua sắm chính, tập trung hơn khi so sánh với đường Russell của Causeway Bay. Trong thời kỳ khủng hoảng, quyền sở hữu tập trung cho phép thực hiện các biện pháp linh hoạt hơn để giữ chân người thuê, do đó duy trì việc kết hợp thương mại ổn định hơn với nhóm các thương hiệu nổi tiếng có tác động thương hiệu tối ưu. Với việc du lịch quốc tế có thể trở lại trạng thái bình thường vào cuối năm 2021, cùng với sự kết hợp thương mại ổn định, chúng tôi kỳ vọng hiệu suất cho thuê bán lẻ sẽ phục hồi đầu tiên ở khu Tsim Sha Tsui vì lý do tương tự”.
Tuy nhiên, lĩnh vực bán lẻ ở Trung Quốc đại lục có ít gián đoạn nhất trong số tất cả các thị trường trong khu vực, với mức giảm giá thuê trung bình là 5%. Trái ngược với Khu Trung tâm thương mại của Bắc Kinh có giá thuê giảm 14% trong năm 2020, còn quận Luohu ở Thâm Quyến có mức tăng giá thuê cửa hàng bán lẻ lớn nhất là 5%.
Ông Keith Chan, Giám đốc kiêm Trưởng Bộ phận Nghiên cứu của Cushman & Wakefield Hồng Kông, nhận xét: “Hồng Kông vẫn ở vị trí hàng đầu bất kể giá thuê bán lẻ trung bình giảm 38%. Trong năm 2020, giá thuê cửa hàng bán lẻ ở Tsim Sha Tsui vẫn cao hơn tới 31% so với Ginza của Tokyo (Nhật Bản), đứng ở vị trí thứ 2. Điều này phản ánh giá thuê mặt bằng bán lẻ đặc biệt cao ở Hồng Kông, bất kể đại dịch COVID-19 bùng phát và suy thoái kinh tế”.
Tiến sĩ Dominic Brown, Trưởng bộ phận Nghiên cứu & Phân tích của Cushman & Wakefield châu Á – Thái Bình Dương lưu ý: “Chúng tôi thấy ít thay đổi trong bảng xếp hạng chi phí thuê mặt bằng cửa hàng bán lẻ ở châu Á – Thái Bình Dương, ít nhất là đối với 10 thành phố hàng đầu, với Hồng Kông, Tokyo, Sydney, Seoul và Osaka duy trì sự thống trị của họ ở đầu danh sách”.
Các khu vực bán lẻ có giá thuê mặt bằng đắt nhất theo thị trường, được xếp hạng theo giá thuê trong quý 4 năm 2020 (USD / feet vuông / năm)
XẾP HẠNG NĂM 2020 | XẾP HẠNG NĂM 2019 | THỊ TRƯỜNG | KHU VỰC | GIÁ THUÊ |
1 | 1 | Hồng Kông | Tsim Sha Tsui | 1.607 USD |
2 | 2 | Tokyo | Ginza | 1.223 USD |
3 | 3 | Sydney | Pitt Street Mall | 974 USD |
4 | 5 | Seoul | Myeongdong | 930 USD |
5 | 4 | Osaka | Shinsaibashisuji / Midosuji | 805 USD |
6 | 6 | Thượng Hải | West Nanjing Road | 600 USD |
7 | 7 | Bắc Kinh | Các phố trung tâm | 500 USD |
8 | 8 | Nam Kinh | Xinjiekou | 470 USD |
9 | 9 | Melbourne | Bourke Street | 422 USD |
10 | 10 | Singapore | Orchard Road | 421 USD |
Xu hướng bán lẻ ở châu Á
- Chủ nghĩa địa phương trỗi dậy – Người mua sắm đã ủng hộ nhiều hơn các doanh nghiệp địa phương để giúp họ tồn tại,vượt qua đại dịch COVID-19. Trong một cuộc khảo sát toàn cầu năm 2020 với 8.000 người tiêu dùng tham gia do Rakuten Advertising thực hiện, 50% hộ gia đình trả lời rằng, họ đã mua nhiều hơn từ các doanh nghiệp địa phương. Hơn nữa, người tiêu dùng ở châu Á – Thái Bình Dương có nhiều khả năng tránh mua hàng trực tuyến quốc tế hơn, thể hiện sở thích tiêu tiền trong nước.
- Sự phát triển của thương mại điện tử – Đại dịch COVID-19 chắc chắn đã làm gia tăng hoạt động bán lẻ trực tuyến khi các biện pháp cách ly xã hội được áp dụng và những lo ngại về sức khỏe đã đẩy người mua sang các nền tảng kỹ thuật số. Đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, vốn đã là một khu vực ưa chuộng kỹ thuật số, sự phát triển của thương mại điện tử không có gì ngạc nhiên. Theo e-marketer, khu vực này chiếm 64% thị phần thương mại điện tử toàn cầu, với 2.500 tỷ USD trong tổng số 3.900 tỷ USD trên toàn cầu.
- Theo Bain & Company, đại dịch COVID-19 cũng đã làm thay đổi lĩnh vực hàng xa xỉ với tỷ lệ mua hàng xa xỉ trực tuyến tăng từ 12% vào năm 2019 lên 23% vào năm 2020. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để nhận định liệu đây có phải là một sự thay đổi có hiệu lực tạm thời hay bắt đầu sự chấp nhận rộng rãi hơn nhiều về hình thức bán lẻ trực tuyến đối với hàng xa xỉ. Trong khi người tiêu dùng hàng xa xỉ thường thích mua hàng tại cửa hàng để tận hưởng dịch vụ chất lượng cao đi kèm, thì sự xuất hiện ngày càng nhiều của tiếp thị đa kênh sẽ có tác động đến sự phát triển của lĩnh vực hàng xa xỉ.
Dự báo cho tương lai
Lĩnh vực bán lẻ đang phải đối mặt với một số xu hướng cơ cấu và chu kỳ quan trọng nhất trong tất cả các lĩnh vực bất động sản; một số trong số đó đã được sử dụng trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, trong khi một số khác đã xảy ra do những hạn chế nhanh chóng và nghiêm ngặt đối với việc di chuyển dân cư trong nước và khu vực. Những vấn đề như vậy đã có tác động không cân xứng đến các điểm đến bán lẻ cao cấp. Không có khả năng các khu vực bán lẻ này sẽ ngay lập tức trở lại hoạt động bình thường ở mức trước khi đại dịch COVID – 19 bùng phát, vì tốc độ phục hồi của du lịch quốc tế chậm, nhưng đồng thời điều đó không có nghĩa là chúng sẽ mất dần sự phù hợp. Những tiến bộ đạt được trong việc triển khai các chương trình vaccine trên toàn cầu và việc dần dần trở lại trạng thái bình thường cũng sẽ góp phần vào sự phục hồi chung của lĩnh vực bán lẻ.
Đối với bán lẻ, trong ngắn hạn, điều này có nghĩa là chi tiêu của người tiêu dùng sẽ có sự phân hóa lớn hơn; với các khái niệm định hướng giá trị tiếp tục phát triển mạnh mẽ và bán lẻ cao cấp phục hồi nhanh chóng hơn. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, lĩnh vực bán lẻ hàng xa xỉ toàn cầu nhìn chung đã phục hồi trong khoảng thời gian từ 12 đến 18 tháng. Bằng chứng từ Trung Quốc vào năm 2020 ủng hộ quan điểm này, điều này sẽ cung cấp sự lạc quan cho lĩnh vực xa xỉ.
Mặc dù có thể hiểu được sự tập trung vào các mối quan tâm và khó khăn hiện tại, nhưng sẽ thật thiếu sót nếu không để mắt đến các cơ hội dài hạn hơn. Trong thập kỷ tới, nền kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ tiếp tục vượt xa phần còn lại của thế giới và tăng trưởng từ 36% lên 40%. Dự báo, tầng lớp trung lưu sẽ tăng hơn 1,5 tỷ người so với cùng kỳ. Những xu hướng này cùng với thực tế là nhiều thị trường trong khu vực, đặc biệt là ở Đông Nam Á, vẫn chưa được phục vụ bởi không gian sàn bán lẻ vật lý làm nổi bật các cơ hội được cung cấp ngoài các điều kiện bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Thông tin về Cushman & Wakefield
Cushman & Wakefield (có cổ phiếu giao dịch tại Sàn giao dịch chứng khoán NYSE, New York, Mỹ, với mã chứng khoán: CWK) là công ty hàng đầu thế giới chuyên cung cấp các dịch vụ bất động sản, mang lại giá trị đặc biệt cho những người sở hữu và sinh sống tại các bất động sản. Cushman & Wakefield là một trong những công ty dịch vụ bất động sản lớn nhất với khoảng 53.000 nhân viên tại 400 văn phòng ở 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trên khắp Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Macau, Cushman & Wakefield có 22 văn phòng đang phục vụ các thị trường địa phương.
Công ty đã giành được bốn giải thưởng hàng đầu trong Khảo sát Euromoney năm 2017, 2018 và 2020 trong các hạng mục: Tổng thể, Đại lý cho thuê/ Bán hàng, Định giá và Nghiên cứu ở Trung Quốc. Năm 2020 công ty có doanh thu 7,8 tỷ USD từ các dịch vụ cốt lõi là tài sản, cơ sở vật chất và quản lý dự án, cho thuê, thị trường vốn, định giá và các dịch vụ khác. Để tìm hiểu thêm, hãy truy cập www.cushmanwakefield.com.hk hoặc theo dõi trên LinkedIn (https://www.linkedin.com/company/cushman-&-wakefield-greater-china)