Trường hợp nào bị xóa tên khỏi danh sách ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND?
Ảnh minh họa |
Cụ thể, theo quy định tại Điều 60 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu HĐND 2015, người có tên trong danh sách chính thức những người ứng cử ĐBQH đã được Hội đồng bầu cử quốc gia công bố mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị khởi tố bị can, bị bắt, giữ vì phạm tội quả tang, bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bầu cử thì Hội đồng bầu cử quốc gia xóa tên người đó trong danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
Người có tên trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND đã được Ủy ban bầu cử công bố mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị khởi tố bị can, bị bắt, giữ vì phạm tội quả tang, bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bầu cử thì Ủy ban bầu cử, sau khi thống nhất ý kiến với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, quyết định xóa tên người đó trong danh sách những người ứng cử đại biểu HĐND.
Ngoài ra, Khoản 5, Điều 30, Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND cũng có quy định về trường hợp xóa tên khỏi danh sách cử tri:
Người đã có tên trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Tòa án tước quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì Ủy ban nhân dân cấp xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.
Đang xem xét xóa tên 1 ứng viên ĐBQH tại Hà Nội Theo nguồn tin của Lao Động, Vietnamnet, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã phát phiếu xin ý kiến các thành viên về việc xóa tên ông Nguyễn Quang Tuấn, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội trong danh sách ứng viên ứng cử ĐBQH tại Hà Nội do liên quan đến một vụ án mà cơ quan công an đang điều tra. Trước đó, Bộ Công an đã có quyết định khởi tố vụ án, bắt tạm giam 7 người liên quan đến các gói thầu thiết bị mua sắm tại Bệnh viện Tim Hà Nội. |
Sẵn sàng cho ngày hội lớn Trong lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu (ngày 5/1/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng 11 chữ “ngày mai” để quốc dân hiểu rõ về “ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình”. Trải qua nhiều kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, các công dân - cử tri đã ý thức được quyền thiêng liêng và nghĩa vụ, trọng trách của công dân một dân tộc độc lập, tự do, dân chủ, đã tham gia vào quá trình chuẩn bị cho cuộc bầu cử, thực hiện quyền và nghĩa vụ ấy trong ngày bầu cử - “ngày hội non sông”. |
Hội nghị tiếp xúc cử tri tổ chức khi nào, bao gồm các nội dung gì? Hội nghị tiếp xúc cử tri là nơi để các ứng viên đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại nơi mình ứng cử. Đây cũng là một trong 2 hình thức vận động bầu cử. |